“Rủi ro kinh doanh vàng sẽ không quá lớn”
Việc áp giới hạn trạng thái vàng rất thấp sẽ hạn chế yếu tố đầu cơ cũng như rủi ro tại các tổ chức tín dụng tham gia
Như đề cập ở bản tin trước, ngày 28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp phép kinh doanh vàng miếng cho 17 tổ chức tín dụng và 14 doanh nghiệp.
Theo đó, từ 10/1/2013, hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường bắt đầu được tổ chức, sắp xếp lại cơ bản về hệ thống mạng lưới giao dịch với sự tham gia của các thành viên trên.
Với 31 đầu mối trong đợt cấp phép đầu tiên này, có 2.456 điểm giao dịch mua, bán vàng miếng được trải rộng ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.
Cũng trong ngày 28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng. Đây là một giới hạn kỹ thuật nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá, hạn chế yếu tố đầu cơ trong hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường.
Cụ thể, Thông tư 38 quy định các tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm.
Với quy định trên, việc không được duy trì trạng thái vàng âm nhằm loại bỏ khả năng bán khống; việc áp giới hạn trạng thái 2% vốn tự có được cho là rất thấp để có thể đầu cơ, gom và găm hàng.
Về giới hạn trên, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) - thành viên mới tham gia kinh doanh vàng miếng qua đợt cấp phép này - cho rằng đó là một quy định cần thiết đối với sự an toàn của các tổ chức tín dụng.
Như tại TienPhong Bank, giới hạn trạng thái trên tương đương với quy mô khoảng 1.500 lượng vàng, không phải là quá lớn. “Bình thường trong một ngày giao dịch, biến động của vàng chưa bao giờ quá 10%. Vậy rủi ro lớn nhất nếu có cho ngân hàng là 150 lượng vàng, tương đối thấp. Rủi ro này chủ yếu từ biến động giá vàng trong ngày và không phải là quá lớn nếu so với quy mô của TienPhong Bank”, ông Hưng nhìn nhận.
Ngoài ra, theo phân tích của đại diện trên, rủi ro kinh doanh vàng cũng sẽ được hạn chế nhờ thế mạnh công nghệ của ngân hàng. Do có ưu thế và chuẩn bị sẵn về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động, khi vận hành việc mua bán vàng, giao dịch mua, bán sẽ được cập nhật liên tục và nhanh chóng đến trung tâm xử lý tập trung ở hội sở, giá vàng cũng được cập nhật trực tuyến thường xuyên. “Điều này giúp chúng tôi có thể quản lý trạng thái vàng tập trung và liên tục để phòng ngừa và quản trị rủi ro hiệu quả”, ông Hưng nói.
Dễ thấy trong danh sách các thành viên được cấp phép là những tên tuổi đã có nhiều năm tham gia hoạt động kinh doanh vàng như Eximbank, Sacombank, DongA Bank, ACB, VietABank, HDBank, OCB…, bên cạnh những thành viên có mạng lưới trải rộng như VietinBank, BIDV. Còn TienPhong Bank là một gương mặt mới.
Ông Nguyễn Hưng nói rằng, thế mạnh của ngân hàng mình là kế thừa kinh nghiệm của cổ đông Tập đoàn DOJI - một đầu mối kinh doanh lớn và có mặt trong đợt cấp phép này. Hai bên đã có sự chuyển giao, hợp tác chuẩn bị trong thời gian qua.
“Tuy nhiên, kinh doanh vàng không hề dễ, cần có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Đây là một lĩnh vực tiềm năng, và chúng tôi kỳ vọng kinh doanh vàng sẽ đạt tỷ trọng từ 5 - 10% lợi nhuận trong năm 2013 tới. Dự kiến, hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai vì không mất nhiều chi phí”, ông Hưng dự tính.
Theo đó, từ 10/1/2013, hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường bắt đầu được tổ chức, sắp xếp lại cơ bản về hệ thống mạng lưới giao dịch với sự tham gia của các thành viên trên.
Với 31 đầu mối trong đợt cấp phép đầu tiên này, có 2.456 điểm giao dịch mua, bán vàng miếng được trải rộng ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.
Cũng trong ngày 28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng. Đây là một giới hạn kỹ thuật nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá, hạn chế yếu tố đầu cơ trong hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường.
Cụ thể, Thông tư 38 quy định các tổ chức tín dụng không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm.
Với quy định trên, việc không được duy trì trạng thái vàng âm nhằm loại bỏ khả năng bán khống; việc áp giới hạn trạng thái 2% vốn tự có được cho là rất thấp để có thể đầu cơ, gom và găm hàng.
Về giới hạn trên, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) - thành viên mới tham gia kinh doanh vàng miếng qua đợt cấp phép này - cho rằng đó là một quy định cần thiết đối với sự an toàn của các tổ chức tín dụng.
Như tại TienPhong Bank, giới hạn trạng thái trên tương đương với quy mô khoảng 1.500 lượng vàng, không phải là quá lớn. “Bình thường trong một ngày giao dịch, biến động của vàng chưa bao giờ quá 10%. Vậy rủi ro lớn nhất nếu có cho ngân hàng là 150 lượng vàng, tương đối thấp. Rủi ro này chủ yếu từ biến động giá vàng trong ngày và không phải là quá lớn nếu so với quy mô của TienPhong Bank”, ông Hưng nhìn nhận.
Ngoài ra, theo phân tích của đại diện trên, rủi ro kinh doanh vàng cũng sẽ được hạn chế nhờ thế mạnh công nghệ của ngân hàng. Do có ưu thế và chuẩn bị sẵn về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động, khi vận hành việc mua bán vàng, giao dịch mua, bán sẽ được cập nhật liên tục và nhanh chóng đến trung tâm xử lý tập trung ở hội sở, giá vàng cũng được cập nhật trực tuyến thường xuyên. “Điều này giúp chúng tôi có thể quản lý trạng thái vàng tập trung và liên tục để phòng ngừa và quản trị rủi ro hiệu quả”, ông Hưng nói.
Dễ thấy trong danh sách các thành viên được cấp phép là những tên tuổi đã có nhiều năm tham gia hoạt động kinh doanh vàng như Eximbank, Sacombank, DongA Bank, ACB, VietABank, HDBank, OCB…, bên cạnh những thành viên có mạng lưới trải rộng như VietinBank, BIDV. Còn TienPhong Bank là một gương mặt mới.
Ông Nguyễn Hưng nói rằng, thế mạnh của ngân hàng mình là kế thừa kinh nghiệm của cổ đông Tập đoàn DOJI - một đầu mối kinh doanh lớn và có mặt trong đợt cấp phép này. Hai bên đã có sự chuyển giao, hợp tác chuẩn bị trong thời gian qua.
“Tuy nhiên, kinh doanh vàng không hề dễ, cần có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Đây là một lĩnh vực tiềm năng, và chúng tôi kỳ vọng kinh doanh vàng sẽ đạt tỷ trọng từ 5 - 10% lợi nhuận trong năm 2013 tới. Dự kiến, hoạt động này sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai vì không mất nhiều chi phí”, ông Hưng dự tính.