Rắc rối với phế phẩm… công nghệ cao!
Khó hiểu chuyện Hải quan Bình Dương buộc doanh nghiệp xuất khẩu phế phẩm "nguyên chiếc"
Một công ty ở Bình Dương chuyên sản xuất các sản phẩm bản mạch điện tử cao cấp hiện đang gặp rắc rối với cơ quan hải quan vì cách thức xử lý các phế phẩm của quá trình sản xuất.
Công ty TNHH Sài Gòn STEC là một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài, hiện hoạt động tại Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương.
Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các loại bản mạch điện tử camera dùng trong bộ phận chụp hình của máy điện thoại di động nên 100% nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập khẩu, bao gồm bo mạch điện tử, chíp điện tử, kính bảo vệ, bộ điều chỉnh tiêu điểm, bảng mạch in, nắp chụp thấu kính.
Do sản phẩm luôn phải đạt đến tiêu chuẩn kỹ thuật cao và chính xác nên trong quá trình sản xuất, công ty phải kiểm tra chất lượng cả nguyên liệu đầu vào lẫn thành phẩm đầu ra một cách kỹ càng, nếu không đạt chất lượng sẽ bị thải loại.
Phế phẩm thu được đều có thể thu hồi và tái chế để tạo ra nhựa, niken, đồng, inox… nên Công ty có chủ trương “tái xuất” phần phế phẩm này. Khi đề xuất việc xuất khẩu này, cơ quan Hải quan Bình Dương đã đồng ý nhưng đưa ra yêu cầu là không được làm thay đổi hình dạng của nguyên vật liệu và sản phẩm phế phẩm.
Theo ông Hidetake Senoo, Tổng giám đốc Sài Gòn STEC, quy định này đang làm khó cho doanh nghiệp. Việc xuất khẩu phế phẩm mà vẫn giữ nguyên hình dạng của nguyên liệu và thành phẩm sẽ dẫn đến việc rò rỉ bí mật công nghệ hoặc bị sử dụng sai mục đích, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty cũng như gây thiệt hại cho các khách hàng.
Chính vì vậy, Công ty đã đề xuất việc nghiền vỡ toàn bộ phế phẩm trước khi đóng gói và xuất khẩu.
Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Hải quan Bình Dương từ chối và mới đây, công ty này đã phải gửi thư trình bày sự việc này với Tổng cục Hải quan đề nghị tháo gỡ.
Công ty TNHH Sài Gòn STEC là một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài, hiện hoạt động tại Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương.
Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các loại bản mạch điện tử camera dùng trong bộ phận chụp hình của máy điện thoại di động nên 100% nguyên liệu cho sản xuất đều phải nhập khẩu, bao gồm bo mạch điện tử, chíp điện tử, kính bảo vệ, bộ điều chỉnh tiêu điểm, bảng mạch in, nắp chụp thấu kính.
Do sản phẩm luôn phải đạt đến tiêu chuẩn kỹ thuật cao và chính xác nên trong quá trình sản xuất, công ty phải kiểm tra chất lượng cả nguyên liệu đầu vào lẫn thành phẩm đầu ra một cách kỹ càng, nếu không đạt chất lượng sẽ bị thải loại.
Phế phẩm thu được đều có thể thu hồi và tái chế để tạo ra nhựa, niken, đồng, inox… nên Công ty có chủ trương “tái xuất” phần phế phẩm này. Khi đề xuất việc xuất khẩu này, cơ quan Hải quan Bình Dương đã đồng ý nhưng đưa ra yêu cầu là không được làm thay đổi hình dạng của nguyên vật liệu và sản phẩm phế phẩm.
Theo ông Hidetake Senoo, Tổng giám đốc Sài Gòn STEC, quy định này đang làm khó cho doanh nghiệp. Việc xuất khẩu phế phẩm mà vẫn giữ nguyên hình dạng của nguyên liệu và thành phẩm sẽ dẫn đến việc rò rỉ bí mật công nghệ hoặc bị sử dụng sai mục đích, làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty cũng như gây thiệt hại cho các khách hàng.
Chính vì vậy, Công ty đã đề xuất việc nghiền vỡ toàn bộ phế phẩm trước khi đóng gói và xuất khẩu.
Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Hải quan Bình Dương từ chối và mới đây, công ty này đã phải gửi thư trình bày sự việc này với Tổng cục Hải quan đề nghị tháo gỡ.