“Săn” nhân tài
Nhiều sếp quá hoảng sợ đến nỗi phải ký những thỏa thuận với đồng nghiệp trong cùng ngành là "không được giành giật nhân viên của nhau”
Tổng giám đốc một tập đoàn truyền thông lớn nhất Hà Nội không ngần ngại mời một bạn trẻ đang rất nổi trong lĩnh vực PR về công ty mình với mức lương cao.
Lãnh đạo một tập đoàn khác lại ngày ngày cắp cặp đi học lớp dành cho chuyên viên dù đã có bằng tiến sĩ, đơn giản là ông đang đi "săn” nhân tài.
Quá 12 giờ đêm, tại quán nhậu vỉa hè dọc đường Pasteur, bên hông trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, ông Hải ngồi nhìn xa xăm, nhâm nhi mấy hạt đậu phộng. Ngồi đối diện ông trên chiếc ghế nhựa thấp lè tè là Minh, bé hơn con trai út của ông. Những người quen biết ông hẳn sẽ thắc mắc về việc ông giám đốc điều hành một doanh nghiệp nước ngoài thuộc loại top của thành phố lại lang thang khuya lơ khuya lắc thế này.
Hóa ra, ông phải ra ngoài khi đã ngủ được nửa giấc chỉ vì người mà ông cần gặp, Minh, vừa mới xong việc.
Minh trẻ măng, ngầu đời và được xem là một "ngôi sao đang lên" trong làng thiết kế đồ họa. Anh chàng đang làm giám đốc mỹ thuật của một công ty quảng cáo có tiếng. Và cuộc gặp tối nay do ông Hải chủ động đề nghị sau khi tình cờ gặp cậu trai này trong một buổi hội thảo. Quá ấn tượng trước những sản phẩm mà chàng cựu sinh viên Đại học Mỹ thuật này thực hiện, cộng thêm một buổi nói chuyện với rất nhiều đồng cảm bên hành lang của buổi hội thảo ấy, ông quyết định mời Minh về công ty mình với vị trí đang khuyết bấy lâu nay.
"Tôi đã dùng đủ mọi cách thức, từ đăng báo, nhờ các công ty tuyển dụng, nhờ người quen giới thiệu... Hồ sơ trên bàn chất đến hai chồng, nhưng chẳng ưng ý ai cả. Đành phải thân chinh đi kiếm người, cực khổ chút cũng đâu có sao, quan trọng là tìm được đúng người, đúng việc. Tối nay, Minh gật đầu để ba tháng nữa chính thức nghỉ việc bên kia về chỗ tôi làm", ông cười, nói.
Lâu nay những cuộc "đi săn đêm" như thế chẳng phải là hiếm hoi. Thời buổi "người tài như lá mùa thu", lại bị các công ty nước ngoài, các đại gia lắm tiền nhiều của bủa vây, thêm vào xu hướng các bạn trẻ tài năng thích "ra riêng", nên nhân lực cao cấp ngày càng khan hiếm. Các công ty “săn đầu người” không thể đáp ứng xuể những nhu cầu này. Và thế là từ trưởng phòng nhân sự, phó giám đốc, cho đến cả chủ tịch hội đồng quản trị cũng thường xuyên phải căng hết các giác quan ra để tìm kiếm người giỏi.
Một trong những phương cách phổ biến nhất hiện nay là... đọc báo. Nhà báo thường nhạy tin và thích phát hiện những gương thành đạt. Sau đó là theo dõi sát sao lực lượng du học sinh đang trở về ngày càng đông. Tiếp đến là các buổi hội thảo nghề nghiệp, các cuộc thi... không bao giờ vắng bóng các ông chủ cấp cao ngồi xen kẽ trong khán giả để tìm cơ hội.
Và hiện tại, trong các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, năng lực quản trị cho quản lý cấp trung... của các trường, các viện đào tạo luôn có sự hiện diện của những "thợ săn" lành nghề, khoác một chiếc áo xù xì chỉ để "canh me" những nhân sự lọt vào mắt xanh.
Một chuyên gia săn đầu người cấp cao của công ty chuyên về tuyển dụng Navigos cho biết, thiếu người giỏi đang trở thành căn bệnh trầm kha của hầu hết các doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ. Và chính vì thế, ngoài việc sử dụng tối đa các dịch vụ của các công ty cung cấp nhân lực, hầu hết các giám đốc, trưởng phòng nhân sự hay trưởng bộ phận chức năng của các công ty đều dành không ít thời gian để "dòm ngó" và chiêu dụ nhân tài về công ty mình.
Kỷ niệm lạ lùng nhất của Minh Phi, hiện đang làm trưởng văn phòng đại diện của một công ty quảng cáo tại Hà Nội cũng chính là một "chiêu độc" của nghệ thuật săn người: "Hồi đó, tôi còn làm trưởng phòng nhân sự của một công ty Nhà nước, được nhận nhiệm vụ phỏng vấn các ứng viên cho vị trí trưởng dự án mới. Có một ứng viên xuất sắc lắm, toàn hỏi ngược lại những vấn đề tôi nêu ra trong cuộc phỏng vấn. Tôi rất hài lòng và sẵn lòng đưa số điện thoại khi anh ta hỏi thăm. Và vài ngày sau, anh ta gọi và mời cà phê. Hậu quả là bây giờ tôi đang làm việc cho công ty của... anh chàng này".
Vui nhảy việc, buồn cũng nhảy việc, không vui không buồn cũng nhảy việc. Lương thấp nhảy việc, lương cao cũng chẳng giữ được. Nhiều sếp quá hoảng sợ đến nỗi phải ký những thỏa thuận với đồng nghiệp trong cùng ngành là "không được giành giật nhân viên của nhau”.
Không phải tất cả những người bị "săn" hay "đi săn" đều cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, họ thấy mệt nhoài với những cuộc đuổi bắt này. Và câu hỏi được đặt ra cứ quẩn quanh trong đầu họ: Tìm đâu một công thức chọn việc chính xác để những nhân tài đừng bị nhấp nhổm trước những lời đề nghị béo bở. Tìm đâu ra công thức để lao động và người sử dụng lao động có thể cùng nhau đi trên con đường dài hơn trong cuộc hành trình đến thành công?
Theo giới chuyên môn, có ba yếu tố quyết định chọn việc. Đầu tiên là môi trường làm việc hấp dẫn, phù hợp và nhiều thách thức. Thứ hai là khả năng phát triển nghề nghiệp cao, đặc biệt là sự trưởng thành hơn trong chuyên môn. Và điều cuối cùng, là thu nhập và các chế độ đãi ngộ xứng đáng.
"Chọn một việc thích hợp, cống hiến và góp chút sức thực tế cho công ty, công việc và cho xã hội, sẽ tốt hơn nhiều lần cái việc trôi từ nơi này sang nơi khác, cuối cùng nhìn lại cũng chẳng được gì", lời kết luận này là của một bạn nam 25 tuổi vừa quyết định "dừng bước giang hồ" sau 12 lần đổi việc.
Lãnh đạo một tập đoàn khác lại ngày ngày cắp cặp đi học lớp dành cho chuyên viên dù đã có bằng tiến sĩ, đơn giản là ông đang đi "săn” nhân tài.
Quá 12 giờ đêm, tại quán nhậu vỉa hè dọc đường Pasteur, bên hông trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, ông Hải ngồi nhìn xa xăm, nhâm nhi mấy hạt đậu phộng. Ngồi đối diện ông trên chiếc ghế nhựa thấp lè tè là Minh, bé hơn con trai út của ông. Những người quen biết ông hẳn sẽ thắc mắc về việc ông giám đốc điều hành một doanh nghiệp nước ngoài thuộc loại top của thành phố lại lang thang khuya lơ khuya lắc thế này.
Hóa ra, ông phải ra ngoài khi đã ngủ được nửa giấc chỉ vì người mà ông cần gặp, Minh, vừa mới xong việc.
Minh trẻ măng, ngầu đời và được xem là một "ngôi sao đang lên" trong làng thiết kế đồ họa. Anh chàng đang làm giám đốc mỹ thuật của một công ty quảng cáo có tiếng. Và cuộc gặp tối nay do ông Hải chủ động đề nghị sau khi tình cờ gặp cậu trai này trong một buổi hội thảo. Quá ấn tượng trước những sản phẩm mà chàng cựu sinh viên Đại học Mỹ thuật này thực hiện, cộng thêm một buổi nói chuyện với rất nhiều đồng cảm bên hành lang của buổi hội thảo ấy, ông quyết định mời Minh về công ty mình với vị trí đang khuyết bấy lâu nay.
"Tôi đã dùng đủ mọi cách thức, từ đăng báo, nhờ các công ty tuyển dụng, nhờ người quen giới thiệu... Hồ sơ trên bàn chất đến hai chồng, nhưng chẳng ưng ý ai cả. Đành phải thân chinh đi kiếm người, cực khổ chút cũng đâu có sao, quan trọng là tìm được đúng người, đúng việc. Tối nay, Minh gật đầu để ba tháng nữa chính thức nghỉ việc bên kia về chỗ tôi làm", ông cười, nói.
Lâu nay những cuộc "đi săn đêm" như thế chẳng phải là hiếm hoi. Thời buổi "người tài như lá mùa thu", lại bị các công ty nước ngoài, các đại gia lắm tiền nhiều của bủa vây, thêm vào xu hướng các bạn trẻ tài năng thích "ra riêng", nên nhân lực cao cấp ngày càng khan hiếm. Các công ty “săn đầu người” không thể đáp ứng xuể những nhu cầu này. Và thế là từ trưởng phòng nhân sự, phó giám đốc, cho đến cả chủ tịch hội đồng quản trị cũng thường xuyên phải căng hết các giác quan ra để tìm kiếm người giỏi.
Một trong những phương cách phổ biến nhất hiện nay là... đọc báo. Nhà báo thường nhạy tin và thích phát hiện những gương thành đạt. Sau đó là theo dõi sát sao lực lượng du học sinh đang trở về ngày càng đông. Tiếp đến là các buổi hội thảo nghề nghiệp, các cuộc thi... không bao giờ vắng bóng các ông chủ cấp cao ngồi xen kẽ trong khán giả để tìm cơ hội.
Và hiện tại, trong các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, năng lực quản trị cho quản lý cấp trung... của các trường, các viện đào tạo luôn có sự hiện diện của những "thợ săn" lành nghề, khoác một chiếc áo xù xì chỉ để "canh me" những nhân sự lọt vào mắt xanh.
Một chuyên gia săn đầu người cấp cao của công ty chuyên về tuyển dụng Navigos cho biết, thiếu người giỏi đang trở thành căn bệnh trầm kha của hầu hết các doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ. Và chính vì thế, ngoài việc sử dụng tối đa các dịch vụ của các công ty cung cấp nhân lực, hầu hết các giám đốc, trưởng phòng nhân sự hay trưởng bộ phận chức năng của các công ty đều dành không ít thời gian để "dòm ngó" và chiêu dụ nhân tài về công ty mình.
Kỷ niệm lạ lùng nhất của Minh Phi, hiện đang làm trưởng văn phòng đại diện của một công ty quảng cáo tại Hà Nội cũng chính là một "chiêu độc" của nghệ thuật săn người: "Hồi đó, tôi còn làm trưởng phòng nhân sự của một công ty Nhà nước, được nhận nhiệm vụ phỏng vấn các ứng viên cho vị trí trưởng dự án mới. Có một ứng viên xuất sắc lắm, toàn hỏi ngược lại những vấn đề tôi nêu ra trong cuộc phỏng vấn. Tôi rất hài lòng và sẵn lòng đưa số điện thoại khi anh ta hỏi thăm. Và vài ngày sau, anh ta gọi và mời cà phê. Hậu quả là bây giờ tôi đang làm việc cho công ty của... anh chàng này".
Vui nhảy việc, buồn cũng nhảy việc, không vui không buồn cũng nhảy việc. Lương thấp nhảy việc, lương cao cũng chẳng giữ được. Nhiều sếp quá hoảng sợ đến nỗi phải ký những thỏa thuận với đồng nghiệp trong cùng ngành là "không được giành giật nhân viên của nhau”.
Không phải tất cả những người bị "săn" hay "đi săn" đều cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, họ thấy mệt nhoài với những cuộc đuổi bắt này. Và câu hỏi được đặt ra cứ quẩn quanh trong đầu họ: Tìm đâu một công thức chọn việc chính xác để những nhân tài đừng bị nhấp nhổm trước những lời đề nghị béo bở. Tìm đâu ra công thức để lao động và người sử dụng lao động có thể cùng nhau đi trên con đường dài hơn trong cuộc hành trình đến thành công?
Theo giới chuyên môn, có ba yếu tố quyết định chọn việc. Đầu tiên là môi trường làm việc hấp dẫn, phù hợp và nhiều thách thức. Thứ hai là khả năng phát triển nghề nghiệp cao, đặc biệt là sự trưởng thành hơn trong chuyên môn. Và điều cuối cùng, là thu nhập và các chế độ đãi ngộ xứng đáng.
"Chọn một việc thích hợp, cống hiến và góp chút sức thực tế cho công ty, công việc và cho xã hội, sẽ tốt hơn nhiều lần cái việc trôi từ nơi này sang nơi khác, cuối cùng nhìn lại cũng chẳng được gì", lời kết luận này là của một bạn nam 25 tuổi vừa quyết định "dừng bước giang hồ" sau 12 lần đổi việc.