Sắp bán gần 129 triệu cổ phiếu PVFCCo
Đâu là những thuận lợi và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo)?
Ngày 6/4/2007, Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo), có vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng, đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược đầu tư, thuận lợi và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của PVFCCo.
Theo kế hoạch, cuộc đấu giá 128.626.600 cổ phiếu PVFCCo sẽ diễn ra vào ngày 21/4/2007, tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, với giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phiếu. Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành ra bên ngoài: cổ đông Nhà nước 60%, cán bộ công nhân viên chiếm 0,15%, cổ đông chiến lược 6% và cổ đông ngoài chiếm 33,85% vốn điều lệ.
Là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 28/3/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/1/2004, PVFCCo có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân đạm, amôniắc lỏng, khí công nghiệp, các nguyên liệu để sản xuất phân đạm và các sản phẩm hoá chất khác có liên quan.
Ngày 21/9/2004, công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ từ tổ hợp nhà thầu Technip-Samsung và Ban quản lý Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm đầu tiên của công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”.
Sau hai năm hoạt động, thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam. Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, đang xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động OHSAS 18000, hệ thống tiêu chuẩn API...
Tình hình tài chính của công ty trong hơn 3 năm trước cổ phần được đánh giá khá tốt và ổn định. Trước mắt, công ty thực hiện chính sách bán hàng thu tiền trước nên không có các khoản nợ phải thu và luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn.
Đặc biệt, công ty đã thực hiện tính trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao nhất và dùng nguồn vốn khấu hao của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam để lại để gia tăng hạn mức trả nợ vay dài hạn lên gấp hai. Ngoài ra công ty chưa sử dụng vốn vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng để tài trợ vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong hơn hai năm trước cổ phần hóa luôn đạt mức cao do được trợ giá về nguồn nguyên liệu chính là khí đốt.
Tuy nhiên, PVFCCo vẫn còn một số khó khăn nhất định, tồn tại cần khắc phục, điển hình như: công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ là công nghệ cao, vì thế trong quá trình vận hành đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân vận hành còn thiếu kinh nghiệm, do vậy sẽ không tiên lượng được các sự cố có thể xảy ra, đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các sản phẩm của công ty có giá cả không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào giá phân đạm và giá dầu thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO nên sản phẩm của công ty sẽ cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Do mới đi vào hoạt động, số liệu thống kê chưa đầy đủ để nhà máy xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật nên chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu tiêu hao về định mức, chi phí giá thành. Một số chi phí cấu thành nên giá thành hiện nay như chi phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng có thể tăng cao vào những năm tới.
Hệ thống đại lý bán hàng và chính sách bán hàng chưa hoàn thiện sẽ là khó khăn khi phải đối mặt với cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước trong tương lai gần.
Năng lực giao hàng nhà máy và cảng còn bị hạn chế, thiếu hệ thống kho, bãi tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm nên chưa chủ động được nguồn hàng khi vào mùa vụ, thiếu băng tải và ống rót hàng nếu thực tế yêu cầu phải xuất khẩu hàng hoá.
Tập quán sử dụng phân đạm ngày càng giảm do bà con nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, một số sản phẩm có thể thay thế được phân urê như NPK có hàm lượng N cao hoặc DAP, lượng tiêu thụ urê sẽ giảm và thị trường trong nước sẽ được chia sẻ cho nhiều nhà cung cấp.
Từ năm 2006-2010 với 2 nhà máy đạm Phú Mỹ và Hà Bắc có khả năng cung cấp 40-50% nhu cầu phân đạm cả nước. Đến năm 2010, Việt Nam sẽ có thêm Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm và nhà máy đạm thứ 2 (chưa xác định được địa điểm) công suất 760.000 tấn/năm.
Khả năng đến năm 2015 cả nước sẽ có 4 nhà máy đạm cung cấp trên 2 triệu tấn urê/năm đủ đáp ứng nhu cầu urê trong nước và cuộc canh tranh sẽ quyết liệt hơn.
Theo kế hoạch, cuộc đấu giá 128.626.600 cổ phiếu PVFCCo sẽ diễn ra vào ngày 21/4/2007, tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, với giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phiếu. Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành ra bên ngoài: cổ đông Nhà nước 60%, cán bộ công nhân viên chiếm 0,15%, cổ đông chiến lược 6% và cổ đông ngoài chiếm 33,85% vốn điều lệ.
Là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập ngày 28/3/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/1/2004, PVFCCo có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân đạm, amôniắc lỏng, khí công nghiệp, các nguyên liệu để sản xuất phân đạm và các sản phẩm hoá chất khác có liên quan.
Ngày 21/9/2004, công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ từ tổ hợp nhà thầu Technip-Samsung và Ban quản lý Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm đầu tiên của công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”.
Sau hai năm hoạt động, thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam. Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, đang xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động OHSAS 18000, hệ thống tiêu chuẩn API...
Tình hình tài chính của công ty trong hơn 3 năm trước cổ phần được đánh giá khá tốt và ổn định. Trước mắt, công ty thực hiện chính sách bán hàng thu tiền trước nên không có các khoản nợ phải thu và luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn.
Đặc biệt, công ty đã thực hiện tính trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao nhất và dùng nguồn vốn khấu hao của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam để lại để gia tăng hạn mức trả nợ vay dài hạn lên gấp hai. Ngoài ra công ty chưa sử dụng vốn vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng để tài trợ vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong hơn hai năm trước cổ phần hóa luôn đạt mức cao do được trợ giá về nguồn nguyên liệu chính là khí đốt.
Tuy nhiên, PVFCCo vẫn còn một số khó khăn nhất định, tồn tại cần khắc phục, điển hình như: công nghệ sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ là công nghệ cao, vì thế trong quá trình vận hành đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân vận hành còn thiếu kinh nghiệm, do vậy sẽ không tiên lượng được các sự cố có thể xảy ra, đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các sản phẩm của công ty có giá cả không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào giá phân đạm và giá dầu thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO nên sản phẩm của công ty sẽ cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Do mới đi vào hoạt động, số liệu thống kê chưa đầy đủ để nhà máy xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật nên chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu tiêu hao về định mức, chi phí giá thành. Một số chi phí cấu thành nên giá thành hiện nay như chi phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng có thể tăng cao vào những năm tới.
Hệ thống đại lý bán hàng và chính sách bán hàng chưa hoàn thiện sẽ là khó khăn khi phải đối mặt với cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước trong tương lai gần.
Năng lực giao hàng nhà máy và cảng còn bị hạn chế, thiếu hệ thống kho, bãi tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm nên chưa chủ động được nguồn hàng khi vào mùa vụ, thiếu băng tải và ống rót hàng nếu thực tế yêu cầu phải xuất khẩu hàng hoá.
Tập quán sử dụng phân đạm ngày càng giảm do bà con nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, một số sản phẩm có thể thay thế được phân urê như NPK có hàm lượng N cao hoặc DAP, lượng tiêu thụ urê sẽ giảm và thị trường trong nước sẽ được chia sẻ cho nhiều nhà cung cấp.
Từ năm 2006-2010 với 2 nhà máy đạm Phú Mỹ và Hà Bắc có khả năng cung cấp 40-50% nhu cầu phân đạm cả nước. Đến năm 2010, Việt Nam sẽ có thêm Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm và nhà máy đạm thứ 2 (chưa xác định được địa điểm) công suất 760.000 tấn/năm.
Khả năng đến năm 2015 cả nước sẽ có 4 nhà máy đạm cung cấp trên 2 triệu tấn urê/năm đủ đáp ứng nhu cầu urê trong nước và cuộc canh tranh sẽ quyết liệt hơn.