“Rút vốn chứng khoán ồ ạt khó xảy ra!”
"Việc bán ra ồ ạt rất dễ nhận thấy và khi đó câu hỏi đặt ra là liệu nhà đầu tư nước ngoài có bán được không"
Thông tin đồn thổi về việc Chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt luồng vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán đã được đích thân Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phủ nhận.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại ý kiến cho rằng có thể xảy ra hiện tượng đầu cơ và rút vốn ồ ạt, làm tổn thương thị trường. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) - về khả năng xảy ra kịch bản này.
Ông có thể đánh giá khái quát vai trò của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán thời gian gần đây và những quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra?
Thời điểm cuối năm 2006, số tổ chức nước ngoài (tổ chức nước ngoài) mở tài khoản đã tăng đột biến tới 5 lần so với thời kỳ đầu năm, nâng tổng số tổ chức nước ngoài hiện diện lên con số khoảng 150. Đặc biệt trong số này có những tổ chức toàn cầu như Citi Group, Dutch Bank...
Đáng chú ý là đa phần các tổ chức mới này chỉ đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung chứ không tham gia thị trường OTC nên sức cầu có sự gia tăng đột biến. Dòng vốn này đã kích thích lượng tiền lớn trong nước đổ vào thị trường chứng khoán, tạo nên sự sôi động chưa từng có. Tính thanh khoản được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp niêm yết có cơ hội huy động vốn hết sức thuận lợi.
Nhìn chung, dòng vốn này đã tác động tích cực đến thị trường và cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện tiêu cực nào. VN-Index trong một thời gian ngắn đã tăng hơn 300% và được đánh giá là quá nóng dẫn đến những lo ngại nhất định.
Tuy nhiên, để đánh giá thị trường nóng như thế nào, các cơ quan quản lý cần xem xét đầy đủ các nguyên nhân.
Vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường với chiến lược mua và nắm giữ các blue-chips. Việc tăng giá chủ yếu xuất hiện ở nhóm cổ phiếu này. Hiện tượng tăng giá "ăn theo" chỉ xuất hiện ở một số cổ phiếu chứ không phải toàn bộ.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng với tốc độ cao thể hiện bước ngoặt mới trong quá trình phát triển. Vấn đề lo ngại hiện nay chỉ ở chỗ một bộ phận nhà đầu tư cá nhân mới trong nước quá vội vã và hăng hái tham gia thị trường trong khi kiến thức còn hạn chế, chứ không phải hiện tượng đầu cơ ngắn hạn của các tổ chức nước ngoài.
Có quan điểm cho rằng, dòng vốn đầu cơ ngắn hạn có thể gây ra những đổ vỡ nếu có lượng vốn lớn ồ ạt rút ra khỏi thị trường trong thời gian ngắn. Ông đánh giá khả năng này như thế nào?
Khả năng ồ ạt rút vốn trong thời gian ngắn rất khó xảy ra.
Thứ nhất, muốn rút vốn nhà đầu tư nước ngoài phải bán cổ phiếu ra. Việc bán ra ồ ạt rất dễ nhận thấy và khi đó câu hỏi đặt ra là liệu họ có bán được không khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng rất tỉnh táo. Việc phá giá sẽ gây bất lợi cho họ trước tiên.
Thứ hai, chính sách quản lý ngoại hối hiện tại rất tốt. Về tỉ giá, ta vẫn đang duy trì và kiểm soát được chính sách đồng nội tệ yếu. Ngoài ra, VND vẫn chưa được tự do chuyển đổi ngoài biên giới. tổ chức nước ngoài vào Việt Nam phải hoán đổi ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng trong nước, nên khả năng đầu cơ tiền tệ rất thấp.
Đặc biệt, Việt Nam hiện áp dụng quy định duy trì hạn mức trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Do đó lượng ngoại tệ không thể dồn dập vào thị trường (so với khả năng bình thường) vì phải phụ thuộc khả năng sẵn sàng chuyển đổi của các ngân hàng.
Việc chuyển ra với một khối lượng lớn trong thời gian ngắn cũng khó vì khả năng nắm giữ ngoại tệ tại ngân hàng có giới hạn, trong khi Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể điều tiết lượng cung.
Khi trao đổi với nhiều tổ chức nước ngoài, họ cũng nhận định dòng vốn đầu tư ngắn hạn nước ngoài sẽ phải đối mặt với những rủi ro này. Tôi tin rằng những tổ chức đầu tư lớn khi vào Việt Nam đã hiểu rất rõ về chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và họ phải xác định để đầu tư thành công ở Việt Nam thì định hướng cơ bản là đầu tư dài hạn.
Có ý kiến cho rằng nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật như giới hạn rút vốn sau 1 năm để "giữ" dòng vốn ở lại, hạn chế tình trạng đầu cơ. Theo ông, cách này có khả thi?
Đa phần các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì bản thân họ cũng đi huy động vốn ở các trung tâm tài chính quốc tế, bất kỳ sự hạn chế nào cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào Việt Nam.
Vấn đề lớn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng (kể cả nhà đầu tư dài hạn) là nếu áp dụng giải pháp trên thì thủ tục rút vốn sẽ vô cùng phức tạp. Làm thế nào để phân biệt được vốn ngắn hạn và vốn dài hạn?
Giả sử một nhà đầu tư quản lý uỷ thác cho 50 khách hàng, trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, sẽ có một lượng vốn liên tục đổ vào Việt Nam tại nhiều thời điểm và cũng sẽ có nhà đầu tư rút vốn ra. Đây chỉ là một trường hợp đơn giản. Thủ tục rút vốn phức tạp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư.
Theo chúng tôi, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện vô cùng khó. Nếu việc rút vốn mà mất vài tháng thì rất ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.
* Theo quy định, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối chỉ được nắm giữ tổng lượng ngoại tệ tối đa không quá 30% trên vốn tự có vào thời điểm cuối ngày, không được phép vượt giới hạn trên trong kinh doanh mua bán ngoại tệ. Nếu trong ngày vượt giới hạn trên thì ngân hàng phải bán ra cho ngân hàng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước. Đây có thể coi là cái van điều tiết lượng ngoại hối vào và ra.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại ý kiến cho rằng có thể xảy ra hiện tượng đầu cơ và rút vốn ồ ạt, làm tổn thương thị trường. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) - về khả năng xảy ra kịch bản này.
Ông có thể đánh giá khái quát vai trò của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán thời gian gần đây và những quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra?
Thời điểm cuối năm 2006, số tổ chức nước ngoài (tổ chức nước ngoài) mở tài khoản đã tăng đột biến tới 5 lần so với thời kỳ đầu năm, nâng tổng số tổ chức nước ngoài hiện diện lên con số khoảng 150. Đặc biệt trong số này có những tổ chức toàn cầu như Citi Group, Dutch Bank...
Đáng chú ý là đa phần các tổ chức mới này chỉ đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung chứ không tham gia thị trường OTC nên sức cầu có sự gia tăng đột biến. Dòng vốn này đã kích thích lượng tiền lớn trong nước đổ vào thị trường chứng khoán, tạo nên sự sôi động chưa từng có. Tính thanh khoản được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp niêm yết có cơ hội huy động vốn hết sức thuận lợi.
Nhìn chung, dòng vốn này đã tác động tích cực đến thị trường và cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện tiêu cực nào. VN-Index trong một thời gian ngắn đã tăng hơn 300% và được đánh giá là quá nóng dẫn đến những lo ngại nhất định.
Tuy nhiên, để đánh giá thị trường nóng như thế nào, các cơ quan quản lý cần xem xét đầy đủ các nguyên nhân.
Vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường với chiến lược mua và nắm giữ các blue-chips. Việc tăng giá chủ yếu xuất hiện ở nhóm cổ phiếu này. Hiện tượng tăng giá "ăn theo" chỉ xuất hiện ở một số cổ phiếu chứ không phải toàn bộ.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng với tốc độ cao thể hiện bước ngoặt mới trong quá trình phát triển. Vấn đề lo ngại hiện nay chỉ ở chỗ một bộ phận nhà đầu tư cá nhân mới trong nước quá vội vã và hăng hái tham gia thị trường trong khi kiến thức còn hạn chế, chứ không phải hiện tượng đầu cơ ngắn hạn của các tổ chức nước ngoài.
Có quan điểm cho rằng, dòng vốn đầu cơ ngắn hạn có thể gây ra những đổ vỡ nếu có lượng vốn lớn ồ ạt rút ra khỏi thị trường trong thời gian ngắn. Ông đánh giá khả năng này như thế nào?
Khả năng ồ ạt rút vốn trong thời gian ngắn rất khó xảy ra.
Thứ nhất, muốn rút vốn nhà đầu tư nước ngoài phải bán cổ phiếu ra. Việc bán ra ồ ạt rất dễ nhận thấy và khi đó câu hỏi đặt ra là liệu họ có bán được không khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng rất tỉnh táo. Việc phá giá sẽ gây bất lợi cho họ trước tiên.
Thứ hai, chính sách quản lý ngoại hối hiện tại rất tốt. Về tỉ giá, ta vẫn đang duy trì và kiểm soát được chính sách đồng nội tệ yếu. Ngoài ra, VND vẫn chưa được tự do chuyển đổi ngoài biên giới. tổ chức nước ngoài vào Việt Nam phải hoán đổi ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng trong nước, nên khả năng đầu cơ tiền tệ rất thấp.
Đặc biệt, Việt Nam hiện áp dụng quy định duy trì hạn mức trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Do đó lượng ngoại tệ không thể dồn dập vào thị trường (so với khả năng bình thường) vì phải phụ thuộc khả năng sẵn sàng chuyển đổi của các ngân hàng.
Việc chuyển ra với một khối lượng lớn trong thời gian ngắn cũng khó vì khả năng nắm giữ ngoại tệ tại ngân hàng có giới hạn, trong khi Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể điều tiết lượng cung.
Khi trao đổi với nhiều tổ chức nước ngoài, họ cũng nhận định dòng vốn đầu tư ngắn hạn nước ngoài sẽ phải đối mặt với những rủi ro này. Tôi tin rằng những tổ chức đầu tư lớn khi vào Việt Nam đã hiểu rất rõ về chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và họ phải xác định để đầu tư thành công ở Việt Nam thì định hướng cơ bản là đầu tư dài hạn.
Có ý kiến cho rằng nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật như giới hạn rút vốn sau 1 năm để "giữ" dòng vốn ở lại, hạn chế tình trạng đầu cơ. Theo ông, cách này có khả thi?
Đa phần các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì bản thân họ cũng đi huy động vốn ở các trung tâm tài chính quốc tế, bất kỳ sự hạn chế nào cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào Việt Nam.
Vấn đề lớn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng (kể cả nhà đầu tư dài hạn) là nếu áp dụng giải pháp trên thì thủ tục rút vốn sẽ vô cùng phức tạp. Làm thế nào để phân biệt được vốn ngắn hạn và vốn dài hạn?
Giả sử một nhà đầu tư quản lý uỷ thác cho 50 khách hàng, trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, sẽ có một lượng vốn liên tục đổ vào Việt Nam tại nhiều thời điểm và cũng sẽ có nhà đầu tư rút vốn ra. Đây chỉ là một trường hợp đơn giản. Thủ tục rút vốn phức tạp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư.
Theo chúng tôi, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện vô cùng khó. Nếu việc rút vốn mà mất vài tháng thì rất ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.
* Theo quy định, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối chỉ được nắm giữ tổng lượng ngoại tệ tối đa không quá 30% trên vốn tự có vào thời điểm cuối ngày, không được phép vượt giới hạn trên trong kinh doanh mua bán ngoại tệ. Nếu trong ngày vượt giới hạn trên thì ngân hàng phải bán ra cho ngân hàng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước. Đây có thể coi là cái van điều tiết lượng ngoại hối vào và ra.