Quỹ đầu tư 2012: “Không có giây phút bình yên”
Nhận định từ các nhà điều hành quỹ vẫn cho rằng, 2012 là năm khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2012 ghi dấu ấn trong nhóm các quỹ đầu tư bằng việc Quỹ Tầm nhìn thanh lý quỹ với mức lỗ 9%, được coi là thành công so với mức lỗ 80% của thị trường. Mặc dù thống kê vẫn cho thấy một số quỹ đạt giá trị tài sản ròng tăng so với cuối năm 2011, nhưng chính nhận định từ các nhà điều hành quỹ vẫn cho rằng, 2012 là năm khó khăn nhất từ trước tới nay của thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Không có giây phút bình yên”
“Đã làm nghề quản lý quỹ hay làm lãnh đạo các công ty chứng khoán, chúng ta không bao giờ có giây phút bình yên. Tôi tin rằng đến lúc chúng ta không làm nghề này nữa mới ngủ ngon được”. Đó là tâm sự của ông Trần Thanh Tân, Chủ tịch Câu lạc bộ quản lý quỹ, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM.
Quản lý khối tài sản lớn và được coi là các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường, các quỹ đầu tư luôn chịu sức ép lớn từ phía cổ đông cũng như sự đánh giá từ dư luận. “Chỉ hơn 1 tháng trước tôi đã rất tự hào vì các quỹ của tôi đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn, VF4 chiếm 15%, VF1 khoảng 20% nhưng hiện tại thì lại mất ngủ vì khi thị trường lên chúng ta không đầu tư kịp, và rồi chúng ta lại mất ngủ vì chưa bán khi thị trường xuống. Tôi mong rằng nhận được sự cảm thông của tất cả quý vị vì chúng ta là những người dũng cảm cuối cùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Tân tâm sự tại hội nghị ngành chứng khoán vừa qua.
Thống kê năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện trên thị trường có 47 công ty quản lý quỹ với tổng số vốn điều lệ 3.126 tỷ đồng. Nhưng mới có 15 công ty thực hiện quản lý 22 quỹ đầu tư, trong đó có 16 quỹ thành viên và 6 quỹ đại chúng. Tổng khối tài sản quản lý là 98.000 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2011.
Kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư năm 2012 không đồng đều. Có 4/6 quỹ đại chúng và 11/16 quỹ thành viên có giá trị tài sản ròng tăng so với cuối năm 2011. So với biến động của thị trường, chưa hẳn các quỹ này đã đạt mức lợi nhuận được coi là tốt. VN-Index năm 2012 tăng khoảng 17,7% so với năm 2011 và HNX-Index giảm 2,8%.
Tổng hợp báo cáo hoạt động của các công ty quản lý quỹ cũng cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Nhóm các công ty hoạt động tốt – tạm phân thành nhóm A – bao gồm 33 công ty có lãi. Nhóm B gồm 14 công ty nhỏ hoạt động cầm chừng, thua lỗ. Trong nhóm B có 3 công ty không đủ điều kiện duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính và cơ quan quản lý đang rà soát để đưa các công ty này vào diện kiểm soát đặc biệt. Diện mạo của ngành quản lý quỹ cũng khá giống các công ty chứng khoán, với sự phân chia thị phần rõ rệt. Trong nhóm A, có 25/33 công ty trực thuộc ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quản lý tới 83,4% giá trị tài sản của cả ngành.
Với lợi thế là các công ty trực thuộc, nhiều công ty quản lý quỹ có được nguồn vốn ủy thác lớn. Số liệu của cơ quan quản lý ghi nhận tổng mức ủy thác vốn của các ngân hàng tại công ty quản lý quỹ khoảng 24.000 tỷ đồng. Ủy thác vốn cũng là một trong những vấn đề “đau đầu” của cơ quan quản lý phải xử lý trong năm 2012. Ủy ban Chứng khoán năm qua đã tiến hành kiểm tra gần 20 công ty và đã có 5 công ty bị xử phạt do vi phạm quy định pháp luật, 3 công ty bị xử phạt do không thực hiện các hoạt động khắc phục sau kiểm tra. Vấn đề ủy thác vốn trên thực tế là hoạt động cho vay nhưng từ đó lại quay lại ngân hàng mẹ và công ty con của ngân hàng mẹ.
“Tài sản ủy thác của khách hàng sử dụng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư có sự suy giảm đáng kể. Việc tăng cường quản lý hoạt động của các ngân hàng đã dẫn tới việc suy giảm này và tất yếu có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các công ty quản lý quỹ”, ông Tân nhận xét.
Cảm nhận của người trong cuộc, ông Tân cũng cho biết các quỹ đều đang đứng trước áp lực rút vốn. Các quỹ tới thời hạn giải thể đã không thể kéo dài được thời gian tồn tại. Việc khan hiếm vốn tại các doanh nghiệp đồng thời làm tăng áp lực rút vốn và làm suy giảm đáng kể cơ hội huy động vốn mới. Quá trình triển khai các sản phẩm mới không khả quan. Các quỹ đang được hình thành đều có quy mô vốn ban đầu nhỏ và mức độ quan tâm của nhà đầu tư cá nhân tới các sản phẩm quỹ là rất thấp.
Hi vọng làn gió mới
Chia sẻ về một năm chật vật đối với các quỹ đầu tư, đại diện Công ty Quản lý quỹ SSI thừa nhận năm 2012 các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn: không huy động được bất kỳ quỹ mới nào, nhiều công ty chưa có quỹ để quản lý, các công ty phải chịu lỗ lớn hoặc chỉ có mức lãi rất khiêm tốn, một bộ phận không nhỏ công ty chấp nhận hoạt động cầm chừng với mục đích duy trì giấy phép chờ đợi thị trường khởi sắc trở lại.
Còn đại diện VFM thì cho biết: “chúng ta đã đi qua thị trường gần 5 năm khó khăn, sức chịu đựng của chúng ta đã gần hết và tôi có lần tâm sự rằng nếu có một cuộc khủng hoảng nữa xảy ra thì có lẽ chịu không nổi”!
Mặc dù vậy, các nhà quản lý quỹ vẫn hi vọng những chuyển biến mới có thể vực dậy thị trường, đặc biệt là lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư. “Giai đoạn 2012-2015, sự phát triển của ngành quản lý quỹ sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thành công quỹ mở và các quỹ hưu trí”, ông Tân nhận định.
Đại diện Công ty Quản lý quỹ SSI thì cho rằng, năm 2013, ngành quản lý quỹ sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. “Các công ty quản lý quỹ sẽ phải đa dạng hóa các sản phẩm quỹ đầu tư và các sản phẩm quản lý danh mục đầu tư như quỹ mở, quỹ hưu trí, quỹ hoán đổi danh mục, quản lý tài sản cá nhân, các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Các quỹ cũng sẽ phải tập trung hơn vào thị trường nội địa, nơi vẫn còn nhiều tiềm năng để huy động quỹ, phát triển các sản phẩm mà các công ty trước nay vẫn chưa tập trung phát triển như nghiệp vụ quản lý tài sản cá nhân”.
Thông điệp chính mà các nhà quản lý quỹ kỳ vọng và gửi đến cơ quan quản lý là cần sớm hoàn thiện các chính sách hướng dẫn với các sản phẩm quỹ mới, áp dụng các ưu đãi về thuế đối với quỹ, nới lỏng sở hữu của các quỹ nước ngoài trên thị trường, gỡ bỏ các tỉ lệ sở hữu đối với các quỹ thành lập tại Việt Nam…
“Chúng tôi cho rằng năm 2013 sẽ là năm có sự vận động tích cực từ các công ty quản lý quỹ cho việc chuẩn bị một giai đoạn phát triển mới với định hướng cung cấp các sản phẩm đầu tư dài hạn dựa trên nền tảng quỹ mở. Nếu các sản phẩm phục vụ hưu trí được hình thành sẽ mở ra một giai đoạn mới cho việc phát triển chung của ngành”, ông Tân nói.
Một khởi đầu khá thuận lợi đối với ngành quản lý quỹ là trong tháng 12 vừa qua, cùng với việc quỹ đóng đầu tiên (VFMVFA) tuyên bố chuyển đổi sang quỹ mở thì có tới 2 quỹ mở khác được cấp phép chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng là Quỹ đầu tư bảo thịnh Vinawealth và Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam (ngày 14/12). Cả hai quỹ này đều có vốn huy động tối thiểu là 50 tỷ đồng.
“Không có giây phút bình yên”
“Đã làm nghề quản lý quỹ hay làm lãnh đạo các công ty chứng khoán, chúng ta không bao giờ có giây phút bình yên. Tôi tin rằng đến lúc chúng ta không làm nghề này nữa mới ngủ ngon được”. Đó là tâm sự của ông Trần Thanh Tân, Chủ tịch Câu lạc bộ quản lý quỹ, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM.
Quản lý khối tài sản lớn và được coi là các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường, các quỹ đầu tư luôn chịu sức ép lớn từ phía cổ đông cũng như sự đánh giá từ dư luận. “Chỉ hơn 1 tháng trước tôi đã rất tự hào vì các quỹ của tôi đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn, VF4 chiếm 15%, VF1 khoảng 20% nhưng hiện tại thì lại mất ngủ vì khi thị trường lên chúng ta không đầu tư kịp, và rồi chúng ta lại mất ngủ vì chưa bán khi thị trường xuống. Tôi mong rằng nhận được sự cảm thông của tất cả quý vị vì chúng ta là những người dũng cảm cuối cùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Tân tâm sự tại hội nghị ngành chứng khoán vừa qua.
Thống kê năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện trên thị trường có 47 công ty quản lý quỹ với tổng số vốn điều lệ 3.126 tỷ đồng. Nhưng mới có 15 công ty thực hiện quản lý 22 quỹ đầu tư, trong đó có 16 quỹ thành viên và 6 quỹ đại chúng. Tổng khối tài sản quản lý là 98.000 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2011.
Kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư năm 2012 không đồng đều. Có 4/6 quỹ đại chúng và 11/16 quỹ thành viên có giá trị tài sản ròng tăng so với cuối năm 2011. So với biến động của thị trường, chưa hẳn các quỹ này đã đạt mức lợi nhuận được coi là tốt. VN-Index năm 2012 tăng khoảng 17,7% so với năm 2011 và HNX-Index giảm 2,8%.
Thống kê năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện trên thị trường có 47 công ty quản lý quỹ với tổng số vốn điều lệ 3.126 tỷ đồng. Tổng khối tài sản quản lý là 98.000 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2011.
Tổng hợp báo cáo hoạt động của các công ty quản lý quỹ cũng cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Nhóm các công ty hoạt động tốt – tạm phân thành nhóm A – bao gồm 33 công ty có lãi. Nhóm B gồm 14 công ty nhỏ hoạt động cầm chừng, thua lỗ. Trong nhóm B có 3 công ty không đủ điều kiện duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính và cơ quan quản lý đang rà soát để đưa các công ty này vào diện kiểm soát đặc biệt. Diện mạo của ngành quản lý quỹ cũng khá giống các công ty chứng khoán, với sự phân chia thị phần rõ rệt. Trong nhóm A, có 25/33 công ty trực thuộc ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quản lý tới 83,4% giá trị tài sản của cả ngành.
Với lợi thế là các công ty trực thuộc, nhiều công ty quản lý quỹ có được nguồn vốn ủy thác lớn. Số liệu của cơ quan quản lý ghi nhận tổng mức ủy thác vốn của các ngân hàng tại công ty quản lý quỹ khoảng 24.000 tỷ đồng. Ủy thác vốn cũng là một trong những vấn đề “đau đầu” của cơ quan quản lý phải xử lý trong năm 2012. Ủy ban Chứng khoán năm qua đã tiến hành kiểm tra gần 20 công ty và đã có 5 công ty bị xử phạt do vi phạm quy định pháp luật, 3 công ty bị xử phạt do không thực hiện các hoạt động khắc phục sau kiểm tra. Vấn đề ủy thác vốn trên thực tế là hoạt động cho vay nhưng từ đó lại quay lại ngân hàng mẹ và công ty con của ngân hàng mẹ.
“Tài sản ủy thác của khách hàng sử dụng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư có sự suy giảm đáng kể. Việc tăng cường quản lý hoạt động của các ngân hàng đã dẫn tới việc suy giảm này và tất yếu có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các công ty quản lý quỹ”, ông Tân nhận xét.
Cảm nhận của người trong cuộc, ông Tân cũng cho biết các quỹ đều đang đứng trước áp lực rút vốn. Các quỹ tới thời hạn giải thể đã không thể kéo dài được thời gian tồn tại. Việc khan hiếm vốn tại các doanh nghiệp đồng thời làm tăng áp lực rút vốn và làm suy giảm đáng kể cơ hội huy động vốn mới. Quá trình triển khai các sản phẩm mới không khả quan. Các quỹ đang được hình thành đều có quy mô vốn ban đầu nhỏ và mức độ quan tâm của nhà đầu tư cá nhân tới các sản phẩm quỹ là rất thấp.
Hi vọng làn gió mới
Chia sẻ về một năm chật vật đối với các quỹ đầu tư, đại diện Công ty Quản lý quỹ SSI thừa nhận năm 2012 các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn: không huy động được bất kỳ quỹ mới nào, nhiều công ty chưa có quỹ để quản lý, các công ty phải chịu lỗ lớn hoặc chỉ có mức lãi rất khiêm tốn, một bộ phận không nhỏ công ty chấp nhận hoạt động cầm chừng với mục đích duy trì giấy phép chờ đợi thị trường khởi sắc trở lại.
Còn đại diện VFM thì cho biết: “chúng ta đã đi qua thị trường gần 5 năm khó khăn, sức chịu đựng của chúng ta đã gần hết và tôi có lần tâm sự rằng nếu có một cuộc khủng hoảng nữa xảy ra thì có lẽ chịu không nổi”!
Mặc dù vậy, các nhà quản lý quỹ vẫn hi vọng những chuyển biến mới có thể vực dậy thị trường, đặc biệt là lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư. “Giai đoạn 2012-2015, sự phát triển của ngành quản lý quỹ sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thành công quỹ mở và các quỹ hưu trí”, ông Tân nhận định.
Thông điệp chính mà các nhà quản lý quỹ kỳ vọng và gửi đến cơ quan quản lý là cần sớm hoàn thiện các chính sách hướng dẫn với các sản phẩm quỹ mới, áp dụng các ưu đãi về thuế đối với quỹ, nới lỏng sở hữu của các quỹ nước ngoài trên thị trường, gỡ bỏ các tỉ lệ sở hữu đối với các quỹ thành lập tại Việt Nam…
Đại diện Công ty Quản lý quỹ SSI thì cho rằng, năm 2013, ngành quản lý quỹ sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. “Các công ty quản lý quỹ sẽ phải đa dạng hóa các sản phẩm quỹ đầu tư và các sản phẩm quản lý danh mục đầu tư như quỹ mở, quỹ hưu trí, quỹ hoán đổi danh mục, quản lý tài sản cá nhân, các sản phẩm đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Các quỹ cũng sẽ phải tập trung hơn vào thị trường nội địa, nơi vẫn còn nhiều tiềm năng để huy động quỹ, phát triển các sản phẩm mà các công ty trước nay vẫn chưa tập trung phát triển như nghiệp vụ quản lý tài sản cá nhân”.
Thông điệp chính mà các nhà quản lý quỹ kỳ vọng và gửi đến cơ quan quản lý là cần sớm hoàn thiện các chính sách hướng dẫn với các sản phẩm quỹ mới, áp dụng các ưu đãi về thuế đối với quỹ, nới lỏng sở hữu của các quỹ nước ngoài trên thị trường, gỡ bỏ các tỉ lệ sở hữu đối với các quỹ thành lập tại Việt Nam…
“Chúng tôi cho rằng năm 2013 sẽ là năm có sự vận động tích cực từ các công ty quản lý quỹ cho việc chuẩn bị một giai đoạn phát triển mới với định hướng cung cấp các sản phẩm đầu tư dài hạn dựa trên nền tảng quỹ mở. Nếu các sản phẩm phục vụ hưu trí được hình thành sẽ mở ra một giai đoạn mới cho việc phát triển chung của ngành”, ông Tân nói.
Một khởi đầu khá thuận lợi đối với ngành quản lý quỹ là trong tháng 12 vừa qua, cùng với việc quỹ đóng đầu tiên (VFMVFA) tuyên bố chuyển đổi sang quỹ mở thì có tới 2 quỹ mở khác được cấp phép chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng là Quỹ đầu tư bảo thịnh Vinawealth và Quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam (ngày 14/12). Cả hai quỹ này đều có vốn huy động tối thiểu là 50 tỷ đồng.