Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng sắp có những thay đổi lớn, với những tác động đáng chú ý
Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 này.
Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).
Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.
Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.
Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.
Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.
Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…
Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.
Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…
Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.
Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.
Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).
Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.
Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.
Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.
Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.
Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…
Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.
Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…
Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.
Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.