SAFI phát hành 2 triệu cổ phiếu
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho phép Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI phát hành 2 triệu cổ phiếu
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho phép Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI phát hành 2 triệu cổ phiếu, trong đó 55% phát hành cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên với giá 33.000 đồng/cổ phiếu.
SAFI có vị thế ra sao trên thị trường dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá?
Số tiền thu được từ đợt phát hành SAFI sẽ dành 86,5 tỷ đồng để thanh toán tiền mua lô đất số 209 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM và phục vụ cho việc xây dựng của Dự án cao ốc văn phòng cho thuê, đầu tư cho Dự án mở rộng kho hàng CFS ở quận 7 khoảng 3,6 tỷ đồng, đầu tư cho Dự án Tổ hợp kho hàng và Văn phòng cho thuê ở Đà Nẵng khoảng 18 tỷ đồng và phần còn lại sẽ được sử dụng để bổ sung cho vốn lưu động trong giai đoạn 2007-2010.
Hiện nay, SAFI vẫn duy trì được một vị thế nhất định trên thị trường dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá. Dịch vụ vận tải đường không trên toàn quốc trung bình đem lại khoảng 31% tổng doanh thu của cả công ty trong 5 năm qua cũng như hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường vận tải Việt Nam.
Lượng hàng xuất qua dịch vụ của SAFI qua các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng lần lượt chiếm 8,5%, 8,5% và 25% trên tổng sản lượng hàng xuất của từng khu vực. Đối với dịch vụ vận tải đường biển, SAFI cạnh tranh trực tiếp với các công ty có tên tuổi như Vinatrans, Gemadept, Viconship... và trong nhiều năm liền, SAFI được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt, trong những năm gần đây SAFI đã tạo được thế đứng vững trong dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới.
Hiện tại, SAFI có lợi thế là làm đại lý cho ba hãng tàu lớn là Hãng tàu container DongNamA Hàn Quốc từ năm 1993, Hãng tàu COSCO Trung Quốc từ năm 1996 và Hãng tàu PDZ của Malaysia phục vụ tuyến chính HPG – FANGCHEN – HKG nên cũng đã đảm bảo được tính ổn định về doanh thu trong mảng hoạt động này.
Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi là dịch vụ tiềm năng mà SAFI đã định hướng khai thác và phát triển thành dịch vụ chính trong tương lai gần. Hiện mảng này đóng góp khoảng 35% trong năm 2005 và đến 50% trong năm 2006 của tổng doanh thu toàn SAFI. Ngoài việc phát triển đội ngũ khai quan giao nhận theo nhu cầu từng thời điểm, SAFI sẽ đầu tư thêm vào kho bãi cho những năm sắp tới.
Thế mạnh hiện tại của SAFI là mảng dịch vụ vận tải đường không và mảng giao nhận và khai thác kho bãi. Doanh thu của hai mảng này trong những năm gần đây đạt được những bước tăng trưởng đáng kể là do chất lượng của các dịch vụ này của SAFI luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, luôn đảm bảo tính chính xác về thời gian giao nhận hàng cho khách hàng và thêm vào đó là những tiện lợi về mặt địa lý cũng như sẵn có của các trang thiết bị, phương tiện vận tải của SAFI.
Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, khai thác cảng biển và hàng không đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết song phương và đa phương về mở cửa thị trường giao nhận kho vận đối với EU.
Trong năm 2005, một loạt các hãng vận tải lớn như Maersk-Sealand, NYK, P&O Nedlloyd đã được cấp phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh kinh doanh các dịch vụ đại lý vận tải, giao nhận và logistics để khép kín dây chuyền vận tải, đồng thời tham gia chia sẻ thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh họat, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Những yếu tố đó ảnh hưởng đáng kể đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của SAFI.
Hiện tại trên cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp tư nhân, công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hải và hơn 500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài. Thị trường thể hiện mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bên cạnh sự cắt giảm cước phí của các hãng tàu, các công ty làm đại lý vận tải còn cạnh tranh giành khách hàng bằng cách giảm phí dịch vụ một cách tối đa và trong nhiều trường hợp, chịu chấp nhận không có lãi nhằm lôi kéo khách hàng.
SAFI có vị thế ra sao trên thị trường dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá?
Số tiền thu được từ đợt phát hành SAFI sẽ dành 86,5 tỷ đồng để thanh toán tiền mua lô đất số 209 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM và phục vụ cho việc xây dựng của Dự án cao ốc văn phòng cho thuê, đầu tư cho Dự án mở rộng kho hàng CFS ở quận 7 khoảng 3,6 tỷ đồng, đầu tư cho Dự án Tổ hợp kho hàng và Văn phòng cho thuê ở Đà Nẵng khoảng 18 tỷ đồng và phần còn lại sẽ được sử dụng để bổ sung cho vốn lưu động trong giai đoạn 2007-2010.
Hiện nay, SAFI vẫn duy trì được một vị thế nhất định trên thị trường dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá. Dịch vụ vận tải đường không trên toàn quốc trung bình đem lại khoảng 31% tổng doanh thu của cả công ty trong 5 năm qua cũng như hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường vận tải Việt Nam.
Lượng hàng xuất qua dịch vụ của SAFI qua các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng lần lượt chiếm 8,5%, 8,5% và 25% trên tổng sản lượng hàng xuất của từng khu vực. Đối với dịch vụ vận tải đường biển, SAFI cạnh tranh trực tiếp với các công ty có tên tuổi như Vinatrans, Gemadept, Viconship... và trong nhiều năm liền, SAFI được đánh giá là 1 trong 5 doanh nghiệp hàng đầu của ngành. Đặc biệt, trong những năm gần đây SAFI đã tạo được thế đứng vững trong dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới.
Hiện tại, SAFI có lợi thế là làm đại lý cho ba hãng tàu lớn là Hãng tàu container DongNamA Hàn Quốc từ năm 1993, Hãng tàu COSCO Trung Quốc từ năm 1996 và Hãng tàu PDZ của Malaysia phục vụ tuyến chính HPG – FANGCHEN – HKG nên cũng đã đảm bảo được tính ổn định về doanh thu trong mảng hoạt động này.
Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi là dịch vụ tiềm năng mà SAFI đã định hướng khai thác và phát triển thành dịch vụ chính trong tương lai gần. Hiện mảng này đóng góp khoảng 35% trong năm 2005 và đến 50% trong năm 2006 của tổng doanh thu toàn SAFI. Ngoài việc phát triển đội ngũ khai quan giao nhận theo nhu cầu từng thời điểm, SAFI sẽ đầu tư thêm vào kho bãi cho những năm sắp tới.
Thế mạnh hiện tại của SAFI là mảng dịch vụ vận tải đường không và mảng giao nhận và khai thác kho bãi. Doanh thu của hai mảng này trong những năm gần đây đạt được những bước tăng trưởng đáng kể là do chất lượng của các dịch vụ này của SAFI luôn thể hiện tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, luôn đảm bảo tính chính xác về thời gian giao nhận hàng cho khách hàng và thêm vào đó là những tiện lợi về mặt địa lý cũng như sẵn có của các trang thiết bị, phương tiện vận tải của SAFI.
Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, khai thác cảng biển và hàng không đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết song phương và đa phương về mở cửa thị trường giao nhận kho vận đối với EU.
Trong năm 2005, một loạt các hãng vận tải lớn như Maersk-Sealand, NYK, P&O Nedlloyd đã được cấp phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh kinh doanh các dịch vụ đại lý vận tải, giao nhận và logistics để khép kín dây chuyền vận tải, đồng thời tham gia chia sẻ thị trường và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh họat, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng. Những yếu tố đó ảnh hưởng đáng kể đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của SAFI.
Hiện tại trên cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp tư nhân, công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hải và hơn 500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài. Thị trường thể hiện mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bên cạnh sự cắt giảm cước phí của các hãng tàu, các công ty làm đại lý vận tải còn cạnh tranh giành khách hàng bằng cách giảm phí dịch vụ một cách tối đa và trong nhiều trường hợp, chịu chấp nhận không có lãi nhằm lôi kéo khách hàng.