Quy hoạch viễn thông… “đụng” quyền lợi kinh tế
Hạ tầng viễn thông phát triển ồ ạt những năm qua đã và đang “băm nát cả thành phố” nên cần thiết phải quy hoạch lại
Hạ tầng viễn thông phát triển ồ ạt những năm qua đã và đang “băm nát cả thành phố” nên cần thiết phải quy hoạch lại, nhưng vấn đề vẫn còn “vướng” ở quyền lợi kinh tế.
Quyền lợi kinh tế này nhất là khi lại liên quan trực tiếp tới việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị cung cấp hạ tầng cột - cống - cáp và cả những “nhà được nhà không” từ những hộ gia đình cho doanh nghiệp thuê dựng trạm phát sóng di động (BTS).
Thành phố đang bị “băm nát”
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 10 doanh nghiệp hạ tầng mạng viễn thông, hơn 40 doanh nghiệp truyền hình cáp, hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, hơn 60 các đài phát thanh truyền hình, nhưng, hầu hết các doanh nghiệp “không ai dùng chung hạ tầng của ai” và cứ “mạnh ai nấy làm”!
Vì thế những năm qua, ở những thành phố lớn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… hệ thống các kiểu loại dây cáp, dây điện đã kết thành tảng “mạng nhện” chằng chịt trên khắp đường phố.
Mặt đường cũng “không yên” bởi thường xuyên bị các doanh nghiệp viễn thông xới lên đào xuống nham nhở để đặt hạ tầng ống, cáp. Có không ít những tuyến phố ở Hà Nội, chỉ trong một tháng mà bị đào lên nấp xuống tới 4 lần liền.
Nhìn những “mạng nhện trên không” bủa vây các tuyến phố Hà Nội, một du khách nước ngoài đã “ví von”: phải chăng đây cũng là “đặc sản” của phố phường Việt Nam!
Đáng kể nữa là việc xây dựng các trạm BTS. Hiện những doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VinaPhone hay MobiFone đang sở hữu hàng chục ngàn trạm BTS, nhưng 100% các trạm cứ được dựng lên ồ ạt theo nhu cầu của nhà mạng, mà không theo một quy chuẩn quy tắc nào trong tổng thể mỹ quan đô thị.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều đại biểu khi tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng Luật Viễn thông cũng “kêu trời” rằng chẳng hiểu hạ tầng viễn thông phát triển theo hệ thống, kiến trúc gì mà chỉ thấy đã và đang “băm nát” cả thành phố và mỹ quan đô thị, tất cả phát triển đều rất tùy tiện và lộn xộn.
“Ở Tp.HCM có khoảng hai chục doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp, Internet nhưng chẳng doanh nghiệp nào dùng chung của nhau và cùng làm nát bét cả thành phố ra”, ông Nguyễn Việt Dũng, đại biểu Tp.HCM bức xúc.
Mâu thuẫn quyền lợi
Để khắc phục tồn tại trên và định hướng phát triển hạ tầng viễn thông quốc gia nói chung, một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra trong dự thảo Luật Viễn thông là việc dùng chung hạ tầng mạng giữa các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Bùi Thiện Minh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), nói việc quy hoạch dùng chung hạ tầng viễn thông sẽ dẫn đến những khó khăn chung về mặt quản lý quy hoạch và tạo ra những phát sinh mới về mặt quản lý tài chính của doanh nghiệp, hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Lãnh đạo của một doanh nghiệp viễn thông lớn thì nhận xét, việc dùng chung hạ tầng được hiểu những doanh nghiệp viễn thông yếu về hạ tầng sẽ dùng chung với các doanh nghiệp mạnh về hạ tầng mạng lưới, như bằng cách thuê lại rồi trả phí. “Nhưng khoản phí này “bõ bèn” gì so với mức doanh thu từ việc giảm cước tới 30%, mà chúng tôi còn dám giảm. Việc “đi chung” như thế sẽ ảnh hưởng đến năng lực phát triển của doanh nghiệp và thêm phiền phức”, ông này nói.
Một ví dụ trong thỏa thuận dùng chung hạ tầng ai cũng biết là mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố tăng phí treo cáp đối với các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện, đó giá thấp nhất là hơn 20 nghìn đồng/cột/tháng và cao nhất là hơn 100 nghìn đồng/cột/tháng cho 1 sợi cáp thông tin, vì thế dẫn đến đã có một số doanh nghiệp “ấm ức” kiến nghị đề xuất các cơ quan quản lý đứng ra dựng cột riêng.
“Với mức tăng phí thuê cột của EVN, VNPT tại Kiên Giang đã không chịu nổi và đang kiến nghị chúng tôi cấp 30 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cột. Vì tính theo mức giá mà EVN đưa ra thì chỉ sau 2 năm là có thể thu hồi được vốn”, ông Minh cho biết.
Mâu thuẫn quyền lợi kinh tế còn xảy ra đối với những hộ gia đình được và không được doanh nghiệp viễn thông thuê địa điểm để dựng trạm BTS. Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù sóng điện từ các BTS được kiểm định khoa học không ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng những gia đình không cho thuê liên tục phản đối đến cơ quan chức năng để cản trở và gây khó cho các doanh nghiệp dựng trạm BTS.
“Nên bây giờ dùng chung, ví dụ như ba doanh nghiệp đấu nối vào một trạm thì người dân còn kêu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương nói.
"Vùng đỏ", "vùng xanh"?
Thực tế không chỉ riêng vướng về quyền lợi giữa các doanh nghiệp và giữa những hộ gia đình cho thuê dựng trạm BTS, mà việc quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông hiện tại còn gặp không ít những vướng mắc trong quy hoạch tổng thể đô thị hiện nay.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, khó khăn ở chỗ trong các quy hoạch xây dựng đô thị chưa có quy hoạch về các công trình viễn thông thụ động như điểm phục vụ công cộng, nhà, trạm, cột ăng ten, cống bể cáp ngầm …
Chính vì thế khi tiến hành xây dựng hạ tầng mạng viễn thông, doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ sở hạ tầng dùng chung liên ngành với các công trình công cộng, điện lực, cấp thoát nước, giao thông.
Đồng thời, việc ngầm hóa các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình tại các khu đô thị còn gặp phải những khó khăn do chưa có công trình ngầm hoặc nếu đã có thì cũng chưa có cơ chế sử dụng chung hoặc thuê mướn. Điều này gây nên khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai xây dựng hạ tầng mạng.
Theo kiến nghị của ông Bùi Thiện Minh, việc sử dụng dùng chung hạ tầng viễn thông giữa các nhà mạng cần chia làm "vùng đỏ" và "vùng xanh". Trong đó, trong "vùng đỏ" là ở những khu vực đô thị, trong thành phố, khu đông dân cư… mà việc vùng chung hạ tầng viễn thông sẽ do cơ quan nhà nước quản lý và ấn định, để tiết kiệm, tránh lãng phí và đảm bảo mỹ quan đô thị. Còn ở "vùng xanh" sẽ để các doanh nghiệp tự thương lượng hợp tác hoặc tự phát triển.
Tại hội nghị trực tuyến phát triển hạ công nghệ thông tin và viễn thông mới đây, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian tới Bộ sẽ chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan ban hành các thông tư liên bộ yêu cầu phải có quy hoạch các công trình viễn thông thụ động trong các quy hoạch chi tiết đối với các khu đô thị, khu dân cư.
“Vấn đề quan trọng là khi phê duyệt thiết kế chi tiết các công trình xây dựng phải có công trình viễn thông thụ động cũng như cơ chế sử dụng chung các cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên ngành giữa viễn thông với giao thông công chính, điện lực, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác”, ông Thắng nói.
Quyền lợi kinh tế này nhất là khi lại liên quan trực tiếp tới việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị cung cấp hạ tầng cột - cống - cáp và cả những “nhà được nhà không” từ những hộ gia đình cho doanh nghiệp thuê dựng trạm phát sóng di động (BTS).
Thành phố đang bị “băm nát”
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 10 doanh nghiệp hạ tầng mạng viễn thông, hơn 40 doanh nghiệp truyền hình cáp, hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, hơn 60 các đài phát thanh truyền hình, nhưng, hầu hết các doanh nghiệp “không ai dùng chung hạ tầng của ai” và cứ “mạnh ai nấy làm”!
Vì thế những năm qua, ở những thành phố lớn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… hệ thống các kiểu loại dây cáp, dây điện đã kết thành tảng “mạng nhện” chằng chịt trên khắp đường phố.
Mặt đường cũng “không yên” bởi thường xuyên bị các doanh nghiệp viễn thông xới lên đào xuống nham nhở để đặt hạ tầng ống, cáp. Có không ít những tuyến phố ở Hà Nội, chỉ trong một tháng mà bị đào lên nấp xuống tới 4 lần liền.
Nhìn những “mạng nhện trên không” bủa vây các tuyến phố Hà Nội, một du khách nước ngoài đã “ví von”: phải chăng đây cũng là “đặc sản” của phố phường Việt Nam!
Đáng kể nữa là việc xây dựng các trạm BTS. Hiện những doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VinaPhone hay MobiFone đang sở hữu hàng chục ngàn trạm BTS, nhưng 100% các trạm cứ được dựng lên ồ ạt theo nhu cầu của nhà mạng, mà không theo một quy chuẩn quy tắc nào trong tổng thể mỹ quan đô thị.
Ngay tại kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều đại biểu khi tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng Luật Viễn thông cũng “kêu trời” rằng chẳng hiểu hạ tầng viễn thông phát triển theo hệ thống, kiến trúc gì mà chỉ thấy đã và đang “băm nát” cả thành phố và mỹ quan đô thị, tất cả phát triển đều rất tùy tiện và lộn xộn.
“Ở Tp.HCM có khoảng hai chục doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp, Internet nhưng chẳng doanh nghiệp nào dùng chung của nhau và cùng làm nát bét cả thành phố ra”, ông Nguyễn Việt Dũng, đại biểu Tp.HCM bức xúc.
Mâu thuẫn quyền lợi
Để khắc phục tồn tại trên và định hướng phát triển hạ tầng viễn thông quốc gia nói chung, một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra trong dự thảo Luật Viễn thông là việc dùng chung hạ tầng mạng giữa các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Bùi Thiện Minh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), nói việc quy hoạch dùng chung hạ tầng viễn thông sẽ dẫn đến những khó khăn chung về mặt quản lý quy hoạch và tạo ra những phát sinh mới về mặt quản lý tài chính của doanh nghiệp, hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Lãnh đạo của một doanh nghiệp viễn thông lớn thì nhận xét, việc dùng chung hạ tầng được hiểu những doanh nghiệp viễn thông yếu về hạ tầng sẽ dùng chung với các doanh nghiệp mạnh về hạ tầng mạng lưới, như bằng cách thuê lại rồi trả phí. “Nhưng khoản phí này “bõ bèn” gì so với mức doanh thu từ việc giảm cước tới 30%, mà chúng tôi còn dám giảm. Việc “đi chung” như thế sẽ ảnh hưởng đến năng lực phát triển của doanh nghiệp và thêm phiền phức”, ông này nói.
Một ví dụ trong thỏa thuận dùng chung hạ tầng ai cũng biết là mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố tăng phí treo cáp đối với các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện, đó giá thấp nhất là hơn 20 nghìn đồng/cột/tháng và cao nhất là hơn 100 nghìn đồng/cột/tháng cho 1 sợi cáp thông tin, vì thế dẫn đến đã có một số doanh nghiệp “ấm ức” kiến nghị đề xuất các cơ quan quản lý đứng ra dựng cột riêng.
“Với mức tăng phí thuê cột của EVN, VNPT tại Kiên Giang đã không chịu nổi và đang kiến nghị chúng tôi cấp 30 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cột. Vì tính theo mức giá mà EVN đưa ra thì chỉ sau 2 năm là có thể thu hồi được vốn”, ông Minh cho biết.
Mâu thuẫn quyền lợi kinh tế còn xảy ra đối với những hộ gia đình được và không được doanh nghiệp viễn thông thuê địa điểm để dựng trạm BTS. Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù sóng điện từ các BTS được kiểm định khoa học không ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng những gia đình không cho thuê liên tục phản đối đến cơ quan chức năng để cản trở và gây khó cho các doanh nghiệp dựng trạm BTS.
“Nên bây giờ dùng chung, ví dụ như ba doanh nghiệp đấu nối vào một trạm thì người dân còn kêu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương nói.
"Vùng đỏ", "vùng xanh"?
Thực tế không chỉ riêng vướng về quyền lợi giữa các doanh nghiệp và giữa những hộ gia đình cho thuê dựng trạm BTS, mà việc quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông hiện tại còn gặp không ít những vướng mắc trong quy hoạch tổng thể đô thị hiện nay.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, khó khăn ở chỗ trong các quy hoạch xây dựng đô thị chưa có quy hoạch về các công trình viễn thông thụ động như điểm phục vụ công cộng, nhà, trạm, cột ăng ten, cống bể cáp ngầm …
Chính vì thế khi tiến hành xây dựng hạ tầng mạng viễn thông, doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ sở hạ tầng dùng chung liên ngành với các công trình công cộng, điện lực, cấp thoát nước, giao thông.
Đồng thời, việc ngầm hóa các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình tại các khu đô thị còn gặp phải những khó khăn do chưa có công trình ngầm hoặc nếu đã có thì cũng chưa có cơ chế sử dụng chung hoặc thuê mướn. Điều này gây nên khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai xây dựng hạ tầng mạng.
Theo kiến nghị của ông Bùi Thiện Minh, việc sử dụng dùng chung hạ tầng viễn thông giữa các nhà mạng cần chia làm "vùng đỏ" và "vùng xanh". Trong đó, trong "vùng đỏ" là ở những khu vực đô thị, trong thành phố, khu đông dân cư… mà việc vùng chung hạ tầng viễn thông sẽ do cơ quan nhà nước quản lý và ấn định, để tiết kiệm, tránh lãng phí và đảm bảo mỹ quan đô thị. Còn ở "vùng xanh" sẽ để các doanh nghiệp tự thương lượng hợp tác hoặc tự phát triển.
Tại hội nghị trực tuyến phát triển hạ công nghệ thông tin và viễn thông mới đây, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian tới Bộ sẽ chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan ban hành các thông tư liên bộ yêu cầu phải có quy hoạch các công trình viễn thông thụ động trong các quy hoạch chi tiết đối với các khu đô thị, khu dân cư.
“Vấn đề quan trọng là khi phê duyệt thiết kế chi tiết các công trình xây dựng phải có công trình viễn thông thụ động cũng như cơ chế sử dụng chung các cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên ngành giữa viễn thông với giao thông công chính, điện lực, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác”, ông Thắng nói.