Sacombank khát thời gian
Với Sacombank, thời gian như nguồn nước giúp pha loãng mặn đắng của nợ xấu
Sau khi lùi lịch họp từ 28/4 sang 26/5, đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015-2016 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có y lịch hẹn hay không?
Câu hỏi đặt ra vì vẫn không loại trừ khả năng lùi tiếp. Vì hiện tại Sacombank đang khát thời gian, mà van nguồn chưa được mở để nhanh chóng chuẩn bị cho các điều kiện tổ chức đại hội.
Tình thế đặc biệt
Phục vụ đại hội, ngân hàng cần có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Sacombank vẫn chưa thể hoàn thành cho năm 2015 và 2016. Nguyên do, việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đã gây trở ngại lớn trong hoàn tất hạng mục này cho đến nay.
Dù vậy, Sacombank vẫn đều đặn cập nhật tình hình tài chính. Đến cuối quý 1/2017, nợ xấu theo cập nhật giảm đáng kể, từ 5,35% cuối 2016 xuống 4,88%. Tuy nhiên, nếu xem xét cả phần nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cùng lượng tiềm ẩn trong quy mô lớn của các khoản phải thu và lãi dự thu, tỷ lệ sát thực sẽ ở mức rất cao.
Áp lực đặt ra, nếu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng hạng mức cho lượng lớn trái phiếu VAMC, thoái lãi dự thu, tới đây Sacombank sẽ gặp khó khăn trong cân đối tài chính.
Sự lưỡng lự trong hoàn tất báo cáo tài chính được kiểm toán một phần gắn với tình thế đặc biệt của ngân hàng này.
Một mặt, như Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng khẳng định gần đây, Sacombank không phải là một ngân hàng yếu kém.
Thực tế, trước khi sáp nhập Southern Bank, đây là một ngân hàng mạnh, hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động, cho vay vẫn tăng trưởng suốt gần hai năm sau sáp nhập. Hệ thống thống kê theo “Sacombank lõi” (tách yếu tố Southern Bank) cho thấy kết quả kinh doanh vẫn khá ấn tượng ở nhiều chỉ tiêu.
Kết quả trên rất đáng chú ý, khi mà Sacombank thường xuyên bị thử thách bởi nhiều thông tin bất lợi có trên thị trường, vẫn chống chọi, vượt qua và có các con số tăng trưởng.
Mặt khác, gộp các vấn đề tài chính Southern Bank chuyển giao, tình thế của Sacombank lại trở nên khó khăn, không thể ngay lập tức gánh trọn những gánh nặng chuyển giao lên cùng một bản báo cáo tài chính, mà qua đó phủ nhận hết sức mạnh của “Sacombank lõi”.
Nhìn lại, nếu hai năm trước, nếu không có cuộc sáp nhập vào Sacombank, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đã đối diện với một tình huống “ngân hàng 0 đồng”. Nếu Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc thì gánh nặng trực tiếp đối với Nhà nước sẽ cộng thêm cho đến nay, bài toán tái cơ cấu và khôi phục nhóm ngân hàng mua lại bắt buộc này càng thêm nan giải. Nếu không mua lại bắt buộc Southern Bank, rủi ro đối với hệ thống từ Southern Bank liệu có được kiểm soát thay vì dồn hết về Sacombank?
Phạm vi của ảnh hưởng
Nếu Sacombank được định rõ là một ngân hàng yếu kém, hay nói theo thuật ngữ trong văn bản pháp lý là “khó khăn tài chính”, thì tình thế đã khác.
Vì theo lần lượt các văn bản pháp lý ban hành và đã cho phép, ngân hàng yếu kém sẽ được xem xét tăng thời hạn trái phiếu đặc biệt của VAMC lên 10 năm thay vì 5 năm. Tổng nợ xấu Sacombank đã bán cho VAMC đến cuối 2016 khoảng 37.000 tỷ đồng, nếu được ở diện giãn ra 10 năm như vậy, bớt dồn áp lực chi phí trích lập dự phòng, cân đối hoàn tất được báo cáo tài chính các năm 2015 và 2016 sẽ thuận lợi hơn.
Tương tự, trong tổng hơn 40.000 tỷ đồng các khoản phải thu, nếu được giãn thoái lãi dự thu theo lộ trình, Sacombank sẽ có thêm điều kiện để chủ động tốt hơn về nguồn lực tài chính hiện tại.
Trong hai giả thiết trên, có nguồn nước thời gian pha loãng áp lực, năng lực của “Sacombank lõi” với sức mạnh như đề cập ở trên, cùng cơ cấu quản trị điều hành được củng cố và ổn định, sẽ có điều kiện để từng bước hóa giải những khó khăn.
Tuy nhiên, hiện Sacombank chưa có được hai cơ chế trên để mở nguồn thời gian pha loãng mặn đắng của nợ xấu và lãi dự thu - chủ yếu từ nhận sáp nhập Southern Bank. Nói Sacombank khát thời gian là vậy.
Nếu không mở nguồn cơ chế thời gian, áp lực hạch toán nợ xấu, thoái lãi dự thu và trích lập dự phòng dồn lại sẽ hút cạn năng lực tài chính Sacombank hiện có. Khi đó, những tác động của khó khăn có thể vượt cả phạm vi của một ngân hàng nếu thị trường chứng khoán và hoạt động gửi tiền có phản ứng bất lợi. Bởi vì, nếu năng lực tài chính bị hút cạn như vậy, việc hoàn thành báo cáo tài chính và tổ chức họp đại hội đồng cổ đông sẽ càng khó đúng lịch hẹn 26/5 tới, các tiêu chuẩn an toàn hoạt động sẽ ở mức báo động.
Thậm chí, cho cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, người có tên trong danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Sacombank dự kiến tại đại hội tới, cho biết cá nhân ông vẫn chưa chính thức quyết định tham gia vào quá trình tài cơ cấu tại đây. Vì theo ông Hưởng giải thích, nếu không có cơ chế hỗ trợ như trên trong điều kiện không có nguồn lực mới cá nhân ông cũng không tin vào kết quả tái cơ cấu sẽ thành công.
Nguồn lực mới, sau nhiều đồn đoán, đến nay vẫn chưa thấy xuất hiện ở Sacombank. Và nếu có tình huống bỏ cuộc về lịch trình tổ chức đại hội, cũng như việc ứng viên mới để ngỏ quyết định tham gia tái cơ cấu như trên, Sacombank sẽ tiếp tục khó khăn. Khi càng khó khăn hơn, chất lượng hàng hóa sẽ giảm sút, tình huống mặc cả càng bất lợi; và khi đó, nguồn lực mới vào cuộc thâu tóm hoặc đầu tư sẽ nắm lợi thế hơn, chi phí bỏ ra có thể sẽ rẻ hơn.
Trước nút thắt cơ chế hỗ trợ đó, tại Nghị quyết số 36 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017, Chính phủ đã có định hướng tháo gỡ chung cho cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng thương mại. Tại kỳ họp tới, dự kiến Quốc hội cũng sẽ có nghị quyết với các giải pháp cụ thể hỗ trợ xử lý khó khăn chung cho hệ thống, trong đó có thể có những điểm Sacombank đang khát.
Tuy nhiên, từ định hướng tới thực tế có độ trễ thời gian, trong khi lịch hẹn đại hội đồng cổ đông Sacombank đã gần kề. Nếu thêm một lần đại hội trì hoãn, niềm tin trên thị trường là có hạn.
Câu hỏi đặt ra vì vẫn không loại trừ khả năng lùi tiếp. Vì hiện tại Sacombank đang khát thời gian, mà van nguồn chưa được mở để nhanh chóng chuẩn bị cho các điều kiện tổ chức đại hội.
Tình thế đặc biệt
Phục vụ đại hội, ngân hàng cần có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Sacombank vẫn chưa thể hoàn thành cho năm 2015 và 2016. Nguyên do, việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đã gây trở ngại lớn trong hoàn tất hạng mục này cho đến nay.
Dù vậy, Sacombank vẫn đều đặn cập nhật tình hình tài chính. Đến cuối quý 1/2017, nợ xấu theo cập nhật giảm đáng kể, từ 5,35% cuối 2016 xuống 4,88%. Tuy nhiên, nếu xem xét cả phần nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cùng lượng tiềm ẩn trong quy mô lớn của các khoản phải thu và lãi dự thu, tỷ lệ sát thực sẽ ở mức rất cao.
Áp lực đặt ra, nếu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng hạng mức cho lượng lớn trái phiếu VAMC, thoái lãi dự thu, tới đây Sacombank sẽ gặp khó khăn trong cân đối tài chính.
Sự lưỡng lự trong hoàn tất báo cáo tài chính được kiểm toán một phần gắn với tình thế đặc biệt của ngân hàng này.
Một mặt, như Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng khẳng định gần đây, Sacombank không phải là một ngân hàng yếu kém.
Thực tế, trước khi sáp nhập Southern Bank, đây là một ngân hàng mạnh, hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động, cho vay vẫn tăng trưởng suốt gần hai năm sau sáp nhập. Hệ thống thống kê theo “Sacombank lõi” (tách yếu tố Southern Bank) cho thấy kết quả kinh doanh vẫn khá ấn tượng ở nhiều chỉ tiêu.
Kết quả trên rất đáng chú ý, khi mà Sacombank thường xuyên bị thử thách bởi nhiều thông tin bất lợi có trên thị trường, vẫn chống chọi, vượt qua và có các con số tăng trưởng.
Mặt khác, gộp các vấn đề tài chính Southern Bank chuyển giao, tình thế của Sacombank lại trở nên khó khăn, không thể ngay lập tức gánh trọn những gánh nặng chuyển giao lên cùng một bản báo cáo tài chính, mà qua đó phủ nhận hết sức mạnh của “Sacombank lõi”.
Nhìn lại, nếu hai năm trước, nếu không có cuộc sáp nhập vào Sacombank, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đã đối diện với một tình huống “ngân hàng 0 đồng”. Nếu Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc thì gánh nặng trực tiếp đối với Nhà nước sẽ cộng thêm cho đến nay, bài toán tái cơ cấu và khôi phục nhóm ngân hàng mua lại bắt buộc này càng thêm nan giải. Nếu không mua lại bắt buộc Southern Bank, rủi ro đối với hệ thống từ Southern Bank liệu có được kiểm soát thay vì dồn hết về Sacombank?
Phạm vi của ảnh hưởng
Nếu Sacombank được định rõ là một ngân hàng yếu kém, hay nói theo thuật ngữ trong văn bản pháp lý là “khó khăn tài chính”, thì tình thế đã khác.
Vì theo lần lượt các văn bản pháp lý ban hành và đã cho phép, ngân hàng yếu kém sẽ được xem xét tăng thời hạn trái phiếu đặc biệt của VAMC lên 10 năm thay vì 5 năm. Tổng nợ xấu Sacombank đã bán cho VAMC đến cuối 2016 khoảng 37.000 tỷ đồng, nếu được ở diện giãn ra 10 năm như vậy, bớt dồn áp lực chi phí trích lập dự phòng, cân đối hoàn tất được báo cáo tài chính các năm 2015 và 2016 sẽ thuận lợi hơn.
Tương tự, trong tổng hơn 40.000 tỷ đồng các khoản phải thu, nếu được giãn thoái lãi dự thu theo lộ trình, Sacombank sẽ có thêm điều kiện để chủ động tốt hơn về nguồn lực tài chính hiện tại.
Trong hai giả thiết trên, có nguồn nước thời gian pha loãng áp lực, năng lực của “Sacombank lõi” với sức mạnh như đề cập ở trên, cùng cơ cấu quản trị điều hành được củng cố và ổn định, sẽ có điều kiện để từng bước hóa giải những khó khăn.
Tuy nhiên, hiện Sacombank chưa có được hai cơ chế trên để mở nguồn thời gian pha loãng mặn đắng của nợ xấu và lãi dự thu - chủ yếu từ nhận sáp nhập Southern Bank. Nói Sacombank khát thời gian là vậy.
Nếu không mở nguồn cơ chế thời gian, áp lực hạch toán nợ xấu, thoái lãi dự thu và trích lập dự phòng dồn lại sẽ hút cạn năng lực tài chính Sacombank hiện có. Khi đó, những tác động của khó khăn có thể vượt cả phạm vi của một ngân hàng nếu thị trường chứng khoán và hoạt động gửi tiền có phản ứng bất lợi. Bởi vì, nếu năng lực tài chính bị hút cạn như vậy, việc hoàn thành báo cáo tài chính và tổ chức họp đại hội đồng cổ đông sẽ càng khó đúng lịch hẹn 26/5 tới, các tiêu chuẩn an toàn hoạt động sẽ ở mức báo động.
Thậm chí, cho cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, người có tên trong danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Sacombank dự kiến tại đại hội tới, cho biết cá nhân ông vẫn chưa chính thức quyết định tham gia vào quá trình tài cơ cấu tại đây. Vì theo ông Hưởng giải thích, nếu không có cơ chế hỗ trợ như trên trong điều kiện không có nguồn lực mới cá nhân ông cũng không tin vào kết quả tái cơ cấu sẽ thành công.
Nguồn lực mới, sau nhiều đồn đoán, đến nay vẫn chưa thấy xuất hiện ở Sacombank. Và nếu có tình huống bỏ cuộc về lịch trình tổ chức đại hội, cũng như việc ứng viên mới để ngỏ quyết định tham gia tái cơ cấu như trên, Sacombank sẽ tiếp tục khó khăn. Khi càng khó khăn hơn, chất lượng hàng hóa sẽ giảm sút, tình huống mặc cả càng bất lợi; và khi đó, nguồn lực mới vào cuộc thâu tóm hoặc đầu tư sẽ nắm lợi thế hơn, chi phí bỏ ra có thể sẽ rẻ hơn.
Trước nút thắt cơ chế hỗ trợ đó, tại Nghị quyết số 36 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017, Chính phủ đã có định hướng tháo gỡ chung cho cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng thương mại. Tại kỳ họp tới, dự kiến Quốc hội cũng sẽ có nghị quyết với các giải pháp cụ thể hỗ trợ xử lý khó khăn chung cho hệ thống, trong đó có thể có những điểm Sacombank đang khát.
Tuy nhiên, từ định hướng tới thực tế có độ trễ thời gian, trong khi lịch hẹn đại hội đồng cổ đông Sacombank đã gần kề. Nếu thêm một lần đại hội trì hoãn, niềm tin trên thị trường là có hạn.