“Sao lại sợ phân hóa giáo dục?”
"Tôi phải nói thật là trong công việc của xã hội có những chỗ cần lực lượng chất lượng lao động cao, có những chỗ không cần"
Hỏi chuyện ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - xung quanh vấn đề tăng học phí và chi tiêu cho giáo dục.
Chi tiêu trong giáo dục cần kiểm toán
Ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng ngân sách Nhà nước của ngành giáo dục? Theo ông tăng ngân sách cho giáo dục liệu chất lượng có tăng theo?
Tôi chưa thể có sự đánh giá đầy đủ vì phải tiến hành khảo sát, có đủ số liệu, cơ sở khoa học. Mặc dù tôi rất quan tâm đến ý kiến của xã hội về chi tiêu ngân sách giáo dục là phải tăng cường quản lý. Nhưng đánh giá cụ thể, vi phạm như thế nào hay hiệu quả đến đâu thì phải có khảo sát đầy đủ, thông qua các cơ quan.
Tôi cho rằng rất nhiều chi tiêu hiện nay cần phải thực hiện minh bạch hơn. Đồng thời, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đánh giá, sử dụng ngân sách một cách hình thức mà phải đánh giá hiệu quả thực chất của nó. Nếu cứ nói: “Tôi chẳng có gì sai cả nhưng chi tiêu không hiệu quả thì cũng không được!”.
Theo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi lên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách năm 2008, ước chi cho giáo dục và đào tạo trong năm này là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2007.
Việc phân bổ giáo dục năm 2008 thực hiện đúng Nghị quyết của Đảng và Nhà nước là ưu tiên ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Đương nhiên là tăng đầu tư thì cũng hy vọng chất lượng sẽ lên nhưng lên như thế nào thì mình phải đánh giá về hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, có lẽ giải pháp thiết thực và khả thi hơn là làm sao chúng ta nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách.
Tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, có nghĩa là ngành giáo dục cần phải công khai minh bạch tài chính, thưa ông?
Tôi cho rằng là rất nhiều cái chi tiêu của chúng ta hiện nay cần phải thực hiện minh bạch hơn. Đồng thời, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đánh giá việc sử dụng ngân sách ấy có đúng với quy định tài chính hay không một cách hình thức mà chúng ta phải đánh giá hiệu quả thực chất của nó.
Để đáp ứng cho yêu cầu của giáo dục và đào tạo thì chúng ta không nên chỉ trông chờ vào giải pháp tăng ngân sách cho giáo dục. Bên cạnh xã hội hóa giáo dục, cũng phải rất chú ý đến giải pháp làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Tôi rất tán thành việc chúng ta phải công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách và không những chỉ có minh bạch mà còn phải đánh giá được hiệu quả sử dụng ngân sách ra làm sao.
Theo ông, Quốc hội có nên đề nghị đưa kiểm toán vào cuộc trong việc chi tiêu trong giáo dục hay không?
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách thì không chỉ đặt ra đối với riêng ngành giáo dục mà là đòi hỏi chung đối với hầu hết các lĩnh vực khác. Quốc hội cũng nên có những biện pháp, tạo ra hành lang pháp lý để làm cho việc sử dụng ngân sách ngày một hiệu quả, minh bạch hơn.
Một mặt thì chúng ta có khả năng tăng ngân sách cho giáo dục thì cứ tăng. Đồng thời, chúng ta phải thực hiện kiểm toán.
Cái này phải thực hiện thường xuyên chứ không chỉ vì tăng ngân sách mới làm. Kiểm toán cả trong việc sử dụng ngân sách chung dành cho giáo dục lẫn người sử dụng ngân sách giáo dục trong các hoạt động khác nhau của cơ sở giáo dục.
Tôi cho rằng công việc đó phải thực hiện thường xuyên. Vì chúng ta chưa quen nên phải thực hiện ráo riết mạnh mẽ ngay trong thời gian ban đầu. Điều này sẽ thiết lập được một kỷ cương trong việc sử dụng ngân sách, không những không sai phạm về quy định tài chính mà quan trọng là hiệu quả chi tiêu phải thực sự tốt.
Không nên tăng học phí đồng loạt
Dự thảo đề án học phí mới của Bộ Giáo dục đang lấy ý kiến và sẽ trình Chính phủ trong nay mai. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề tăng học phí?
Theo tôi vấn đề tăng học phí phải được cân nhắc từ hai phía.
Thứ nhất, phải phù hợp với khả năng của người dân, đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ. Thứ hai, học phí cũng tạo điều kiện để cùng với kinh phí nhà nước hỗ trợ, các trường đại học bảo đảm chất lượng theo nhu cầu xã hội. Một mặt muốn có chất lượng nhưng mặt khác lại không muốn tạo điều kiện cho các trường nâng chất lượng thì đó là mâu thuẫn.
Tôi cho rằng, vấn đề ở đây không phải là tăng hay không tăng mà là quyết định mức học phí như thế nào để đáp ứng, hài hoà được cả hai nhu cầu ấy. Với hoàn cảnh kinh tế của chúng ta hiện nay, nếu có tăng thì cũng tăng ở mức vừa phải, chứ không phải một lúc tăng lên gấp vài lần. Tôi cho rằng, điều quan trọng hơn là chúng ta phải thay đổi quan niệm về công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là cấp đại học.
Vừa rồi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về vấn đề phí và lệ phí, đã có ý kiến là những dịch vụ công liên quan đến yêu cầu chất lượng khác nhau thì nên coi đó không phải là phí, lệ phí nữa, mà chuyển nó sang giá dịch vụ công. Đã là giá, nó sẽ gắn với chất lượng của sản phẩm và có thể phân loại ra.
Nhu cầu xã hội khác nhau, bên cạnh giáo dục đại trà với mức học phí phù hợp với khả năng đóng góp của đông đảo người dân, cần đáp ứng nhu cầu của những người sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để được nhận một dịch vụ cao hơn theo tinh thần tự nguyện. Chúng ta nên theo hướng đó, không nên tăng học phí đồng loạt, không phân biệt chất lượng.
Dư luận đã từng đặt câu hỏi: có đúng tăng học phí sẽ làm tăng chất lượng đào tạo? Ai đó bảo là tăng toàn bộ chất lượng đại trà thì tôi tin là không có.
Như vậy việc tăng học phí chưa chắc đã làm tăng chất lượng toàn bộ cơ sở giáo dục đại học?
Một mức tăng học phí phù hợp với khả năng chi trả của đông đảo nhân dân sẽ có giới hạn và thường tăng không nhiều vì mức sống của người dân hiện chưa tăng nhiều. Nhưng chúng ta có thể đặt ra một số chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu chất lượng cao, với mức học phí cao hơn. Cũng như yêu cầu những người muốn có chất lượng cao hơn mức đại trà thì phải chi trả toàn bộ, Nhà nước không phải hỗ trợ và dành hỗ trợ đó cho “phần” khó khăn.
Phân hóa chất lượng là cần thiết
Có ý kiến cho rằng nếu xây dựng những trường học phí cao để chất lượng đào tạo tăng sẽ nảy sinh ra vấn đề phân hoá giáo dục. Quan điểm của ông như thế nào?
Tại sao lại sợ phân hóa giáo dục, khi chúng ta nói đây là phân hóa về chất lượng? Người này có nhu cầu chất lượng cao hơn, người khác có nhu cầu chất lượng chỉ bình thường. Tôi phải nói thật là trong công việc của xã hội có những chỗ cần lực lượng chất lượng lao động cao, có những chỗ không cần. Bởi vậy, chuyện phân hóa chất lượng là khách quan và cần thiết.
Hơn nữa, khả năng đầu tư cho giáo dục, lực lượng cán bộ giáo dục có hạn và năng lực cũng có sự phân hóa. Bởi vậy, khi chưa đủ khả năng cả về đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất để cùng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách đại trà, phải tập trung vào một số điểm đột phá.
Cái điểm đột phá ấy gọi là điểm sáng nâng dần chất lượng chung lên, nhưng quan trọng là nó phải phù hợp với khả năng đầu tư, với nhu cầu của chúng ta.
Việc tăng học phí liệu có đồng thời với tăng chất lượng giáo dục, khi chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò rất quan trọng?
Tăng học phí thì tăng được nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng nếu bảo tăng học phí đương nhiên sẽ tăng chất lượng giáo dục thì không phải. Tăng học phí phải gắn liền với tăng chất lượng đào tạo.
Trường nào đặt ra mục tiêu tăng chất lượng đào tạo cao hơn thì mới tăng học phí. Nếu đồng loạt tăng học phí thì cũng có trường tăng chất lượng nhưng cũng có trường không thể tăng. Do đó hiệu quả của tăng học phí sẽ không rõ rệt.
Chi tiêu trong giáo dục cần kiểm toán
Ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng ngân sách Nhà nước của ngành giáo dục? Theo ông tăng ngân sách cho giáo dục liệu chất lượng có tăng theo?
Tôi chưa thể có sự đánh giá đầy đủ vì phải tiến hành khảo sát, có đủ số liệu, cơ sở khoa học. Mặc dù tôi rất quan tâm đến ý kiến của xã hội về chi tiêu ngân sách giáo dục là phải tăng cường quản lý. Nhưng đánh giá cụ thể, vi phạm như thế nào hay hiệu quả đến đâu thì phải có khảo sát đầy đủ, thông qua các cơ quan.
Tôi cho rằng rất nhiều chi tiêu hiện nay cần phải thực hiện minh bạch hơn. Đồng thời, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đánh giá, sử dụng ngân sách một cách hình thức mà phải đánh giá hiệu quả thực chất của nó. Nếu cứ nói: “Tôi chẳng có gì sai cả nhưng chi tiêu không hiệu quả thì cũng không được!”.
Theo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi lên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách năm 2008, ước chi cho giáo dục và đào tạo trong năm này là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2007.
Việc phân bổ giáo dục năm 2008 thực hiện đúng Nghị quyết của Đảng và Nhà nước là ưu tiên ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Đương nhiên là tăng đầu tư thì cũng hy vọng chất lượng sẽ lên nhưng lên như thế nào thì mình phải đánh giá về hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, có lẽ giải pháp thiết thực và khả thi hơn là làm sao chúng ta nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách.
Tăng hiệu quả sử dụng ngân sách, có nghĩa là ngành giáo dục cần phải công khai minh bạch tài chính, thưa ông?
Tôi cho rằng là rất nhiều cái chi tiêu của chúng ta hiện nay cần phải thực hiện minh bạch hơn. Đồng thời, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đánh giá việc sử dụng ngân sách ấy có đúng với quy định tài chính hay không một cách hình thức mà chúng ta phải đánh giá hiệu quả thực chất của nó.
Để đáp ứng cho yêu cầu của giáo dục và đào tạo thì chúng ta không nên chỉ trông chờ vào giải pháp tăng ngân sách cho giáo dục. Bên cạnh xã hội hóa giáo dục, cũng phải rất chú ý đến giải pháp làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Tôi rất tán thành việc chúng ta phải công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách và không những chỉ có minh bạch mà còn phải đánh giá được hiệu quả sử dụng ngân sách ra làm sao.
Theo ông, Quốc hội có nên đề nghị đưa kiểm toán vào cuộc trong việc chi tiêu trong giáo dục hay không?
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách thì không chỉ đặt ra đối với riêng ngành giáo dục mà là đòi hỏi chung đối với hầu hết các lĩnh vực khác. Quốc hội cũng nên có những biện pháp, tạo ra hành lang pháp lý để làm cho việc sử dụng ngân sách ngày một hiệu quả, minh bạch hơn.
Một mặt thì chúng ta có khả năng tăng ngân sách cho giáo dục thì cứ tăng. Đồng thời, chúng ta phải thực hiện kiểm toán.
Cái này phải thực hiện thường xuyên chứ không chỉ vì tăng ngân sách mới làm. Kiểm toán cả trong việc sử dụng ngân sách chung dành cho giáo dục lẫn người sử dụng ngân sách giáo dục trong các hoạt động khác nhau của cơ sở giáo dục.
Tôi cho rằng công việc đó phải thực hiện thường xuyên. Vì chúng ta chưa quen nên phải thực hiện ráo riết mạnh mẽ ngay trong thời gian ban đầu. Điều này sẽ thiết lập được một kỷ cương trong việc sử dụng ngân sách, không những không sai phạm về quy định tài chính mà quan trọng là hiệu quả chi tiêu phải thực sự tốt.
Không nên tăng học phí đồng loạt
Dự thảo đề án học phí mới của Bộ Giáo dục đang lấy ý kiến và sẽ trình Chính phủ trong nay mai. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề tăng học phí?
Theo tôi vấn đề tăng học phí phải được cân nhắc từ hai phía.
Thứ nhất, phải phù hợp với khả năng của người dân, đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ. Thứ hai, học phí cũng tạo điều kiện để cùng với kinh phí nhà nước hỗ trợ, các trường đại học bảo đảm chất lượng theo nhu cầu xã hội. Một mặt muốn có chất lượng nhưng mặt khác lại không muốn tạo điều kiện cho các trường nâng chất lượng thì đó là mâu thuẫn.
Tôi cho rằng, vấn đề ở đây không phải là tăng hay không tăng mà là quyết định mức học phí như thế nào để đáp ứng, hài hoà được cả hai nhu cầu ấy. Với hoàn cảnh kinh tế của chúng ta hiện nay, nếu có tăng thì cũng tăng ở mức vừa phải, chứ không phải một lúc tăng lên gấp vài lần. Tôi cho rằng, điều quan trọng hơn là chúng ta phải thay đổi quan niệm về công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là cấp đại học.
Vừa rồi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về vấn đề phí và lệ phí, đã có ý kiến là những dịch vụ công liên quan đến yêu cầu chất lượng khác nhau thì nên coi đó không phải là phí, lệ phí nữa, mà chuyển nó sang giá dịch vụ công. Đã là giá, nó sẽ gắn với chất lượng của sản phẩm và có thể phân loại ra.
Nhu cầu xã hội khác nhau, bên cạnh giáo dục đại trà với mức học phí phù hợp với khả năng đóng góp của đông đảo người dân, cần đáp ứng nhu cầu của những người sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để được nhận một dịch vụ cao hơn theo tinh thần tự nguyện. Chúng ta nên theo hướng đó, không nên tăng học phí đồng loạt, không phân biệt chất lượng.
Dư luận đã từng đặt câu hỏi: có đúng tăng học phí sẽ làm tăng chất lượng đào tạo? Ai đó bảo là tăng toàn bộ chất lượng đại trà thì tôi tin là không có.
Như vậy việc tăng học phí chưa chắc đã làm tăng chất lượng toàn bộ cơ sở giáo dục đại học?
Một mức tăng học phí phù hợp với khả năng chi trả của đông đảo nhân dân sẽ có giới hạn và thường tăng không nhiều vì mức sống của người dân hiện chưa tăng nhiều. Nhưng chúng ta có thể đặt ra một số chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu chất lượng cao, với mức học phí cao hơn. Cũng như yêu cầu những người muốn có chất lượng cao hơn mức đại trà thì phải chi trả toàn bộ, Nhà nước không phải hỗ trợ và dành hỗ trợ đó cho “phần” khó khăn.
Phân hóa chất lượng là cần thiết
Có ý kiến cho rằng nếu xây dựng những trường học phí cao để chất lượng đào tạo tăng sẽ nảy sinh ra vấn đề phân hoá giáo dục. Quan điểm của ông như thế nào?
Tại sao lại sợ phân hóa giáo dục, khi chúng ta nói đây là phân hóa về chất lượng? Người này có nhu cầu chất lượng cao hơn, người khác có nhu cầu chất lượng chỉ bình thường. Tôi phải nói thật là trong công việc của xã hội có những chỗ cần lực lượng chất lượng lao động cao, có những chỗ không cần. Bởi vậy, chuyện phân hóa chất lượng là khách quan và cần thiết.
Hơn nữa, khả năng đầu tư cho giáo dục, lực lượng cán bộ giáo dục có hạn và năng lực cũng có sự phân hóa. Bởi vậy, khi chưa đủ khả năng cả về đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất để cùng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách đại trà, phải tập trung vào một số điểm đột phá.
Cái điểm đột phá ấy gọi là điểm sáng nâng dần chất lượng chung lên, nhưng quan trọng là nó phải phù hợp với khả năng đầu tư, với nhu cầu của chúng ta.
Việc tăng học phí liệu có đồng thời với tăng chất lượng giáo dục, khi chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò rất quan trọng?
Tăng học phí thì tăng được nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng nếu bảo tăng học phí đương nhiên sẽ tăng chất lượng giáo dục thì không phải. Tăng học phí phải gắn liền với tăng chất lượng đào tạo.
Trường nào đặt ra mục tiêu tăng chất lượng đào tạo cao hơn thì mới tăng học phí. Nếu đồng loạt tăng học phí thì cũng có trường tăng chất lượng nhưng cũng có trường không thể tăng. Do đó hiệu quả của tăng học phí sẽ không rõ rệt.