Rất ít doanh nghiệp tăng lương vì đình công
Chỉ 2% trong số doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ tăng lương để tránh đình công
Theo bản công bố kết quả khảo sát lương của Navigos Group, công ty cung cấp các giải pháp nhân sự và tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, mức tăng lương bình quân trong năm 2008 là 19,5%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng, họ tăng lương là để đối phó với lạm phát.
Cụ thể, có đến 64% doanh nghiệp đã đưa ra lý do này; 20% thì cho rằng, tăng lương để đảm bảo thu nhập cho đội ngũ lao động; 10% doanh nghiệp tăng lương do yêu cầu của người lao động, và chỉ 2% tăng để tránh đình công.
Bản công bố kết quả khảo sát lương này cũng cho biết, khu vực doanh nghiệp dịch vụ tài chính đang có mức tăng lương cao nhất (khoảng 31,6%). Mức lương tăng thấp nhất thuộc nhóm các doanh nghiệp ngành hàng hải, giao thông và vận tải (9,6%).
Một kết quả khá bất ngờ là các doanh nghiệp trong nước có mức tăng lương cao hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ tăng 20%; liên doanh tăng 18,4%; văn phòng đại diện tăng 17,1%; các doanh nghiệp trong nước tăng 20,2%.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng, họ tăng lương là để đối phó với lạm phát.
Cụ thể, có đến 64% doanh nghiệp đã đưa ra lý do này; 20% thì cho rằng, tăng lương để đảm bảo thu nhập cho đội ngũ lao động; 10% doanh nghiệp tăng lương do yêu cầu của người lao động, và chỉ 2% tăng để tránh đình công.
Bản công bố kết quả khảo sát lương này cũng cho biết, khu vực doanh nghiệp dịch vụ tài chính đang có mức tăng lương cao nhất (khoảng 31,6%). Mức lương tăng thấp nhất thuộc nhóm các doanh nghiệp ngành hàng hải, giao thông và vận tải (9,6%).
Một kết quả khá bất ngờ là các doanh nghiệp trong nước có mức tăng lương cao hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ tăng 20%; liên doanh tăng 18,4%; văn phòng đại diện tăng 17,1%; các doanh nghiệp trong nước tăng 20,2%.