Rủi ro khi đồng USD yếu
Với lãi suất thấp và độ dồi dào cao, USD đang thay thế Yên Nhật để trở thành đồng tiền được “carry trade” nhiều nhất
Với lãi suất thấp và độ dồi dào cao, USD đang thay thế Yên Nhật để trở thành đồng tiền được “carry trade” nhiều nhất. Thực tế này có mặt lợi, nhưng cũng đem tới những rủi ro không hề nhỏ.
Thời gian này, USD không còn được ưa chuộng nhiều như trước, nhưng các quỹ đầu tư lớn lại đang tích trữ “bạc xanh” với tốc độ mạnh chưa từng thấy, vì đồng tiền này đang quá yếu và có mức lãi suất quá thấp.
“Xu hướng vay USD tăng tốc kể từ sau hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 diễn ra vừa qua ở Mỹ. Với hội nghị này, các nhà giao dịch tiền tệ cho rằng, lãi suất ở Mỹ sẽ còn được giữ ở mức thấp trong một thời gian dài nữa”, ông Mark Matthews, chiến lược gia trưởng thị trường châu Á của công ty Fox-Pitt Kelton Securities (Mỹ), nhận xét.
Ông Oliver Desbarres, chiến lược gia trưởng thị trường tiền tệ châu Á của ngân hàng Credit Suisse cũng đồng tình với quan điểm này: “Các quỹ đầu cơ, quỹ hưu trí, và bộ phận giao dịch của các ngân hàng đầu tư đang đẩy mạnh việc tích USD”.
Hoạt động giao dịch tiền tệ này được gọi là “carry trade”, trong đó các nhà giao dịch vay USD với mức lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản ở các nước có đồng tiền chịu mức lãi suất ngắn hạn cao hơn để hưởng chênh lệch. Một lý do khiến hoạt động “carry trade” USD gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian này là do đây là khu vực có nhiều đồng tiền có lãi suất hiện cao hơn đáng kể so với USD. Trong đó, những đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong “carry trade” USD là các đồng Đôla Australia, Rupiah của Indonesia, và thậm chí cả đồng Rupee của Sri Lanka.
Do các nền kinh tế trên đều đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn kinh tế Mỹ, lãi suất các đồng tiền của họ cao hơn lãi suất USD, tạo ra một cơ hội ngắn hạn cho các nhà giao dịch tiền tệ.
Chẳng hạn, lãi suất USD liên ngân hàng tại London (Libor, được xem là lãi suất chuẩn cho việc vay USD) hiện đang ở mức chưa đầy 1%, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất ngắn hạn 6,5-7% của đồng Rupiah trên thị trường tiền tệ Indonesia. Giới phân tích cho biết, chính sự chênh lệch lớn này giữa lãi suất của hai đồng tiền trên là lý do khiến hoạt động “carry trade” USD với Rupiah đang tăng mạnh.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng đồng Rupiah đột ngột suy yếu so với USD, khiến lợi nhuận của các nhà giao dịch tiền tệ sụt giảm. Tuy nhiên, bà Johanna Chua, chuyên gia kinh tế trưởng của Citigroup tại châu Á, cho rằng: “Với các nhà đầu tư tiền tệ “carry trade” có phạm vi hoạt động rộng, rủi ro này hoàn toàn ở mức có thể dễ dàng chịu được”.
Theo bà Chua, trên thực tế, “carry trade” USD đã trở nên phổ biến trong giới giao dịch tiền tệ ở châu Á tới nỗi, hoạt động này thậm chí còn đưa cả những đồng tiền có mức thanh khoản thấp như đồng Rupee của Sri Lanka vào cuộc. “Đó là đỉnh điểm của “carry trade”, bà Chua nói.
Trước đây, đồng USD không phải lúc nào cũng là đồng tiền chủ chốt mà giới đầu tư tiền tệ có thể vay với mức lãi suất rẻ nhất. Trong phần lớn thời gian của một thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng èo uột nhất thế giới, đến nỗi Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) không dám nâng lãi suất quá xa khỏi mức 0%. Trong khoảng thời gian đó, đồng Yên Nhật là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất cho “carry trade”. Nhưng tới nay, mọi cái dường như đã đổi khác.
Theo chiến lược gia Desbarres của Credit Suisse, đồng Yên giờ đã trở thành đồng tiền được sử dụng rất ít trong “carry trade” vì mức lãi suất gần 0% mà trước đây Nhật Bản “độc quyền” giờ đã phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Một thực tế được xem là “ngược đời” nữa là đồng Yên ngày nay đang khá mạnh so với USD, khiến chi phí để vay Yên là cao hơn và mức độ rủi ro khi giao dịch đồng Yên là lớn hơn.
“Mặc dù lãi suất ở khắp nơi đều thấp, nhưng do nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang tăng dần lên, mà Nhật lại là một nền kinh tế xuất khẩu lớn, nên chúng tôi nghĩ đồng Yên sẽ mạnh lên”, ông Debarres dự báo. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tại Mỹ tỏ ra yếu ớt đến nỗi Credit Suisse cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) sẽ không tăng lãi suất USD cho tới giữa năm 2010.
Cho tới thời điểm đó, hoạt động “carry trade” ngày càng phổ biến của USD sẽ vừa có lợi lại vừa có hại. Mức lãi suất thấp của USD và mức độ dồi dào của đồng tiền này đã tạo ra một nguồn vốn lớn cho thị trường toàn cầu vốn lâm vào tình trạng kẹt vốn từ sau vụ đổ vỡ của Lehman Brothers vào giữa tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là “carry trade” USD có thể khiến các đồng tiền châu Á lên giá, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của khu vực. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng trung ương ở châu Á đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và làm một công việc mà họ miễn cưỡng phải làm là gia tăng lượng USD trong dự trữ ngoại hối.
“Các ngân hàng trung ương ở châu Á đang tích thêm nhiều USD”, chiến lược gia Desbarres cho biết. Theo Citigroup, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (đạt mức 2,13 nghìn tỷ USD tính tới tháng 6 vừa qua, bao gồm cả các hợp đồng tiền tệ kỳ hạn) đã tăng 11,9% kể từ vụ đổ vỡ của Lehman Brothers. Cũng trong khoảng thời gian trên, dự trữ ngoại hối của Hồng Kông đã tăng gần 40%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động tăng dự trữ USD này sẽ không có lợi cho việc đảo ngược xu hướng tiết kiệm và chi tiêu đáng ngại hiện nay của thế giới, trong đó châu Á kiểm soát phần lớn lượng tiền mặt của thế giới và cho phép người Mỹ thoải mái chi tiêu.
Quan trọng hơn nữa, cũng giống như đồ uống có cồn, tính thanh khoản của đồng USD mà “carry trade” tạo ra có thể sẽ trở nên nguy hiểm nếu được hấp thụ một lượng quá lớn. Chuyên gia Chua của Citigroup cho rằng, một trong những lý do khiến thị trường chứng khoán và địa ốc châu Á phục hồi mạnh trong 6 tháng qua là sự gia tăng mạnh mẽ của các dòng tiền ngắn hạn.
“Một lượng USD lớn đang chảy vào các nền kinh tế châu Á và làm hình thành các bong bóng tài sản”, bà Chua nói.
Và khi những bong bóng này vỡ, hậu quả như thường lệ sẽ là những đống đổ nát chẳng mấy dễ chịu cần phải được dọn dẹp.
(Theo Time)
Thời gian này, USD không còn được ưa chuộng nhiều như trước, nhưng các quỹ đầu tư lớn lại đang tích trữ “bạc xanh” với tốc độ mạnh chưa từng thấy, vì đồng tiền này đang quá yếu và có mức lãi suất quá thấp.
“Xu hướng vay USD tăng tốc kể từ sau hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 diễn ra vừa qua ở Mỹ. Với hội nghị này, các nhà giao dịch tiền tệ cho rằng, lãi suất ở Mỹ sẽ còn được giữ ở mức thấp trong một thời gian dài nữa”, ông Mark Matthews, chiến lược gia trưởng thị trường châu Á của công ty Fox-Pitt Kelton Securities (Mỹ), nhận xét.
Ông Oliver Desbarres, chiến lược gia trưởng thị trường tiền tệ châu Á của ngân hàng Credit Suisse cũng đồng tình với quan điểm này: “Các quỹ đầu cơ, quỹ hưu trí, và bộ phận giao dịch của các ngân hàng đầu tư đang đẩy mạnh việc tích USD”.
Hoạt động giao dịch tiền tệ này được gọi là “carry trade”, trong đó các nhà giao dịch vay USD với mức lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản ở các nước có đồng tiền chịu mức lãi suất ngắn hạn cao hơn để hưởng chênh lệch. Một lý do khiến hoạt động “carry trade” USD gia tăng ở châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian này là do đây là khu vực có nhiều đồng tiền có lãi suất hiện cao hơn đáng kể so với USD. Trong đó, những đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong “carry trade” USD là các đồng Đôla Australia, Rupiah của Indonesia, và thậm chí cả đồng Rupee của Sri Lanka.
Do các nền kinh tế trên đều đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn kinh tế Mỹ, lãi suất các đồng tiền của họ cao hơn lãi suất USD, tạo ra một cơ hội ngắn hạn cho các nhà giao dịch tiền tệ.
Chẳng hạn, lãi suất USD liên ngân hàng tại London (Libor, được xem là lãi suất chuẩn cho việc vay USD) hiện đang ở mức chưa đầy 1%, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất ngắn hạn 6,5-7% của đồng Rupiah trên thị trường tiền tệ Indonesia. Giới phân tích cho biết, chính sự chênh lệch lớn này giữa lãi suất của hai đồng tiền trên là lý do khiến hoạt động “carry trade” USD với Rupiah đang tăng mạnh.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng đồng Rupiah đột ngột suy yếu so với USD, khiến lợi nhuận của các nhà giao dịch tiền tệ sụt giảm. Tuy nhiên, bà Johanna Chua, chuyên gia kinh tế trưởng của Citigroup tại châu Á, cho rằng: “Với các nhà đầu tư tiền tệ “carry trade” có phạm vi hoạt động rộng, rủi ro này hoàn toàn ở mức có thể dễ dàng chịu được”.
Theo bà Chua, trên thực tế, “carry trade” USD đã trở nên phổ biến trong giới giao dịch tiền tệ ở châu Á tới nỗi, hoạt động này thậm chí còn đưa cả những đồng tiền có mức thanh khoản thấp như đồng Rupee của Sri Lanka vào cuộc. “Đó là đỉnh điểm của “carry trade”, bà Chua nói.
Trước đây, đồng USD không phải lúc nào cũng là đồng tiền chủ chốt mà giới đầu tư tiền tệ có thể vay với mức lãi suất rẻ nhất. Trong phần lớn thời gian của một thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng èo uột nhất thế giới, đến nỗi Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) không dám nâng lãi suất quá xa khỏi mức 0%. Trong khoảng thời gian đó, đồng Yên Nhật là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất cho “carry trade”. Nhưng tới nay, mọi cái dường như đã đổi khác.
Theo chiến lược gia Desbarres của Credit Suisse, đồng Yên giờ đã trở thành đồng tiền được sử dụng rất ít trong “carry trade” vì mức lãi suất gần 0% mà trước đây Nhật Bản “độc quyền” giờ đã phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Một thực tế được xem là “ngược đời” nữa là đồng Yên ngày nay đang khá mạnh so với USD, khiến chi phí để vay Yên là cao hơn và mức độ rủi ro khi giao dịch đồng Yên là lớn hơn.
“Mặc dù lãi suất ở khắp nơi đều thấp, nhưng do nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang tăng dần lên, mà Nhật lại là một nền kinh tế xuất khẩu lớn, nên chúng tôi nghĩ đồng Yên sẽ mạnh lên”, ông Debarres dự báo. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tại Mỹ tỏ ra yếu ớt đến nỗi Credit Suisse cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) sẽ không tăng lãi suất USD cho tới giữa năm 2010.
Cho tới thời điểm đó, hoạt động “carry trade” ngày càng phổ biến của USD sẽ vừa có lợi lại vừa có hại. Mức lãi suất thấp của USD và mức độ dồi dào của đồng tiền này đã tạo ra một nguồn vốn lớn cho thị trường toàn cầu vốn lâm vào tình trạng kẹt vốn từ sau vụ đổ vỡ của Lehman Brothers vào giữa tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là “carry trade” USD có thể khiến các đồng tiền châu Á lên giá, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của khu vực. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng trung ương ở châu Á đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối và làm một công việc mà họ miễn cưỡng phải làm là gia tăng lượng USD trong dự trữ ngoại hối.
“Các ngân hàng trung ương ở châu Á đang tích thêm nhiều USD”, chiến lược gia Desbarres cho biết. Theo Citigroup, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (đạt mức 2,13 nghìn tỷ USD tính tới tháng 6 vừa qua, bao gồm cả các hợp đồng tiền tệ kỳ hạn) đã tăng 11,9% kể từ vụ đổ vỡ của Lehman Brothers. Cũng trong khoảng thời gian trên, dự trữ ngoại hối của Hồng Kông đã tăng gần 40%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động tăng dự trữ USD này sẽ không có lợi cho việc đảo ngược xu hướng tiết kiệm và chi tiêu đáng ngại hiện nay của thế giới, trong đó châu Á kiểm soát phần lớn lượng tiền mặt của thế giới và cho phép người Mỹ thoải mái chi tiêu.
Quan trọng hơn nữa, cũng giống như đồ uống có cồn, tính thanh khoản của đồng USD mà “carry trade” tạo ra có thể sẽ trở nên nguy hiểm nếu được hấp thụ một lượng quá lớn. Chuyên gia Chua của Citigroup cho rằng, một trong những lý do khiến thị trường chứng khoán và địa ốc châu Á phục hồi mạnh trong 6 tháng qua là sự gia tăng mạnh mẽ của các dòng tiền ngắn hạn.
“Một lượng USD lớn đang chảy vào các nền kinh tế châu Á và làm hình thành các bong bóng tài sản”, bà Chua nói.
Và khi những bong bóng này vỡ, hậu quả như thường lệ sẽ là những đống đổ nát chẳng mấy dễ chịu cần phải được dọn dẹp.
(Theo Time)