Rủi ro ngân hàng: Nhìn từ những méo mó “hy hữu”
Những bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây, có hiện tượng được cho là “hy hữu” từ trước đến nay
“Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại”, báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố tại hội thảo ngày 17/5 nhấn mạnh, cũng như trong tham luận của chuyên gia.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình và đưa thêm dẫn chứng về những bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây, có hiện tượng được cho là “hy hữu” từ trước đến nay.
“Không nên đổ lỗi lãi suất cao cho ngân hàng nhỏ”
Một trong những bình luận đáng chú ý tại hội thảo ngày hôm qua đến từ TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia. Vị này lưu ý, trong khi quan hệ lãi suất chuẩn tại châu Âu, lãi suất thị trường liên ngân hàng luôn xoay xung quanh lãi suất thị trường mở, thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây không theo đúng điều này.
“Ta thì lãi suất trung ương một đường, lãi suất liên ngân hàng một nẻo thì làm thế nào mà chỉ dẫn thị trường. Cho nên, đổ lãi suất cao do ngân hàng nhỏ là sai, không có cơ sở”, TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định như vậy.
Ông lập luận, chỉ có ngân hàng lớn mới nhận được tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; mới có trái phiếu Chính phủ để tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương; được các tập đoàn mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn lớn với lãi suất thấp; mới có vốn ODA làm dịch vụ giải ngân cho Chính phủ và có cơ hội huy động vốn thấp.
Trái với nhiều cơ hội và ưu thế như kể trên, các ngân hàng “nhỏ” chỉ có thể huy động tiền gửi của dân cộng với tiền gửi của doanh nghiệp cỡ vừa trở xuống. “Thế thì đương nhiên họ phải huy động vốn cao lên”, ông khẳng định.
Lý do các ngân hàng “nhỏ” chạy đua lãi suất như hiện nay, cũng theo ông Nghĩa, là vì trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn cho họ vay với lãi suất có thể đến 25% và không phạm luật. “Thế thì dại gì họ không vay của dân 17-18%, mà kỳ hạn là như nhau?”, ông đặt vấn đề.
Nhưng khi trần lãi suất huy động là 14%, những lách luật lại dẫn đến một rủi ro khác. “Điều chúng tôi đã báo cáo, chưa bao giờ trong ngành ngân hàng có hai hệ thống báo cáo kế toán như bây giờ. Một hệ thống lãi suất huy động ghi là 14%, nhưng mà trên thực tế ngân hàng phải trả là 17-18-19%, thậm chí là 20%”, ông Nghĩa cho hay. “Vậy thì hạch toán như thế nào đây?”
Và do hệ thống ngân hàng hạch toán điện tử hóa hoàn toàn nên một số ngân hàng phải sinh ra các định chế tài chính để chứa “cái gọi là méo mó này”, ông Nghĩa nói.
Nóng - lạnh đột ngột
Nhưng đáng quan ngại hơn, so với đường cong lãi suất chuẩn, các kỳ hạn dài lãi suất phải cao lên, thực tế đường cong lãi suất áp vào mức công bố của các ngân hàng thương mại gần đây đang đi ngang, thậm chí là đi xuống do lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn.
“Điều này là chưa bao giờ xảy ra, hy hữu mới có cái dạng như của Việt Nam hiện nay. Tức là sự méo mó khủng khiếp. Lỗi là tại điều hành chứ không phải lỗi tại thị trường, do chúng ta sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính, sử dụng mệnh lệnh hành chính…”, ông Nghĩa bình luận.
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia tại hội thảo ngày hôm qua (17/5), chính sách tiền tệ năm 2010 là khá giật cục và thiếu nhất quan, có tình trạng 6 tháng đầu năm thắt chặt, 6 tháng cuối năm nới lỏng, gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Nửa đầu năm ngoái, tăng trưởng tín dụng mới khoảng 10%, nửa cuối năm nới lỏng khiến tín dụng tăng tới 31% so với cuối năm 2009. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng tương tự, từ khoảng 7% trong nửa đầu năm thì đến cuối năm đạt con số 28% cao hơn cuối năm trước đó.
“Tức là điều hành giật cục… tình trạng này còn kéo đến tận năm nay chứ chưa dừng lại”, ông Nghĩa dự tính. Năm 2011, tăng trưởng tiền tệ 4 tháng đầu năm chỉ có khoảng 1%, tín dụng 4 tháng mới tăng có 5% so với cuối năm ngoái.
Thặt chặt tín dụng và cung tiền khiến thanh khoản nhiều ngân hàng khó khăn. Cũng chính vì điều này, mặt bằng lãi suất năm 2011 thậm chí còn cao hơn năm 2008, và có thể là cao nhất trong nhiều năm nay, một khác biệt nữa cũng được vị Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia đưa ra.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình và đưa thêm dẫn chứng về những bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây, có hiện tượng được cho là “hy hữu” từ trước đến nay.
“Không nên đổ lỗi lãi suất cao cho ngân hàng nhỏ”
Một trong những bình luận đáng chú ý tại hội thảo ngày hôm qua đến từ TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia. Vị này lưu ý, trong khi quan hệ lãi suất chuẩn tại châu Âu, lãi suất thị trường liên ngân hàng luôn xoay xung quanh lãi suất thị trường mở, thị trường tiền tệ Việt Nam gần đây không theo đúng điều này.
“Ta thì lãi suất trung ương một đường, lãi suất liên ngân hàng một nẻo thì làm thế nào mà chỉ dẫn thị trường. Cho nên, đổ lãi suất cao do ngân hàng nhỏ là sai, không có cơ sở”, TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định như vậy.
Ông lập luận, chỉ có ngân hàng lớn mới nhận được tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; mới có trái phiếu Chính phủ để tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương; được các tập đoàn mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn lớn với lãi suất thấp; mới có vốn ODA làm dịch vụ giải ngân cho Chính phủ và có cơ hội huy động vốn thấp.
Trái với nhiều cơ hội và ưu thế như kể trên, các ngân hàng “nhỏ” chỉ có thể huy động tiền gửi của dân cộng với tiền gửi của doanh nghiệp cỡ vừa trở xuống. “Thế thì đương nhiên họ phải huy động vốn cao lên”, ông khẳng định.
Lý do các ngân hàng “nhỏ” chạy đua lãi suất như hiện nay, cũng theo ông Nghĩa, là vì trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn cho họ vay với lãi suất có thể đến 25% và không phạm luật. “Thế thì dại gì họ không vay của dân 17-18%, mà kỳ hạn là như nhau?”, ông đặt vấn đề.
Nhưng khi trần lãi suất huy động là 14%, những lách luật lại dẫn đến một rủi ro khác. “Điều chúng tôi đã báo cáo, chưa bao giờ trong ngành ngân hàng có hai hệ thống báo cáo kế toán như bây giờ. Một hệ thống lãi suất huy động ghi là 14%, nhưng mà trên thực tế ngân hàng phải trả là 17-18-19%, thậm chí là 20%”, ông Nghĩa cho hay. “Vậy thì hạch toán như thế nào đây?”
Và do hệ thống ngân hàng hạch toán điện tử hóa hoàn toàn nên một số ngân hàng phải sinh ra các định chế tài chính để chứa “cái gọi là méo mó này”, ông Nghĩa nói.
Nóng - lạnh đột ngột
Nhưng đáng quan ngại hơn, so với đường cong lãi suất chuẩn, các kỳ hạn dài lãi suất phải cao lên, thực tế đường cong lãi suất áp vào mức công bố của các ngân hàng thương mại gần đây đang đi ngang, thậm chí là đi xuống do lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn.
“Điều này là chưa bao giờ xảy ra, hy hữu mới có cái dạng như của Việt Nam hiện nay. Tức là sự méo mó khủng khiếp. Lỗi là tại điều hành chứ không phải lỗi tại thị trường, do chúng ta sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính, sử dụng mệnh lệnh hành chính…”, ông Nghĩa bình luận.
Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia tại hội thảo ngày hôm qua (17/5), chính sách tiền tệ năm 2010 là khá giật cục và thiếu nhất quan, có tình trạng 6 tháng đầu năm thắt chặt, 6 tháng cuối năm nới lỏng, gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Nửa đầu năm ngoái, tăng trưởng tín dụng mới khoảng 10%, nửa cuối năm nới lỏng khiến tín dụng tăng tới 31% so với cuối năm 2009. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng tương tự, từ khoảng 7% trong nửa đầu năm thì đến cuối năm đạt con số 28% cao hơn cuối năm trước đó.
“Tức là điều hành giật cục… tình trạng này còn kéo đến tận năm nay chứ chưa dừng lại”, ông Nghĩa dự tính. Năm 2011, tăng trưởng tiền tệ 4 tháng đầu năm chỉ có khoảng 1%, tín dụng 4 tháng mới tăng có 5% so với cuối năm ngoái.
Thặt chặt tín dụng và cung tiền khiến thanh khoản nhiều ngân hàng khó khăn. Cũng chính vì điều này, mặt bằng lãi suất năm 2011 thậm chí còn cao hơn năm 2008, và có thể là cao nhất trong nhiều năm nay, một khác biệt nữa cũng được vị Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia đưa ra.