Ra điều kiện để Formosa hoạt động
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường khẳng định sẽ không nhân nhượng với Formosa
Formosa phải làm đúng cam kết ban đầu về công nghệ thì mới có thể hoạt động, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nói tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 15/9.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá 14 sẽ khai mạc vào ngày 20/10 và bế mạc vào 22/11/2016, Formosa sẽ lại lên bàn nghị sự.
Không nhân nhượng với môi trường, thảo luận sâu về nợ công
Báo cáo tình hình chuẩn bị, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa đã được bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp.
Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, nên đề nghị kết hợp thảo luận cùng kinh tế-xã hội, nếu có vấn đề cần thiết sẽ đưa vào nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo riêng hoặc thể hiện một phần trong báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế - xã hội để trình Quốc hội, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc trình bày.
Tất cả các ý kiến thảo luận có đề cập nội dung này đều cho rằng cần phải có báo cáo riêng, vì đây là vấn đề lớn, được cử tri đặc biệt quan tâm.
Đáng chú ý, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, uỷ ban này đề nghị công ty phải thực hiện đúng quy trình về môi trường, thì mới cho hoạt động.
Đó là phải có hồ điều hoà, chưa có công trình này, thì không cho vận hành.
Theo dự kiến nội dung kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất Chính phủ sẽ chuẩn bị để gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2011-2015 và định hướng kế hoạch vay, trả nợ công 2016-2020.
Trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, quản lý sử dụng vốn vay nợ công giai đoạn 2011-2015 và đề xuất định hướng công tác vay, trả nợ và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị nên bố trí thời gian để Quốc hội xem xét, thảo luận về nội dung trên để có cơ sở cho việc Quốc hội ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Nhấn mạnh cần thảo luận thật sâu về nợ công, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển đề nghị bố trí thời gian thảo luận thoả đáng về nội dung này chứ không nên ghép cùng một buổi với kinh tế, xã hội như dự kiến chương trình chi tiết của kỳ họp.
Xem xét thời điểm phê chuẩn TPP
Ngoài các nội dung trên, Tổng thư ký cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp 3 nội dung.
Môt là dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh. Hai là dự thảo nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Và ba là xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, thì cần phải xem xét về thời điểm phê chuẩn TPP, xem đã có nước nào tham gia mà Quốc hội nước đó đã phê chuẩn.
Với Mỹ thì nhiệm kỳ của Obama là khó có thể phê chuẩn, nên ta cũng cần xem xét thời điểm và không nên đi đầu, ông Chiến góp ý.
Với đề nghị bổ sung một số điều của luật liên quan đến dầu tư kinh doanh, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển lo ngại nếu sửa cùng một lúc 12 luật thì có thể phá vỡ cả hệ thống pháp luật nên nếu cần chỉ chọn những vấn đề cấp thiết nhất.
Các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất tại kỳ họp này Quốc hội cần nghe báo cáo về công tác đối ngoại, trong đó có tình hình biển Đông.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá 14 sẽ khai mạc vào ngày 20/10 và bế mạc vào 22/11/2016, Formosa sẽ lại lên bàn nghị sự.
Không nhân nhượng với môi trường, thảo luận sâu về nợ công
Báo cáo tình hình chuẩn bị, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa đã được bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp.
Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, nên đề nghị kết hợp thảo luận cùng kinh tế-xã hội, nếu có vấn đề cần thiết sẽ đưa vào nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo riêng hoặc thể hiện một phần trong báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế - xã hội để trình Quốc hội, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc trình bày.
Tất cả các ý kiến thảo luận có đề cập nội dung này đều cho rằng cần phải có báo cáo riêng, vì đây là vấn đề lớn, được cử tri đặc biệt quan tâm.
Đáng chú ý, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, uỷ ban này đề nghị công ty phải thực hiện đúng quy trình về môi trường, thì mới cho hoạt động.
Đó là phải có hồ điều hoà, chưa có công trình này, thì không cho vận hành.
Theo dự kiến nội dung kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất Chính phủ sẽ chuẩn bị để gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2011-2015 và định hướng kế hoạch vay, trả nợ công 2016-2020.
Trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, quản lý sử dụng vốn vay nợ công giai đoạn 2011-2015 và đề xuất định hướng công tác vay, trả nợ và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị nên bố trí thời gian để Quốc hội xem xét, thảo luận về nội dung trên để có cơ sở cho việc Quốc hội ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Nhấn mạnh cần thảo luận thật sâu về nợ công, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển đề nghị bố trí thời gian thảo luận thoả đáng về nội dung này chứ không nên ghép cùng một buổi với kinh tế, xã hội như dự kiến chương trình chi tiết của kỳ họp.
Xem xét thời điểm phê chuẩn TPP
Ngoài các nội dung trên, Tổng thư ký cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp 3 nội dung.
Môt là dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh. Hai là dự thảo nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Và ba là xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, thì cần phải xem xét về thời điểm phê chuẩn TPP, xem đã có nước nào tham gia mà Quốc hội nước đó đã phê chuẩn.
Với Mỹ thì nhiệm kỳ của Obama là khó có thể phê chuẩn, nên ta cũng cần xem xét thời điểm và không nên đi đầu, ông Chiến góp ý.
Với đề nghị bổ sung một số điều của luật liên quan đến dầu tư kinh doanh, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển lo ngại nếu sửa cùng một lúc 12 luật thì có thể phá vỡ cả hệ thống pháp luật nên nếu cần chỉ chọn những vấn đề cấp thiết nhất.
Các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất tại kỳ họp này Quốc hội cần nghe báo cáo về công tác đối ngoại, trong đó có tình hình biển Đông.