“Săn lùng” cổ phiếu ngân hàng: Coi chừng... bánh vẽ
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư có xu hướng đổ xô tìm mua cổ phiếu ngân hàng là kỳ vọng được chia cổ tức bằng cổ phiếu
Liên tục những ngày gần đây, giá cổ phiếu các ngân hàng đang lên cơn sốt bởi sự săn lùng ráo riết của nhà đầu tư.
Càng đến thời điểm cuối năm, kỳ vọng được chia cổ tức bằng cổ phiếu càng đốt nóng thị trường chuyển nhượng...
Chào giá... vô tội vạ
Thị trường cổ phiếu tự do đang nở rộ những quảng cáo mời chào mua bán cổ phiếu Ngân hàng. Đảo quanh một vài trang web chuyên cung cấp thông tin mua bán chứng khoán có thể thấy nhan nhản các lời mời chào như: “Cần 600 cổ phiếu Ngân hàng A, giá 8.5. Liên hệ...”.
Tuy nhiên, “bản sắc” của thị trường tự do có thể khiến nhà đầu tư hoa mắt vì sự chênh lệch giá khó tưởng tượng.
Cổ phiếu Ngân hàng Kiên Long đăng quảng cáo chào bán giá 398.000 đồng/cổ phiếu nhưng “bốc” điện thoại hỏi mua lập tức bị “hét” tới 410.000 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu đang “sốt” như cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) trên trang www.sanOTC.com được rao bán mức 7,1 triệu đồng, nhưng giới đầu tư chấp nhận mua tới 7,3 triệu đồng cũng không tìm ra.
Tương tự, cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mệnh giá 100.000 đang được chào giá 430.000 đồng/cổ phiếu nhưng gọi vài số điện thoại cũng không tìm ra người bán. Khó có thể xác định đâu là mức giá hợp lý khi thông tin về giá giao dịch thành công chỉ mang tính tham khảo và không được kiểm chứng.
Coi chừng... bánh vẽ
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư có xu hướng đổ xô tìm mua cổ phiếu ngân hàng là kỳ vọng được chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo quy định mới, mức vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại phải đạt 1.000 tỉ đồng và thời hạn tăng vốn không còn dài.
Cách tăng vốn phổ biến là phát hành thêm cổ phiếu và cổ đông được ưu tiên quyền mua rẻ. Như vậy chỉ sau vài lần tăng vốn, số cổ phiếu nghiễm nhiên được “đẻ” thêm với chi phí thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Chẳng hạn với SHB, đại hội cổ đông 2007 dự kiến quyết định tăng vốn và cổ đông được mua thêm 50% số lượng đang nắm giữ. Ngoài ra, Ngân hàng cũng là một lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư với làn sóng bán cổ phiếu cho các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải cổ phiếu Ngân hàng nào cũng tốt. Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn, để đánh giá một ngân hàng cần chú ý tới hệ thống mạng lưới chi nhánh, đội ngũ nhân sự, tổng tài sản, lợi nhuận...
Hiện nay có nhiều ngân hàng nhỏ ra đời mới chỉ cầm trong tay tấm giấy phép chứ chưa đi vào hoạt động hoặc mới hoạt động trong một thời gian ngắn. Những ngân hàng này rất khó đánh giá được chất lượng thực sự nhưng cổ phiếu đã thuộc loại “hàng nóng” trên thị trường.
Giá trị của mảnh giấy phép phản ánh qua giá cổ phiếu như vậy là phi thực tế. Việc giá cổ phiếu “trên trời” trong những trường hợp như vậy chủ yếu là do các thông tin đồn thổi không chính xác.
Nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới những chiêu quảng cáo của người môi giới. Những cổ phiếu được “hét” giá cao đều được “bảo hành” bằng những thông tin rất hấp dẫn nhưng khó có thể kiểm chứng độ chính xác.
Mặt khác, cầu cổ phiếu trên thị trường tự do rất khó xác định khi nhà đầu tư thường rao mua thông qua nhiều người môi giới và chính những người này lại tiếp tục lan truyền thông tin chào mua. Như vậy nhu cầu mua cổ phiếu có thể tăng lên theo cấp số nhân và vô tình thổi bùng thêm cơn sốt không đáng có.
Càng đến thời điểm cuối năm, kỳ vọng được chia cổ tức bằng cổ phiếu càng đốt nóng thị trường chuyển nhượng...
Chào giá... vô tội vạ
Thị trường cổ phiếu tự do đang nở rộ những quảng cáo mời chào mua bán cổ phiếu Ngân hàng. Đảo quanh một vài trang web chuyên cung cấp thông tin mua bán chứng khoán có thể thấy nhan nhản các lời mời chào như: “Cần 600 cổ phiếu Ngân hàng A, giá 8.5. Liên hệ...”.
Tuy nhiên, “bản sắc” của thị trường tự do có thể khiến nhà đầu tư hoa mắt vì sự chênh lệch giá khó tưởng tượng.
Cổ phiếu Ngân hàng Kiên Long đăng quảng cáo chào bán giá 398.000 đồng/cổ phiếu nhưng “bốc” điện thoại hỏi mua lập tức bị “hét” tới 410.000 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu đang “sốt” như cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) trên trang www.sanOTC.com được rao bán mức 7,1 triệu đồng, nhưng giới đầu tư chấp nhận mua tới 7,3 triệu đồng cũng không tìm ra.
Tương tự, cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mệnh giá 100.000 đang được chào giá 430.000 đồng/cổ phiếu nhưng gọi vài số điện thoại cũng không tìm ra người bán. Khó có thể xác định đâu là mức giá hợp lý khi thông tin về giá giao dịch thành công chỉ mang tính tham khảo và không được kiểm chứng.
Coi chừng... bánh vẽ
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư có xu hướng đổ xô tìm mua cổ phiếu ngân hàng là kỳ vọng được chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo quy định mới, mức vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại phải đạt 1.000 tỉ đồng và thời hạn tăng vốn không còn dài.
Cách tăng vốn phổ biến là phát hành thêm cổ phiếu và cổ đông được ưu tiên quyền mua rẻ. Như vậy chỉ sau vài lần tăng vốn, số cổ phiếu nghiễm nhiên được “đẻ” thêm với chi phí thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Chẳng hạn với SHB, đại hội cổ đông 2007 dự kiến quyết định tăng vốn và cổ đông được mua thêm 50% số lượng đang nắm giữ. Ngoài ra, Ngân hàng cũng là một lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư với làn sóng bán cổ phiếu cho các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải cổ phiếu Ngân hàng nào cũng tốt. Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn, để đánh giá một ngân hàng cần chú ý tới hệ thống mạng lưới chi nhánh, đội ngũ nhân sự, tổng tài sản, lợi nhuận...
Hiện nay có nhiều ngân hàng nhỏ ra đời mới chỉ cầm trong tay tấm giấy phép chứ chưa đi vào hoạt động hoặc mới hoạt động trong một thời gian ngắn. Những ngân hàng này rất khó đánh giá được chất lượng thực sự nhưng cổ phiếu đã thuộc loại “hàng nóng” trên thị trường.
Giá trị của mảnh giấy phép phản ánh qua giá cổ phiếu như vậy là phi thực tế. Việc giá cổ phiếu “trên trời” trong những trường hợp như vậy chủ yếu là do các thông tin đồn thổi không chính xác.
Nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới những chiêu quảng cáo của người môi giới. Những cổ phiếu được “hét” giá cao đều được “bảo hành” bằng những thông tin rất hấp dẫn nhưng khó có thể kiểm chứng độ chính xác.
Mặt khác, cầu cổ phiếu trên thị trường tự do rất khó xác định khi nhà đầu tư thường rao mua thông qua nhiều người môi giới và chính những người này lại tiếp tục lan truyền thông tin chào mua. Như vậy nhu cầu mua cổ phiếu có thể tăng lên theo cấp số nhân và vô tình thổi bùng thêm cơn sốt không đáng có.