“Rước” người tài bằng cổ phần
Đang có một làn sóng nhân lực “chạy ngược” từ các “đại gia” nước ngoài về với các doanh nghiệp Việt Nam
Một ngày giữa năm 2006, Lưu Đức Khánh - giám đốc chiến lược của Ngân hàng HSBC tại Tp.HCM - nhận được điện thoại của một người đàn ông từ Hà Nội: “Này Khánh, cậu có muốn sang bên mình không?”.
Phải mất vài tháng cân nhắc cộng với nhiều đêm mất ngủ, anh quyết định nộp đơn nghỉ việc để về với An Bình, một ngân hàng cổ phần nông thôn vừa mới được nâng cấp thành ngân hàng đô thị. Khánh là một trong những người làm nên làn sóng nhân lực “chạy ngược” từ các “đại gia” nước ngoài về với các doanh nghiệp Việt Nam nhờ sự sôi động của thị trường chứng khoán.
Các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, Mizuho... và một số công ty đa quốc gia khác đang trở thành lò đào tạo bất đắc dĩ trong cơn sốt chứng khoán của Việt Nam. Hàng loạt các “cựu thần” của họ ra đi, để lại nhiều khoảng trống. Giới “săn đầu người” nói với nhau: các công ty nước ngoài có khá nhiều điều kiện để giữ người, từ lương cao, môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến nhanh..., chỉ trừ mỗi... cổ phần.
Đi tìm sự khác biệt
Theo Lưu Đức Khánh, từ Ngân hàng HSBC về làm việc tại Ngân hàng An Bình giống như đang ngồi trên chiếc Mercedes chạy trên xa lộ của Mỹ chuyển sang lái chiếc xe máy luồn lách trên con đường Cách Mạng Tháng Tám dài và hẹp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tích lũy sau hơn 10 năm làm việc tại HSBC, Khánh mau chóng hiểu anh cần phải làm gì để thổi sức sống mới vào An Bình ở vị trí Tổng giám đốc và thành viên HĐQT.
Khánh giãi bày: “Thật sự tôi không quan tâm đến mức lương hiện nay của mình là bao nhiêu. Động lực để tôi gắn bó và chiến đấu vì An Bình chính là số cổ phiếu mà tôi đang nắm giữ. Đó là sự cam kết của bản thân tôi với ngân hàng, là sự gửi gắm của các cổ đông vào tôi và là mức thu nhập của tôi trong tương lai. Làm việc cho ngân hàng cũng là làm việc cho chính mình”.
Nguyễn Quốc Sỹ, nguyên giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp trong nước của HSBC, còn có sự chọn lựa mạo hiểm hơn. Chỗ làm việc hiện nay của Sỹ là căn phòng bé xíu nằm khiêm tốn trong một khu nhà trên đường Phùng Khắc Khoan (quận 1), một hình ảnh hoàn toàn đối ngược với tòa cao ốc lộng lẫy nằm giữa trung tâm thành phố, nơi đặt trụ sở HSBC. Sỹ hiện là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Cổ phần Nông thôn miền Tây có trụ sở tại Cần Thơ.
Anh đang cùng các cộng sự chạy hết công suất để chuẩn bị cho ngày ngân hàng miền Tây được lên ngân hàng đô thị, phát hành cổ phiếu tăng vốn và mở rộng hoạt động trên địa bàn Tp.HCM. Sỹ nói: “Anh Đinh Ngọc Sơn (Tổng giám đốc Ngân hàng miền Tây) là một người bạn lâu năm của tôi. Anh ấy muốn chúng tôi cùng góp sức xây dựng ngân hàng, tổ chức lại bộ máy, “săn” nhân sự từ bên ngoài, kêu gọi vốn đầu tư…, những việc mà tôi chưa từng làm trước đó. Chẳng phải đó là một cơ hội tốt để mình lăn xả hay sao? Sau này Ngân hàng miền Tây lớn mạnh, nhìn lại quãng đường mình đi qua mới thấy thật tự hào”.
Cũng ra đi từ HSBC sau hơn 10 năm gắn bó, Huỳnh Đại Thắng, giám đốc quan hệ khách hàng của bộ phận tài chính doanh nghiệp, lại về làm giám đốc một công ty chuyên về công nghệ thông tin (IT). Thắng xuất thân là dân IT, đã từng kinh qua chức giám đốc phụ trách kỹ thuật của HSBC.
“Tôi muốn mang toàn bộ hiểu biết về hoạt động tài chính để xây dựng công ty của mình. Bây giờ tôi không chỉ đơn thuần là người làm công ăn lương nữa, bởi với phần góp vốn của tôi, công ty làm ăn thành công bao nhiêu, tôi hưởng lại bấy nhiêu. Đó là sự khác biệt cơ bản”, Thắng phân tích.
HSBC cũng vừa mất một phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hà Nội. Ban đầu, vị phó giám đốc này bị “săn” bởi Công ty Chứng khoán SSI, nhưng về sau chị đổi ý, dừng việc hợp tác này lại để đeo đuổi những kế hoạch riêng.
Gió đang thổi theo chiều nào?
Làn sóng chất xám “chảy ngược” quả là đang hình thành. Ngân hàng VIB cũng vừa có tổng giám đốc mới, một khuôn mặt khá quen thuộc trong giới ngân hàng nước ngoài. Đó là Hàn Ngọc Vũ, từng là giám đốc chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Citibank.
Hàn Ngọc Vũ từng phát biểu với báo giới: “Tôi đã có ý định đầu quân cho một ngân hàng trong nước cách đây mấy năm rồi. Chính sự lớn mạnh và tính chuyên nghiệp của các ngân hàng nội là cơ sở để tôi quyết định. Tôi muốn đem kinh nghiệm đã học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho VIB Bank và tôi tin là có được một môi trường thuận lợi để mình gửi gắm tâm huyết”.
Trao đổi với báo giới, Vũ nói hai hệ thống ngân hàng nội và ngoại đều đang chạy khá trơn tru, tuy nhiên thách thức đối với anh ở vị trí mới và cũ rất khác nhau, phạm vi công việc cũng rất cách xa.
Theo các chuyên gia về nhân lực, hấp lực của các đơn vị trong nước là họ sẵn sàng chia sẻ số cổ phiếu đủ lớn để chiêu dụ người tài. Quan trọng hơn, họ giao cho những người được “săn” những vị trí lãnh đạo cốt cán trong công ty để những người này thỏa sức áp dụng những ý tưởng mới, tạo những tầm nhìn mới mà lâu nay khi làm ở các công ty nước ngoài họ bị trói buộc.
“Các công ty nước ngoài chuyên môn hóa rất sâu, khi một người được giao phụ trách một lĩnh vực nào thì chỉ cần trút hết sức lực vào đó, không cần phải “ngắm nghía” xung quanh. Trong khi đó, nếu người này ngồi vào vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong nước, họ sẽ có được tầm nhìn bao quát, vạch ra những hướng đi và có quyền ra những quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thách thức này cũng là một yếu tố hấp dẫn họ” - lãnh đạo một ngân hàng vừa “săn” được “hiền tài” tiết lộ.
Cũng theo ông, một doanh nghiệp khi muốn giữ người phải hội đủ cả ba điều kiện về thu nhập, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến. Trong đó, quan trọng nhất là thu nhập phải mang tính kích thích, tức làm được nhiều hưởng nhiều, mà điều này chính là tính “ưu việt” của cổ phiếu. Tuy nhiên, số cổ phiếu này không phải là loại hàng hóa “tặng không vĩnh viễn”.
Loại cổ phiếu này thường không được chuyển nhượng trong vòng ba năm, nếu người sở hữu nghỉ trước thời hạn này phải trả lại công ty. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE vừa thu hồi hơn 1.800 cổ phiếu từ bảy nhân viên thôi làm việc tại công ty. Vì thế, nhiều người nói cổ phiếu chính là thứ hàng hóa dùng để “săn” người ngọt ngào nhất nhưng cũng đắng đót nhất.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù cổ phiếu có giá hời bao nhiêu cũng chẳng giữ được người. Một đại gia chuyên về chế biến thực phẩm trên sàn chứng khoán vừa “chia tay” với giám đốc đối ngoại, một anh chàng còn trẻ vừa học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Úc về. Anh này ra đi, trả lại cổ phiếu cho công ty để về với một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất hàng tiêu dùng.
Hỏi sao không chờ vài tháng nữa để đủ ba năm làm việc nhằm hội đủ điều kiện chuyển nhượng cổ phiếu, anh trả lời ngắn gọn: “Cơ hội không dừng lại đợi mình!”. Lý do ra đi, theo anh, là vì anh còn trẻ, muốn được cọ xát trong một môi trường làm việc với đầy đủ thách thức và cơ hội gần với những gì anh đã được học.
Dòng chất xám liệu sẽ “chảy ngược” bao lâu? Một chuyên gia về nhân sự khẳng định dòng này sẽ còn tiếp tục chảy nhưng chỉ xảy ra đối với những ai đã làm việc lâu năm trong các tổ chức nước ngoài, cảm thấy đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm nên chủ động nói lời chia tay. Còn những bạn trẻ, những người mới chập chững bước vào nghề vẫn “mỏi mắt” tìm kiếm một chỗ làm trong các công ty đa quốc gia. Bởi ở đó, điều họ trông đợi nhất là sẽ có cơ hội rèn luyện một tác phong làm việc nhanh và bén theo kiểu “đa quốc gia”.
Phải mất vài tháng cân nhắc cộng với nhiều đêm mất ngủ, anh quyết định nộp đơn nghỉ việc để về với An Bình, một ngân hàng cổ phần nông thôn vừa mới được nâng cấp thành ngân hàng đô thị. Khánh là một trong những người làm nên làn sóng nhân lực “chạy ngược” từ các “đại gia” nước ngoài về với các doanh nghiệp Việt Nam nhờ sự sôi động của thị trường chứng khoán.
Các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank, Mizuho... và một số công ty đa quốc gia khác đang trở thành lò đào tạo bất đắc dĩ trong cơn sốt chứng khoán của Việt Nam. Hàng loạt các “cựu thần” của họ ra đi, để lại nhiều khoảng trống. Giới “săn đầu người” nói với nhau: các công ty nước ngoài có khá nhiều điều kiện để giữ người, từ lương cao, môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến nhanh..., chỉ trừ mỗi... cổ phần.
Đi tìm sự khác biệt
Theo Lưu Đức Khánh, từ Ngân hàng HSBC về làm việc tại Ngân hàng An Bình giống như đang ngồi trên chiếc Mercedes chạy trên xa lộ của Mỹ chuyển sang lái chiếc xe máy luồn lách trên con đường Cách Mạng Tháng Tám dài và hẹp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm tích lũy sau hơn 10 năm làm việc tại HSBC, Khánh mau chóng hiểu anh cần phải làm gì để thổi sức sống mới vào An Bình ở vị trí Tổng giám đốc và thành viên HĐQT.
Khánh giãi bày: “Thật sự tôi không quan tâm đến mức lương hiện nay của mình là bao nhiêu. Động lực để tôi gắn bó và chiến đấu vì An Bình chính là số cổ phiếu mà tôi đang nắm giữ. Đó là sự cam kết của bản thân tôi với ngân hàng, là sự gửi gắm của các cổ đông vào tôi và là mức thu nhập của tôi trong tương lai. Làm việc cho ngân hàng cũng là làm việc cho chính mình”.
Nguyễn Quốc Sỹ, nguyên giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp trong nước của HSBC, còn có sự chọn lựa mạo hiểm hơn. Chỗ làm việc hiện nay của Sỹ là căn phòng bé xíu nằm khiêm tốn trong một khu nhà trên đường Phùng Khắc Khoan (quận 1), một hình ảnh hoàn toàn đối ngược với tòa cao ốc lộng lẫy nằm giữa trung tâm thành phố, nơi đặt trụ sở HSBC. Sỹ hiện là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Cổ phần Nông thôn miền Tây có trụ sở tại Cần Thơ.
Anh đang cùng các cộng sự chạy hết công suất để chuẩn bị cho ngày ngân hàng miền Tây được lên ngân hàng đô thị, phát hành cổ phiếu tăng vốn và mở rộng hoạt động trên địa bàn Tp.HCM. Sỹ nói: “Anh Đinh Ngọc Sơn (Tổng giám đốc Ngân hàng miền Tây) là một người bạn lâu năm của tôi. Anh ấy muốn chúng tôi cùng góp sức xây dựng ngân hàng, tổ chức lại bộ máy, “săn” nhân sự từ bên ngoài, kêu gọi vốn đầu tư…, những việc mà tôi chưa từng làm trước đó. Chẳng phải đó là một cơ hội tốt để mình lăn xả hay sao? Sau này Ngân hàng miền Tây lớn mạnh, nhìn lại quãng đường mình đi qua mới thấy thật tự hào”.
Cũng ra đi từ HSBC sau hơn 10 năm gắn bó, Huỳnh Đại Thắng, giám đốc quan hệ khách hàng của bộ phận tài chính doanh nghiệp, lại về làm giám đốc một công ty chuyên về công nghệ thông tin (IT). Thắng xuất thân là dân IT, đã từng kinh qua chức giám đốc phụ trách kỹ thuật của HSBC.
“Tôi muốn mang toàn bộ hiểu biết về hoạt động tài chính để xây dựng công ty của mình. Bây giờ tôi không chỉ đơn thuần là người làm công ăn lương nữa, bởi với phần góp vốn của tôi, công ty làm ăn thành công bao nhiêu, tôi hưởng lại bấy nhiêu. Đó là sự khác biệt cơ bản”, Thắng phân tích.
HSBC cũng vừa mất một phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hà Nội. Ban đầu, vị phó giám đốc này bị “săn” bởi Công ty Chứng khoán SSI, nhưng về sau chị đổi ý, dừng việc hợp tác này lại để đeo đuổi những kế hoạch riêng.
Gió đang thổi theo chiều nào?
Làn sóng chất xám “chảy ngược” quả là đang hình thành. Ngân hàng VIB cũng vừa có tổng giám đốc mới, một khuôn mặt khá quen thuộc trong giới ngân hàng nước ngoài. Đó là Hàn Ngọc Vũ, từng là giám đốc chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Citibank.
Hàn Ngọc Vũ từng phát biểu với báo giới: “Tôi đã có ý định đầu quân cho một ngân hàng trong nước cách đây mấy năm rồi. Chính sự lớn mạnh và tính chuyên nghiệp của các ngân hàng nội là cơ sở để tôi quyết định. Tôi muốn đem kinh nghiệm đã học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho VIB Bank và tôi tin là có được một môi trường thuận lợi để mình gửi gắm tâm huyết”.
Trao đổi với báo giới, Vũ nói hai hệ thống ngân hàng nội và ngoại đều đang chạy khá trơn tru, tuy nhiên thách thức đối với anh ở vị trí mới và cũ rất khác nhau, phạm vi công việc cũng rất cách xa.
Theo các chuyên gia về nhân lực, hấp lực của các đơn vị trong nước là họ sẵn sàng chia sẻ số cổ phiếu đủ lớn để chiêu dụ người tài. Quan trọng hơn, họ giao cho những người được “săn” những vị trí lãnh đạo cốt cán trong công ty để những người này thỏa sức áp dụng những ý tưởng mới, tạo những tầm nhìn mới mà lâu nay khi làm ở các công ty nước ngoài họ bị trói buộc.
“Các công ty nước ngoài chuyên môn hóa rất sâu, khi một người được giao phụ trách một lĩnh vực nào thì chỉ cần trút hết sức lực vào đó, không cần phải “ngắm nghía” xung quanh. Trong khi đó, nếu người này ngồi vào vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong nước, họ sẽ có được tầm nhìn bao quát, vạch ra những hướng đi và có quyền ra những quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thách thức này cũng là một yếu tố hấp dẫn họ” - lãnh đạo một ngân hàng vừa “săn” được “hiền tài” tiết lộ.
Cũng theo ông, một doanh nghiệp khi muốn giữ người phải hội đủ cả ba điều kiện về thu nhập, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến. Trong đó, quan trọng nhất là thu nhập phải mang tính kích thích, tức làm được nhiều hưởng nhiều, mà điều này chính là tính “ưu việt” của cổ phiếu. Tuy nhiên, số cổ phiếu này không phải là loại hàng hóa “tặng không vĩnh viễn”.
Loại cổ phiếu này thường không được chuyển nhượng trong vòng ba năm, nếu người sở hữu nghỉ trước thời hạn này phải trả lại công ty. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE vừa thu hồi hơn 1.800 cổ phiếu từ bảy nhân viên thôi làm việc tại công ty. Vì thế, nhiều người nói cổ phiếu chính là thứ hàng hóa dùng để “săn” người ngọt ngào nhất nhưng cũng đắng đót nhất.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù cổ phiếu có giá hời bao nhiêu cũng chẳng giữ được người. Một đại gia chuyên về chế biến thực phẩm trên sàn chứng khoán vừa “chia tay” với giám đốc đối ngoại, một anh chàng còn trẻ vừa học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Úc về. Anh này ra đi, trả lại cổ phiếu cho công ty để về với một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất hàng tiêu dùng.
Hỏi sao không chờ vài tháng nữa để đủ ba năm làm việc nhằm hội đủ điều kiện chuyển nhượng cổ phiếu, anh trả lời ngắn gọn: “Cơ hội không dừng lại đợi mình!”. Lý do ra đi, theo anh, là vì anh còn trẻ, muốn được cọ xát trong một môi trường làm việc với đầy đủ thách thức và cơ hội gần với những gì anh đã được học.
Dòng chất xám liệu sẽ “chảy ngược” bao lâu? Một chuyên gia về nhân sự khẳng định dòng này sẽ còn tiếp tục chảy nhưng chỉ xảy ra đối với những ai đã làm việc lâu năm trong các tổ chức nước ngoài, cảm thấy đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm nên chủ động nói lời chia tay. Còn những bạn trẻ, những người mới chập chững bước vào nghề vẫn “mỏi mắt” tìm kiếm một chỗ làm trong các công ty đa quốc gia. Bởi ở đó, điều họ trông đợi nhất là sẽ có cơ hội rèn luyện một tác phong làm việc nhanh và bén theo kiểu “đa quốc gia”.