Rủi ro từ chính sách thuế
Điều chỉnh thuế không kịp thời hay không phù hợp với thực tế đã mang lại những rủi ro lớn và gần như không thể cưỡng nổi
Chính sách thuế là công cụ điều tiêt thị trường được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây nhằm đối phó với những biến động trên thị trường trong nước và thế giới.
Tuy nhiên, điều chỉnh thuế không kịp thời hay không phù hợp với thực tế đã mang lại những rủi ro lớn và gần như không thể cưỡng nổi đối với người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Từ doanh nghiệp sắt thép đến nông dân đều khổ vì thuế
Bên lề Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Tây Bắc hồi đầu tháng 10, đại diện Công ty thép Vạn Lợi - một trong những doanh nghiệp thép lớn có khả năng sản xuất phôi ở Việt Nam cho biết đã bước đầu thành công khi được chấp thuận một dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt ở Phú Thọ.
Tuy nhiên, thành công này không làm cho vi lãnh đạo này cảm thấy vui hơn khi vẫn còn đó những lo lắng về hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chính sách thuế. Chính sách thuế hỗ trợ ngành thép dù đã được đề đạt nhiều lần nhưng phản ứng cứng nhắc và quá chậm từ cơ quan chức năng đã khiến nhiều doanh nghiệp thép rơi vào thua lỗ và phá sản.
Câu chuyện của ngành thép có lẽ là một điển hình của một năm kinh tế đầy biến động như 2008.
Đầu năm, khi giá phôi thép có dấu hiệu tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã dự đoán giá tăng tiếp và nhập nhiều phôi dự trữ. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn và các chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ, thép ế ẩm đúng vào lúc giá phôi thế giới tăng cao và doanh nghiệp bắt đầu xuất ngược phôi thép ra nước ngoài để kiếm lãi.
Lo ngại xuất khẩu phôi thép sẽ khiến làm giảm nguồn phôi dự trữ trong nước, khiến cho giá thép trong nước có thể tiếp tục tăng lên khi nhu cầu tiêu dùng quay trở lại mà giá phôi thép được dự đoán là không ngừng tăng. Nhận định đó đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã thống nhất cao, liên tục tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên đến mức cao nhất 20%.
Nhưng đúng lúc thuế lên cao nhất thì giá phôi thế giới bắt đầu giảm mạnh. doanh nghiệp đứng trước khả năng thua lỗ nặng nề và ráo riết đề nghị giảm thuế nhanh nhưng các bước giảm thuế lại được thực hiện khá chậm chạp so với tốc độ giảm giá thế giới. Hậu quả là doanh nghiệp không xuất khẩu được phôi thép và gần như chắc chắn có một năm kinh doanh thua lỗ.
Trong khi đó, giá thép thế giới tiếp tục giảm mạnh và bắt đầu tràn vào Việt Nam, không còn đường nào, doanh nghiệp lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu để giải quyết hết lượng hàng tồn kho, để tồn tại tránh phá sản nhưng đề xuất đó vẫn phải chờ xem xét.
Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép đã cho biết, năm 2008, ngành thép đã làm chuyện chưa từng có là lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép nhưng sau đó xu hướng này đã bị chặn đứng bởi những sắc thuế và khiến các doanh nghiệp thép tồn đọng một lượng lớn phôi thép.
Ông Cường cho rằng, Việt Nam không tự sản xuất được phôi thép nhưng không có nghĩa chúng ta không xuất khẩu. “Trong một thị trường mở và thông nhau với thế giới thì việc doanh nghiệp nhập lúc này và xuất lúc khác, thậm chí nhập khẩu giá thấp rồi xuất khẩu đề kiếm lãi khi giá cao để kiếm lãi là chuyện thường. Singapore hay Hồng Kông đều làm thế. Tuy nhiên với quan điểm điểm và và chính sách cứng nhắc của các nhà quản lý đã khiến doanh nghiệp thép phải “ôm hận” khi đầu cơ vào thép và phải viện đến nước đường cùng là tăng thuế nhập khẩu bất chấp sẽ phải chịu nhiều lời chỉ trích là bảo hộ và dựa dẫm”, ông Cường phân tích.
Không như các doanh nghiệp thép lớn có tiếng nói để nhiều người cùng vào cuộc, nông dân phải âm thầm gánh chịu những rủi ro từ thuế trong hơn một năm qua khi thuế nhập khẩu thịt đã giảm nhanh và mạnh hơn cả mức cam kết WTO khiến cho thịt nhập khẩu rẻ hơn thịt trong nước chăn nuôi. Nông dân chăn nuôi phá sản hàng loạt.
Đã có rất nhiều lời cảnh báo về thuế nhập khẩu bất lợi này sẽ khiến cho ngành chăn nuôi trong nước bị bóp chết và nông dân bị đẩy vào bước đường cùng trong thời kỳ hội nhập nhanh hơn nhưng dường như tất cả đều rất ít được để ý.
Một doanh nghiệp chuyên chăn nuôi và phát triển các sản phẩm về thủy đặc sản ở miền Bắc cho biết, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp đã nhập thịt về để phân phối, kiếm lãi nuôi doanh nghiệp qua thời vận hạn. Các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi ước tính, có lúc thị phần thịt nhập khẩu đã chiếm tới hơn 40%, sản phẩm của nông dân Việt Nam chỉ có bán ở chợ lẻ, rất khó để vào siêu thị và các nhà chế biến lớn nếu xét trên tiêu chí cạnh tranh là giá cả.
Đền gần cuối năm, thuế nhập khẩu thịt đã được tăng trở lại hòng cứu vãn một chăn nuôi trong nước gần như đã bị tê liệt nhưng mức tăng theo nhiều chuyên gia là gần như chưa thỏa đáng. Và nông dân dù đã quay trở lại gây dựng những đàn gia súc, nhưng những rủi ro kiểu như điều hành thuế vẫn đe dọa và khiến cho họ phá sản bất cứ lúc nào.
Ứng xử sao cho lợi đôi đường
Việt Nam đã gia nhập WTO được hai năm, theo lộ thời các thời điểm mở cửa rộng hơn đối với các lĩnh vực và yêu cầu hạ thấp biểu thếu càng nhiều hơn. Trong khi một nền sản xuất kinh doanh trong nước chưa được cải thiện thì áp lực mở cửa đang đè nặng lên số phận của các thành viên của một kinh tế từ những người nhỏ nhất là nông dân cho đến nhưng doanh nghiệp như những nhà sản xuất thép trên đây.
Trong một lĩnh vực nhạy cảm như phân phối, trước thời điểm mở cửa, một quan chức của Bộ Công Thương với quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển đã nhấn mạnh, cam kết cho phép chúng ta xây dựng những điều kiện và những rào cản để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài.
Đó là quyền mà Việt Nam được sử dụng mà không ai có thể phản đối hay đòi hỏi giải trình. Thế nhưng quyền cấp phép không ở trong tay ông mà do các địa phương nắm. Các địa phương ngoài hạn chế về năng lực thẩm định thì còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác có thể khiến những cam kết có thể sẽ được thực hiện theo hướng không có lợi cho cái chung.
Từ đây, nói về điều hành công cụ thuế làm sao cho vẹn cả đôi đường là đảm bảo không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu vào bảo vệ sản xuất trong nước là một yêu cầu không dễ mà các nhà xây dựng và thực hiện chính sách cần phải nhanh nhạy, thực tế và biết lắng nghe ý kiến phản biện hơn.
Tại hội nghị mới đây của ngành tài chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng, để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế trong năm 2009, Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, Vì thế, yêu cầu là phải thực hiện các biện pháp một cách hợp lý, linh hoạt đề không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đạt mục tiêu thu ngân sách và hỗ trợ kinh tế trong nước.
Con đường đi tới một nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang mong muốn nhiều nước công nhận sẽ còn nhiều việc phải làm để doanh nghiệp hưởng trọn những lợi ích của một thị trường cạnh tranh thực sự.
Tuy nhiên, tổng giám đốc một ngân hàng lớn đã cho rằng, mong chờ một sự hoàn hảo của thị trường, trông chờ hoàn toàn vào sự điều tiết kỳ diệu của bàn tay thị trường sẽ chỉ là lý thuyết.
Trong khủng hoảng, những nước tự hào là thị trường phát triển vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính, chi tiền công quỹ để cứu lấy doanh nghiệp, những nước văn minh và có hệ thống pháp luật quốc tế tốt nhất vẫn có thể dựng lên các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.
Cái hay là người ta đã tạo ra được một hàng lang, một sự uyển chuyển để không bị cho là vi phạm và bị soi với cái nhìn khác biệt khi thực hiện. Đó là cách mà Việt Nam còn phải học và cần đề cập đến nhiều hơn trong các bản báo cáo và nghiên cứu về hội nhập.
Ngọc Sơn (Tạp chí Đầu tư Nước ngoài)
Tuy nhiên, điều chỉnh thuế không kịp thời hay không phù hợp với thực tế đã mang lại những rủi ro lớn và gần như không thể cưỡng nổi đối với người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Từ doanh nghiệp sắt thép đến nông dân đều khổ vì thuế
Bên lề Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Tây Bắc hồi đầu tháng 10, đại diện Công ty thép Vạn Lợi - một trong những doanh nghiệp thép lớn có khả năng sản xuất phôi ở Việt Nam cho biết đã bước đầu thành công khi được chấp thuận một dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt ở Phú Thọ.
Tuy nhiên, thành công này không làm cho vi lãnh đạo này cảm thấy vui hơn khi vẫn còn đó những lo lắng về hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chính sách thuế. Chính sách thuế hỗ trợ ngành thép dù đã được đề đạt nhiều lần nhưng phản ứng cứng nhắc và quá chậm từ cơ quan chức năng đã khiến nhiều doanh nghiệp thép rơi vào thua lỗ và phá sản.
Câu chuyện của ngành thép có lẽ là một điển hình của một năm kinh tế đầy biến động như 2008.
Đầu năm, khi giá phôi thép có dấu hiệu tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã dự đoán giá tăng tiếp và nhập nhiều phôi dự trữ. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn và các chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ, thép ế ẩm đúng vào lúc giá phôi thế giới tăng cao và doanh nghiệp bắt đầu xuất ngược phôi thép ra nước ngoài để kiếm lãi.
Lo ngại xuất khẩu phôi thép sẽ khiến làm giảm nguồn phôi dự trữ trong nước, khiến cho giá thép trong nước có thể tiếp tục tăng lên khi nhu cầu tiêu dùng quay trở lại mà giá phôi thép được dự đoán là không ngừng tăng. Nhận định đó đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã thống nhất cao, liên tục tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên đến mức cao nhất 20%.
Nhưng đúng lúc thuế lên cao nhất thì giá phôi thế giới bắt đầu giảm mạnh. doanh nghiệp đứng trước khả năng thua lỗ nặng nề và ráo riết đề nghị giảm thuế nhanh nhưng các bước giảm thuế lại được thực hiện khá chậm chạp so với tốc độ giảm giá thế giới. Hậu quả là doanh nghiệp không xuất khẩu được phôi thép và gần như chắc chắn có một năm kinh doanh thua lỗ.
Trong khi đó, giá thép thế giới tiếp tục giảm mạnh và bắt đầu tràn vào Việt Nam, không còn đường nào, doanh nghiệp lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu để giải quyết hết lượng hàng tồn kho, để tồn tại tránh phá sản nhưng đề xuất đó vẫn phải chờ xem xét.
Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép đã cho biết, năm 2008, ngành thép đã làm chuyện chưa từng có là lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép nhưng sau đó xu hướng này đã bị chặn đứng bởi những sắc thuế và khiến các doanh nghiệp thép tồn đọng một lượng lớn phôi thép.
Ông Cường cho rằng, Việt Nam không tự sản xuất được phôi thép nhưng không có nghĩa chúng ta không xuất khẩu. “Trong một thị trường mở và thông nhau với thế giới thì việc doanh nghiệp nhập lúc này và xuất lúc khác, thậm chí nhập khẩu giá thấp rồi xuất khẩu đề kiếm lãi khi giá cao để kiếm lãi là chuyện thường. Singapore hay Hồng Kông đều làm thế. Tuy nhiên với quan điểm điểm và và chính sách cứng nhắc của các nhà quản lý đã khiến doanh nghiệp thép phải “ôm hận” khi đầu cơ vào thép và phải viện đến nước đường cùng là tăng thuế nhập khẩu bất chấp sẽ phải chịu nhiều lời chỉ trích là bảo hộ và dựa dẫm”, ông Cường phân tích.
Không như các doanh nghiệp thép lớn có tiếng nói để nhiều người cùng vào cuộc, nông dân phải âm thầm gánh chịu những rủi ro từ thuế trong hơn một năm qua khi thuế nhập khẩu thịt đã giảm nhanh và mạnh hơn cả mức cam kết WTO khiến cho thịt nhập khẩu rẻ hơn thịt trong nước chăn nuôi. Nông dân chăn nuôi phá sản hàng loạt.
Đã có rất nhiều lời cảnh báo về thuế nhập khẩu bất lợi này sẽ khiến cho ngành chăn nuôi trong nước bị bóp chết và nông dân bị đẩy vào bước đường cùng trong thời kỳ hội nhập nhanh hơn nhưng dường như tất cả đều rất ít được để ý.
Một doanh nghiệp chuyên chăn nuôi và phát triển các sản phẩm về thủy đặc sản ở miền Bắc cho biết, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp đã nhập thịt về để phân phối, kiếm lãi nuôi doanh nghiệp qua thời vận hạn. Các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi ước tính, có lúc thị phần thịt nhập khẩu đã chiếm tới hơn 40%, sản phẩm của nông dân Việt Nam chỉ có bán ở chợ lẻ, rất khó để vào siêu thị và các nhà chế biến lớn nếu xét trên tiêu chí cạnh tranh là giá cả.
Đền gần cuối năm, thuế nhập khẩu thịt đã được tăng trở lại hòng cứu vãn một chăn nuôi trong nước gần như đã bị tê liệt nhưng mức tăng theo nhiều chuyên gia là gần như chưa thỏa đáng. Và nông dân dù đã quay trở lại gây dựng những đàn gia súc, nhưng những rủi ro kiểu như điều hành thuế vẫn đe dọa và khiến cho họ phá sản bất cứ lúc nào.
Ứng xử sao cho lợi đôi đường
Việt Nam đã gia nhập WTO được hai năm, theo lộ thời các thời điểm mở cửa rộng hơn đối với các lĩnh vực và yêu cầu hạ thấp biểu thếu càng nhiều hơn. Trong khi một nền sản xuất kinh doanh trong nước chưa được cải thiện thì áp lực mở cửa đang đè nặng lên số phận của các thành viên của một kinh tế từ những người nhỏ nhất là nông dân cho đến nhưng doanh nghiệp như những nhà sản xuất thép trên đây.
Trong một lĩnh vực nhạy cảm như phân phối, trước thời điểm mở cửa, một quan chức của Bộ Công Thương với quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển đã nhấn mạnh, cam kết cho phép chúng ta xây dựng những điều kiện và những rào cản để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài.
Đó là quyền mà Việt Nam được sử dụng mà không ai có thể phản đối hay đòi hỏi giải trình. Thế nhưng quyền cấp phép không ở trong tay ông mà do các địa phương nắm. Các địa phương ngoài hạn chế về năng lực thẩm định thì còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác có thể khiến những cam kết có thể sẽ được thực hiện theo hướng không có lợi cho cái chung.
Từ đây, nói về điều hành công cụ thuế làm sao cho vẹn cả đôi đường là đảm bảo không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu vào bảo vệ sản xuất trong nước là một yêu cầu không dễ mà các nhà xây dựng và thực hiện chính sách cần phải nhanh nhạy, thực tế và biết lắng nghe ý kiến phản biện hơn.
Tại hội nghị mới đây của ngành tài chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng, để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế trong năm 2009, Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, Vì thế, yêu cầu là phải thực hiện các biện pháp một cách hợp lý, linh hoạt đề không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đạt mục tiêu thu ngân sách và hỗ trợ kinh tế trong nước.
Con đường đi tới một nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang mong muốn nhiều nước công nhận sẽ còn nhiều việc phải làm để doanh nghiệp hưởng trọn những lợi ích của một thị trường cạnh tranh thực sự.
Tuy nhiên, tổng giám đốc một ngân hàng lớn đã cho rằng, mong chờ một sự hoàn hảo của thị trường, trông chờ hoàn toàn vào sự điều tiết kỳ diệu của bàn tay thị trường sẽ chỉ là lý thuyết.
Trong khủng hoảng, những nước tự hào là thị trường phát triển vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính, chi tiền công quỹ để cứu lấy doanh nghiệp, những nước văn minh và có hệ thống pháp luật quốc tế tốt nhất vẫn có thể dựng lên các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.
Cái hay là người ta đã tạo ra được một hàng lang, một sự uyển chuyển để không bị cho là vi phạm và bị soi với cái nhìn khác biệt khi thực hiện. Đó là cách mà Việt Nam còn phải học và cần đề cập đến nhiều hơn trong các bản báo cáo và nghiên cứu về hội nhập.
Ngọc Sơn (Tạp chí Đầu tư Nước ngoài)