Sao Mai và tầm nhìn công nghệ
Trong kinh doanh, nếu thiếu tầm nhìn công nghệ, doanh nghiệp sẽ chỉ mãi loay hoay với đầu tư ngắn hạn, không thể phát triển bền vững
Trong kinh doanh, nếu thiếu tầm nhìn công nghệ, doanh nghiệp sẽ chỉ mãi loay hoay với đầu tư ngắn hạn, không thể phát triển bền vững.
Tầm nhìn công nghệ
Cuối năm 2010, đúng vào thời điểm Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) liệt cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” gây bất lợi cho việc xuất khẩu làm sụt sôi dư luận khắp trong, ngoài nước, từ “thủ phủ cá tra” An Giang, Tập đoàn Sao Mai ký kết hợp đồng trị giá 15 triệu USD với Tập đoàn Desmet Balesstra của Vương quốc Bỉ, nhập khẩu công nghệ, thiết bị cho nhà máy tinh luyện dầu cá trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI) - là doanh nghiệp thành viên, đặt trụ sở tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp).
Điều ít ai biết, để đi tới quyết định nêu trên, Ban lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai đã bỏ ra hơn 4 năm khảo sát các xu thế công nghệ hiện đại. Cuối cùng chọn Desmet Balesstra để đặt hàng nghiên cứu độc quyền. Độc quyền có nghĩa là Desmet Balesstra tiến hành nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị đáp ứng yêu cầu do Sao Mai đề ra và ngoài nhà máy tinh luyện mỡ cá tra thành các loại sản phẩm dinh dưỡng cao cấp đặt tại Vàm Cống, trên thế giới không có nhà máy cùng loại nào khác.
Tại lễ khởi công tổ chức sau đó 2 tháng, ông Trương Vĩnh Thành - Tổng giám đốc Công ty IDI (hiện là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai) công bố, nhờ sử dụng phương pháp vật lý, kết quả thử nghiệm cho hiệu suất thu hồi sản phẩm cực cao (tới 97%) và duy trì ổn định hàm lượng các chất dinh dưỡng DHA, EPA, Vitamin, Omega 3-6-9… rất có lợi cho sức khỏe con người.
Đầu năm 2013, tức 7 năm kể từ khi Sao Mai bắt tay tìm kiếm công nghệ hiện đại và 3 năm kể từ khi Tập đoàn này quyết định chính thức đầu tư, nhà máy tinh luyện dầu cá đầu tiên ở Việt Nam đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Kết quả phân tích mới nhất từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Dầu cá tinh luyện tại Nhà máy tinh luyện Dầu cá Sao Mai, tọa lạc tại khu công nghiệp Vàm Cống có chỉ số DHA, EPA, Omega 3-6-9, Iod… rất cao, đặc biệt thành phần acid không no, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Với công suất chế biến 100 tấn nguyên liệu/ngày (sang năm thứ ba tăng lên 200 tấn), lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 200 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD/năm đầu tiên (tăng dần trong những năm tiếp theo), Công ty IDI của Tập đoàn Sao Mai đang nắm khả năng nâng chuỗi giá trị của con cá tra lên gấp đôi, gấp ba so với việc chế biến fillet xuất khẩu.
Thoát "vòng kim cô"
Cần nhấn mạnh rằng, sự kiện Tập đoàn Sao Mai ký kết hợp đồng 15 triệu USD với Tập đoàn Desmet Balesstra, ngay từ cuối năm 2010 đã được giới quan sát ghi nhận như một cuộc quật khởi của doanh nghiệp Việt Nam nhằm thoát khỏi vòng kim cô trên thị trường xuất khẩu fillet cá tra, là hàng loạt rào cản kỹ thuật và thương mại do các nước phát triển đặt ra, nỗ lực mở ra thị trường mới cho loại thủy sản số 1.
Trao đổi với báo chí 3 năm về trước, ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, cho rằng “Nhiều năm qua, không ai dám nghĩ dầu cá mà đem đi nấu, đem vào nhà bếp của mọi gia đình. Bởi vì trữ lượng dầu cá trên hành tinh không nhiều đến thế, các nhà máy sản xuất dầu cá chỉ đủ để phục vụ trong ngành y tế. Nhưng gần đây con cá tra của Việt Nam bùng nổ về sản lượng và nó để lại một lượng mỡ rất lớn.
Dầu cá tinh luyện của Tập đoàn Sao Mai sẽ lần lượt thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các công ty dược phẩm và chế biến thực phẩm ước khoảng 40 triệu USD/năm. Chưa kể chúng ta đang mất mỗi năm hàng tỷ USD để nhập khẩu dầu cọ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước”.
Sử dụng công nghệ hiện đại để tham gia xử lý lượng phụ phẩm cá tra khổng lồ ở vùng hạ lưu sông Mekong, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cả kim ngạch xuất khẩu fillet, Tập đoàn Sao Mai đã vượt khó trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đẩy hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam vào cảnh thoái trào.
Từ đầu tháng 7/2013, nhà máy tinh luyện dầu cá đã tiến hành sản xuất thử nghiệm, làm ra 97 tấn thành phẩm mỗi ngày. Thành phẩm gồm 2 loại là dầu đặc (stearin) và dầu lỏng (olein). Dầu đặc cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm (mì ăn liền, kem, bơ, chocolate, bánh ngọt cao cấp…). Dầu lỏng phân phối ra thị trường dưới dạng dầu ăn cao cấp (dùng để chiên xào), dầu dinh dưỡng dành cho trẻ em (bổ sung các loại vitamin, acid béo không no cần thiết cho sức khỏe). Đặc biệt, cung cấp nguyên liệu cho các công ty dược phẩm để sản xuất dầu cá viên Omega 3-6-9.
Tầm nhìn công nghệ
Cuối năm 2010, đúng vào thời điểm Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) liệt cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” gây bất lợi cho việc xuất khẩu làm sụt sôi dư luận khắp trong, ngoài nước, từ “thủ phủ cá tra” An Giang, Tập đoàn Sao Mai ký kết hợp đồng trị giá 15 triệu USD với Tập đoàn Desmet Balesstra của Vương quốc Bỉ, nhập khẩu công nghệ, thiết bị cho nhà máy tinh luyện dầu cá trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI) - là doanh nghiệp thành viên, đặt trụ sở tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp).
Điều ít ai biết, để đi tới quyết định nêu trên, Ban lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai đã bỏ ra hơn 4 năm khảo sát các xu thế công nghệ hiện đại. Cuối cùng chọn Desmet Balesstra để đặt hàng nghiên cứu độc quyền. Độc quyền có nghĩa là Desmet Balesstra tiến hành nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị đáp ứng yêu cầu do Sao Mai đề ra và ngoài nhà máy tinh luyện mỡ cá tra thành các loại sản phẩm dinh dưỡng cao cấp đặt tại Vàm Cống, trên thế giới không có nhà máy cùng loại nào khác.
Tại lễ khởi công tổ chức sau đó 2 tháng, ông Trương Vĩnh Thành - Tổng giám đốc Công ty IDI (hiện là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai) công bố, nhờ sử dụng phương pháp vật lý, kết quả thử nghiệm cho hiệu suất thu hồi sản phẩm cực cao (tới 97%) và duy trì ổn định hàm lượng các chất dinh dưỡng DHA, EPA, Vitamin, Omega 3-6-9… rất có lợi cho sức khỏe con người.
Đầu năm 2013, tức 7 năm kể từ khi Sao Mai bắt tay tìm kiếm công nghệ hiện đại và 3 năm kể từ khi Tập đoàn này quyết định chính thức đầu tư, nhà máy tinh luyện dầu cá đầu tiên ở Việt Nam đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Kết quả phân tích mới nhất từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Dầu cá tinh luyện tại Nhà máy tinh luyện Dầu cá Sao Mai, tọa lạc tại khu công nghiệp Vàm Cống có chỉ số DHA, EPA, Omega 3-6-9, Iod… rất cao, đặc biệt thành phần acid không no, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Với công suất chế biến 100 tấn nguyên liệu/ngày (sang năm thứ ba tăng lên 200 tấn), lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 200 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD/năm đầu tiên (tăng dần trong những năm tiếp theo), Công ty IDI của Tập đoàn Sao Mai đang nắm khả năng nâng chuỗi giá trị của con cá tra lên gấp đôi, gấp ba so với việc chế biến fillet xuất khẩu.
Thoát "vòng kim cô"
Cần nhấn mạnh rằng, sự kiện Tập đoàn Sao Mai ký kết hợp đồng 15 triệu USD với Tập đoàn Desmet Balesstra, ngay từ cuối năm 2010 đã được giới quan sát ghi nhận như một cuộc quật khởi của doanh nghiệp Việt Nam nhằm thoát khỏi vòng kim cô trên thị trường xuất khẩu fillet cá tra, là hàng loạt rào cản kỹ thuật và thương mại do các nước phát triển đặt ra, nỗ lực mở ra thị trường mới cho loại thủy sản số 1.
Trao đổi với báo chí 3 năm về trước, ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, cho rằng “Nhiều năm qua, không ai dám nghĩ dầu cá mà đem đi nấu, đem vào nhà bếp của mọi gia đình. Bởi vì trữ lượng dầu cá trên hành tinh không nhiều đến thế, các nhà máy sản xuất dầu cá chỉ đủ để phục vụ trong ngành y tế. Nhưng gần đây con cá tra của Việt Nam bùng nổ về sản lượng và nó để lại một lượng mỡ rất lớn.
Dầu cá tinh luyện của Tập đoàn Sao Mai sẽ lần lượt thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các công ty dược phẩm và chế biến thực phẩm ước khoảng 40 triệu USD/năm. Chưa kể chúng ta đang mất mỗi năm hàng tỷ USD để nhập khẩu dầu cọ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước”.
Sử dụng công nghệ hiện đại để tham gia xử lý lượng phụ phẩm cá tra khổng lồ ở vùng hạ lưu sông Mekong, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cả kim ngạch xuất khẩu fillet, Tập đoàn Sao Mai đã vượt khó trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đẩy hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam vào cảnh thoái trào.
Từ đầu tháng 7/2013, nhà máy tinh luyện dầu cá đã tiến hành sản xuất thử nghiệm, làm ra 97 tấn thành phẩm mỗi ngày. Thành phẩm gồm 2 loại là dầu đặc (stearin) và dầu lỏng (olein). Dầu đặc cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm (mì ăn liền, kem, bơ, chocolate, bánh ngọt cao cấp…). Dầu lỏng phân phối ra thị trường dưới dạng dầu ăn cao cấp (dùng để chiên xào), dầu dinh dưỡng dành cho trẻ em (bổ sung các loại vitamin, acid béo không no cần thiết cho sức khỏe). Đặc biệt, cung cấp nguyên liệu cho các công ty dược phẩm để sản xuất dầu cá viên Omega 3-6-9.