Rác thải ồ ạt vào Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, hàng chục nghìn tấn phế liệu không phù hợp tiêu chuẩn đã được nhập khẩu vào Việt Nam
Cục Cảnh sát môi trường (C36), Bộ Công an vừa cho biết, thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy, hàng chục nghìn tấn phế liệu không phù hợp tiêu chuẩn đã được nhập khẩu vào Việt Nam.
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực và đi vào cuộc sống, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật về môi trường tương đối hoàn thiện nhưng tình trạng vi phạm môi trường ở nước ta vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nóng bỏng với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Gần 1 năm sau thành lập, C36 đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về môi trường, điển hình là vụ bán rác thải tại Bệnh viện Việt Đức và nhiều vụ nhập lậu rác thải. Gần đây nhất, là việc phát hiện 17 container của doanh nghiệp tư nhân Nghệ Phong (Long An) nhập các loại phế thải bao nhựa đã qua sử dụng, giấy vụn dính nhiều tạp chất, bốc mùi hôi thối...
Rác siêu lợi nhuận, bỏ qua quy định
Cũng cuối tháng 10 vừa qua, hơn 100 container chứa đầy rác thải gồm sắt thép phế liệu gỉ sét, bao bì, ống bơ sắt... bốc mùi hôi thối nồng nặc, đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được nhập về. Không chỉ rác thải qua tái chế, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp nhập cả rác thải nguy hại cấm nhập cấm xuất như: ắc quy chì.
Số liệu thống kế thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia chuyển khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hơn 3.500 container phế thải vào Việt Nam, trong đó có hơn 2.000 container với khối lượng khoảng 40.000 tấn ắc quy chì phế thải qua cảng Hải Phòng. Đây là những mặt hàng đã được quy định kiểm soát kỹ lưỡng bởi công ước Basel, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển, tái chế.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, vi phạm môi trường, nhập khẩu phế liệu, rác thải nguy hại bằng nhiều con đường khác nhau đang từng ngày từng giờ tuồn về Việt Nam ngày càng tinh vi với số lượng và số vụ không hề giảm.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Tài-Phó vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, nguyên nhân chính là sự hám lợi của các đơn vị trong nước mà bất chấp các quy định của pháp luật. Không hẳn các doanh nghiệp không nhận thức được vấn đề vi phạm mà trước lợi nhuận từ rác thải đã làm doanh nghiệp mờ mắt.
Bên cạnh đó, trước tình trạng giá nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu phế thải hoặc tái chế với giá thấp hơn nhiều hàng chính phẩm. Nếu nhập khẩu hạt nhựa nguyên chất giá thị trường từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, trong khi nhựa tái chế trong nước giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg.
Thủ đoạn thường thấy của doanh nghiệp là khai báo hàng hóa một đằng, nhập hàng một nẻo hoặc khai phế liệu nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, nhưng trên thực tế toàn là rác thải nguy hại.
Ngoài giấy ghi nhập vỏ chai nhựa đựng nước uống (chai PET) nhưng lại là túi nilon, sợi hóa học... thu gom từ các bãi rác, ô nhiễm và mùi hôi thối nồng nặc. Không chỉ khai gian, bán lận, các doanh nghiệp nhập khẩu rác còn móc nối, giả mạo giấy tờ để che mắt các cơ quan chức năng.
Kiểm soát bằng luật, ngăn chặn rác tại nguồn
Việc xử lý các vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường hiện nay còn nhẹ. Cảnh sát môi trường là lực lượng mới, nên trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính không có quy định lực lượng cảnh sát môi trường được xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác mức tối đa cũng chỉ lên đến 20 triệu đồng/vụ, nên không đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Quy định trong Bộ luật Hình sự, vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý hình sự khi cá nhân, cơ sở đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định hậu quả nghiêm trọng không đơn giản, bởi vụ việc có thể chưa gây hại ngay, mà ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Theo Cục Cảnh sát môi trường, việc khởi tố đối với tội phạm môi trường rất khó khăn. Trong Luật hình sự, thứ nhất yếu tố bắt buộc phải xử lý hành chính trước khi xử lý hình sự. Thứ hai là quy định phải xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng như thế nào là nghiêm trọng thì chưa có quy định của pháp luật đối với môi trường.
Trong chương 17 chỉ có một điều duy nhất là điều 186 về tội lây lan dịch bệnh thì không phải là nghiêm trọng mà nếu để xảy ra là khởi tố theo quy định của pháp luật. Để góp phần ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nói chung, nhập phế thải trái phép nói riêng, cần có những quy định đủ mạnh trong Bộ luật Hình sự.
Cùng với đó là việc sửa đổi, bổ sung các quy định chặt chẽ về nhập khẩu và cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu vào Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Lý (Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường) cho biết: Lực lượng Cảnh sát môi trường sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương điều tra, lập danh sách các công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia nhập phế liệu dưới mọi hình thức; nắm bắt hoạt động vận chuyển mặt hàng này trong nước và quốc tế để có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu nguy hại, không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào Việt Nam.
Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ trong nước bằng luật, việc ngăn chặn buôn bán, nhập khẩu phế liệu, phế thải nguy hại vi phạm quy định của luật pháp Việt Nam cần phải được ngăn chặn ngay từ nơi xuất. Mặc dù, việc triển khai thực hiện điều này không hề đơn giản nhưng có sẽ góp phần quan trọng hạn chế những mối nguy cho môi trường không chỉ cho nước nhập mà cả trên đường vận chuyển bởi có những loại rác cấm nhập, cấm xuất, ông Tài khẳng định.
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực và đi vào cuộc sống, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật về môi trường tương đối hoàn thiện nhưng tình trạng vi phạm môi trường ở nước ta vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nóng bỏng với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Gần 1 năm sau thành lập, C36 đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về môi trường, điển hình là vụ bán rác thải tại Bệnh viện Việt Đức và nhiều vụ nhập lậu rác thải. Gần đây nhất, là việc phát hiện 17 container của doanh nghiệp tư nhân Nghệ Phong (Long An) nhập các loại phế thải bao nhựa đã qua sử dụng, giấy vụn dính nhiều tạp chất, bốc mùi hôi thối...
Rác siêu lợi nhuận, bỏ qua quy định
Cũng cuối tháng 10 vừa qua, hơn 100 container chứa đầy rác thải gồm sắt thép phế liệu gỉ sét, bao bì, ống bơ sắt... bốc mùi hôi thối nồng nặc, đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được nhập về. Không chỉ rác thải qua tái chế, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp nhập cả rác thải nguy hại cấm nhập cấm xuất như: ắc quy chì.
Số liệu thống kế thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia chuyển khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hơn 3.500 container phế thải vào Việt Nam, trong đó có hơn 2.000 container với khối lượng khoảng 40.000 tấn ắc quy chì phế thải qua cảng Hải Phòng. Đây là những mặt hàng đã được quy định kiểm soát kỹ lưỡng bởi công ước Basel, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển, tái chế.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, vi phạm môi trường, nhập khẩu phế liệu, rác thải nguy hại bằng nhiều con đường khác nhau đang từng ngày từng giờ tuồn về Việt Nam ngày càng tinh vi với số lượng và số vụ không hề giảm.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Tài-Phó vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, nguyên nhân chính là sự hám lợi của các đơn vị trong nước mà bất chấp các quy định của pháp luật. Không hẳn các doanh nghiệp không nhận thức được vấn đề vi phạm mà trước lợi nhuận từ rác thải đã làm doanh nghiệp mờ mắt.
Bên cạnh đó, trước tình trạng giá nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu phế thải hoặc tái chế với giá thấp hơn nhiều hàng chính phẩm. Nếu nhập khẩu hạt nhựa nguyên chất giá thị trường từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, trong khi nhựa tái chế trong nước giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg.
Thủ đoạn thường thấy của doanh nghiệp là khai báo hàng hóa một đằng, nhập hàng một nẻo hoặc khai phế liệu nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, nhưng trên thực tế toàn là rác thải nguy hại.
Ngoài giấy ghi nhập vỏ chai nhựa đựng nước uống (chai PET) nhưng lại là túi nilon, sợi hóa học... thu gom từ các bãi rác, ô nhiễm và mùi hôi thối nồng nặc. Không chỉ khai gian, bán lận, các doanh nghiệp nhập khẩu rác còn móc nối, giả mạo giấy tờ để che mắt các cơ quan chức năng.
Kiểm soát bằng luật, ngăn chặn rác tại nguồn
Việc xử lý các vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường hiện nay còn nhẹ. Cảnh sát môi trường là lực lượng mới, nên trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính không có quy định lực lượng cảnh sát môi trường được xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác mức tối đa cũng chỉ lên đến 20 triệu đồng/vụ, nên không đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Quy định trong Bộ luật Hình sự, vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý hình sự khi cá nhân, cơ sở đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định hậu quả nghiêm trọng không đơn giản, bởi vụ việc có thể chưa gây hại ngay, mà ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Theo Cục Cảnh sát môi trường, việc khởi tố đối với tội phạm môi trường rất khó khăn. Trong Luật hình sự, thứ nhất yếu tố bắt buộc phải xử lý hành chính trước khi xử lý hình sự. Thứ hai là quy định phải xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng như thế nào là nghiêm trọng thì chưa có quy định của pháp luật đối với môi trường.
Trong chương 17 chỉ có một điều duy nhất là điều 186 về tội lây lan dịch bệnh thì không phải là nghiêm trọng mà nếu để xảy ra là khởi tố theo quy định của pháp luật. Để góp phần ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nói chung, nhập phế thải trái phép nói riêng, cần có những quy định đủ mạnh trong Bộ luật Hình sự.
Cùng với đó là việc sửa đổi, bổ sung các quy định chặt chẽ về nhập khẩu và cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu vào Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Lý (Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường) cho biết: Lực lượng Cảnh sát môi trường sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương điều tra, lập danh sách các công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia nhập phế liệu dưới mọi hình thức; nắm bắt hoạt động vận chuyển mặt hàng này trong nước và quốc tế để có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu nguy hại, không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào Việt Nam.
Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ trong nước bằng luật, việc ngăn chặn buôn bán, nhập khẩu phế liệu, phế thải nguy hại vi phạm quy định của luật pháp Việt Nam cần phải được ngăn chặn ngay từ nơi xuất. Mặc dù, việc triển khai thực hiện điều này không hề đơn giản nhưng có sẽ góp phần quan trọng hạn chế những mối nguy cho môi trường không chỉ cho nước nhập mà cả trên đường vận chuyển bởi có những loại rác cấm nhập, cấm xuất, ông Tài khẳng định.