Sa thải đại biểu Quốc hội phải được phép Ủy ban?
Dự án Luật Tổ chức Quốc hội có điểm được cho là không phù hợp với kinh tế thị trường
Sáng 16/6, mở đầu tuần làm việc mới của kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở về dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) trong phiên họp toàn thể.
Trước thềm phiên thảo luận, Chính phủ đã có văn bản tham gia ý kiến đối với dự án luật này gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại đây, góp ý về quyền miễn trừ của đại biểu, Chính phủ đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 4 điều 55 dự thảo luật: “Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý”.
Theo phân tích của Chính phủ, quy định như trên không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Viên chức... nhất là đối với các đại biểu Quốc hội làm việc trong khu vực tư nhân.
Bởi khi đại biểu Quốc hội không còn khả năng cống hiến, đóng góp cho công ty, doanh nghiệp nơi họ làm việc mà vẫn đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý, không phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường.
Cũng liên quan đến quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội, tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung quy định: đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan báo chí đưa tin xúc phạm, bôi nhọ, việc đưa tin phải có ý kiến của trưởng đoàn.
Với các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có quy định bỏ phiếu tín nhiệm, tập hợp thảo luận dự án luật tại tổ cũng phản ánh ý kiến đại biểu đề nghị coi việc này như một sáng kiến lập pháp, không nhất thiết phải đủ kiến nghị của 20% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ý kiến khác đề nghị quy định tỷ lệ số lượng đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm là 30% hoặc là 15%.
Một số vị đại biểu đề nghị trước kỳ họp một tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản gửi đại biểu Quốc hội đề xuất ý kiến bỏ phiếu tín nhiệm, sau đó tổng hợp đề xuất của đại biểu Quốc hội để có cơ sở báo cáo Quốc hội.
Cũng có vị nêu quan điểm ngay từ đầu kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải phát phiếu cho đại biểu Quốc hội để ghi đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Với nhiều nội dung khác tại dự thảo luật, quan điểm cũng còn rất khác nhau.
Dự thảo luật quy định tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 35% nhưng chưa có cơ chế để phát huy vai trò của các đại biểu, Chính phủ băn khoăn.
Quan điểm tại các tổ thảo luận cũng rất phong phú, từ đồng ý 35% đến nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách nên ít nhất 40%, ít nhất 50%, thậm chí có ý kiến cho rằng cần thiết phải quy định 2/3 tổng số đại biểu là chuyên trách.
Cũng có một số vị đề nghị giữ số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách như hiện, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách chỉ làm tăng kinh phí và phình bộ máy.
Đề nghị quy định đại biểu chuyên trách phải tách ra khỏi bộ máy công chức, phải là chuyên viên cao cấp, nâng độ tuổi của đại biểu chuyên trách lên 65 tuổi... là những góp ý khác được ghi nhận.
Trước thềm phiên thảo luận, Chính phủ đã có văn bản tham gia ý kiến đối với dự án luật này gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại đây, góp ý về quyền miễn trừ của đại biểu, Chính phủ đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 4 điều 55 dự thảo luật: “Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý”.
Theo phân tích của Chính phủ, quy định như trên không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Viên chức... nhất là đối với các đại biểu Quốc hội làm việc trong khu vực tư nhân.
Bởi khi đại biểu Quốc hội không còn khả năng cống hiến, đóng góp cho công ty, doanh nghiệp nơi họ làm việc mà vẫn đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý, không phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường.
Cũng liên quan đến quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội, tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung quy định: đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan báo chí đưa tin xúc phạm, bôi nhọ, việc đưa tin phải có ý kiến của trưởng đoàn.
Với các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có quy định bỏ phiếu tín nhiệm, tập hợp thảo luận dự án luật tại tổ cũng phản ánh ý kiến đại biểu đề nghị coi việc này như một sáng kiến lập pháp, không nhất thiết phải đủ kiến nghị của 20% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ý kiến khác đề nghị quy định tỷ lệ số lượng đại biểu Quốc hội kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm là 30% hoặc là 15%.
Một số vị đại biểu đề nghị trước kỳ họp một tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản gửi đại biểu Quốc hội đề xuất ý kiến bỏ phiếu tín nhiệm, sau đó tổng hợp đề xuất của đại biểu Quốc hội để có cơ sở báo cáo Quốc hội.
Cũng có vị nêu quan điểm ngay từ đầu kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải phát phiếu cho đại biểu Quốc hội để ghi đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Với nhiều nội dung khác tại dự thảo luật, quan điểm cũng còn rất khác nhau.
Dự thảo luật quy định tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 35% nhưng chưa có cơ chế để phát huy vai trò của các đại biểu, Chính phủ băn khoăn.
Quan điểm tại các tổ thảo luận cũng rất phong phú, từ đồng ý 35% đến nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách nên ít nhất 40%, ít nhất 50%, thậm chí có ý kiến cho rằng cần thiết phải quy định 2/3 tổng số đại biểu là chuyên trách.
Cũng có một số vị đề nghị giữ số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách như hiện, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách chỉ làm tăng kinh phí và phình bộ máy.
Đề nghị quy định đại biểu chuyên trách phải tách ra khỏi bộ máy công chức, phải là chuyên viên cao cấp, nâng độ tuổi của đại biểu chuyên trách lên 65 tuổi... là những góp ý khác được ghi nhận.