Sắc đỏ bao phủ chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây, do giới đầu tư nghi ngờ về quy mô kế hoạch bơm tiền sắp tới của nước Mỹ. Giá các loại hàng hóa cơ giảm đi xuống do USD mạnh lên, trong khi nhiều đồng tiền chủ chốt của châu Á sụt giá mạnh.
Bất chấp phiên giao dịch lình xình đêm trước ở Phố Wall và những con số thống kê không mấy khả quan về kinh tế Mỹ, chứng khoán châu Á tăng điểm vào đầu ngày giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, sau đó, sắc đỏ đã quay trở lại và bao phủ hầu như mọi sàn giao dịch chủ chốt của khu vực.
Tuy vẫn tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ chính thức công bố một đợt nới lỏng định lượng mới vào cuộc họp 2-3/11 tới, giới đầu tư hôm nay bắt đầu lo ngại đợt bơm tiền này sẽ không có quy mô lớn.
Không nêu rõ nguồn tin, tờ Wall Street Journal hôm nay cho rằng, FED sẽ tung “vài trăm tỷ USD” để mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong đợt này. Trong khi đó, cách đây ít ngày, ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cho rằng, FED sẽ phải chi số tiền lên tới 4.000 tỷ USD mới đạt mục tiêu tăng trưởng và lạm phát.
Từ đêm qua, đồng USD đã mạnh lên vì lý do này, kéo theo đó là sự giảm giá mạnh của các đồng tiền tại châu Á như Won Hàn Quốc, Yên Nhật, Đôla Australia… Chứng khoán Nhật đã có một phiên giao dịch giằng co do tác động trái chiều của một bên là đồng Yên giảm giá giúp nâng giá cổ phiếu các hãng xuất khẩu, một bên là nỗi lo về quy mô gói bơm tiền của FED.
Tuy nhiên, lúc đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật vẫn giảm điểm, dù mức giảm là không đáng kể.
Thị trường Hồng Kông giảm điểm mạnh nhất tại châu Á trong phiên hôm nay, với chỉ số Hang Seng mất 1,6%. Cổ phiếu hãng xe BYD của Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông sụt giá 8,6% sau khi ngân hàng JP Morgan ra báo cáo cắt giảm khuyến nghị đối với cổ phiếu này.
Màu đỏ cũng chiếm lĩnh hầu hết các sàn giao dịch khác trong khu vực. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc đóng cửa ngày giao dịch với mức giảm 1%, Taiex của Đài Loan sụt 0,6%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,9%.
Lúc 15h17 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,1%, xuống mức 129,03 điểm. Tính tới thời điểm này, số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn gấp đôi so với số cổ phếu tăng giá.
Giá các loại hàng hóa cơ bản đồng loạt giảm trên diện rộng trong phiên hôm nay tại châu Á, khiến cổ phiếu khối này trở thành nhóm gây ra nhiều mất mát nhất cho MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Giá kẽm kết thúc chuỗi 5 phiên tăng giá liên tục bằng mức trượt giảm mạnh nhất trong 3 tuần, giá vàng và dầu thô cũng cùng nhau đi xuống. Giá dầu giảm 0,3 USD/thùng, còn 82,25 USD/thùng, trong khi giá vàng giao ngay có thời điểm giảm 0,2%.
Nhiều đồng tiền chủ chốt tại châu Á giảm giá mạnh phiên này, trong đó phải kể tới đồng Đô la Australia và đồng Won Hàn Quốc cùng giảm giá 1,3%. Đồng Yên Nhật giảm về mức 81,76 Yên/USD, thấp nhất từ ngày 21/10 tới nay, từ mức 80,68 Yên/USD hôm qua tại New York.
Tại Australia, dữ liệu về lạm phát công bố ngày hôm nay không đủ mạnh để duy trì những kỳ vọng của giới đầu tư về việc tăng lãi suất. Còn tại Hàn Quốc Ngân hàng Trung ương nước này tuyên bố, những biện pháp kiểm soát dòng vốn để giảm giá đồng nội tệ có thể là “hữu ích” đối với tăng trưởng.
Đêm nay, hai thống kê quan trọng về kinh tế Mỹ sẽ được công bố là số đơn đặt mua hàng hóa lâu bền tháng 9 và doanh số bán nhà mới tháng 9. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu không có những con số gây biến động mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ít thay đổi cho tới đầu tuần sau, thời điểm FED họp định kỳ và cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ diễn ra.
Bất chấp phiên giao dịch lình xình đêm trước ở Phố Wall và những con số thống kê không mấy khả quan về kinh tế Mỹ, chứng khoán châu Á tăng điểm vào đầu ngày giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, sau đó, sắc đỏ đã quay trở lại và bao phủ hầu như mọi sàn giao dịch chủ chốt của khu vực.
Tuy vẫn tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ chính thức công bố một đợt nới lỏng định lượng mới vào cuộc họp 2-3/11 tới, giới đầu tư hôm nay bắt đầu lo ngại đợt bơm tiền này sẽ không có quy mô lớn.
Không nêu rõ nguồn tin, tờ Wall Street Journal hôm nay cho rằng, FED sẽ tung “vài trăm tỷ USD” để mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong đợt này. Trong khi đó, cách đây ít ngày, ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cho rằng, FED sẽ phải chi số tiền lên tới 4.000 tỷ USD mới đạt mục tiêu tăng trưởng và lạm phát.
Từ đêm qua, đồng USD đã mạnh lên vì lý do này, kéo theo đó là sự giảm giá mạnh của các đồng tiền tại châu Á như Won Hàn Quốc, Yên Nhật, Đôla Australia… Chứng khoán Nhật đã có một phiên giao dịch giằng co do tác động trái chiều của một bên là đồng Yên giảm giá giúp nâng giá cổ phiếu các hãng xuất khẩu, một bên là nỗi lo về quy mô gói bơm tiền của FED.
Tuy nhiên, lúc đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật vẫn giảm điểm, dù mức giảm là không đáng kể.
Thị trường Hồng Kông giảm điểm mạnh nhất tại châu Á trong phiên hôm nay, với chỉ số Hang Seng mất 1,6%. Cổ phiếu hãng xe BYD của Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông sụt giá 8,6% sau khi ngân hàng JP Morgan ra báo cáo cắt giảm khuyến nghị đối với cổ phiếu này.
Màu đỏ cũng chiếm lĩnh hầu hết các sàn giao dịch khác trong khu vực. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc đóng cửa ngày giao dịch với mức giảm 1%, Taiex của Đài Loan sụt 0,6%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,9%.
Lúc 15h17 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1,1%, xuống mức 129,03 điểm. Tính tới thời điểm này, số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn gấp đôi so với số cổ phếu tăng giá.
Giá các loại hàng hóa cơ bản đồng loạt giảm trên diện rộng trong phiên hôm nay tại châu Á, khiến cổ phiếu khối này trở thành nhóm gây ra nhiều mất mát nhất cho MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Giá kẽm kết thúc chuỗi 5 phiên tăng giá liên tục bằng mức trượt giảm mạnh nhất trong 3 tuần, giá vàng và dầu thô cũng cùng nhau đi xuống. Giá dầu giảm 0,3 USD/thùng, còn 82,25 USD/thùng, trong khi giá vàng giao ngay có thời điểm giảm 0,2%.
Nhiều đồng tiền chủ chốt tại châu Á giảm giá mạnh phiên này, trong đó phải kể tới đồng Đô la Australia và đồng Won Hàn Quốc cùng giảm giá 1,3%. Đồng Yên Nhật giảm về mức 81,76 Yên/USD, thấp nhất từ ngày 21/10 tới nay, từ mức 80,68 Yên/USD hôm qua tại New York.
Tại Australia, dữ liệu về lạm phát công bố ngày hôm nay không đủ mạnh để duy trì những kỳ vọng của giới đầu tư về việc tăng lãi suất. Còn tại Hàn Quốc Ngân hàng Trung ương nước này tuyên bố, những biện pháp kiểm soát dòng vốn để giảm giá đồng nội tệ có thể là “hữu ích” đối với tăng trưởng.
Đêm nay, hai thống kê quan trọng về kinh tế Mỹ sẽ được công bố là số đơn đặt mua hàng hóa lâu bền tháng 9 và doanh số bán nhà mới tháng 9. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu không có những con số gây biến động mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ít thay đổi cho tới đầu tuần sau, thời điểm FED họp định kỳ và cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ diễn ra.