Sắp họp bàn tái cơ cấu hai “ông lớn” nhà nước
Tuần này, Thường trực Chính phủ sẽ họp về tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
Nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay tuần này Thường trực Chính phủ sẽ có các phiên họp để thảo luận về việc tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Đồng thời, một cuộc họp quan trọng khác cũng sẽ được tổ chức để thảo luận về “các vấn đề tài chính của EVN”.
Trước đó, EVN cho biết vừa trình Chính phủ đề án chiến lược phát triển tập đoàn đến năm 2020, phương án tái cơ cấu tập đoàn đến năm 2015.
Theo đó, đề án sắp xếp, tái cấu trúc EVN tập trung vào vấn đề tái cơ cấu ngành nghề, tái cơ cấu về sở hữu và đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
EVN sẽ tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh điện và đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, rút vốn.
Về tái cơ cấu sở hữu, tập đoàn đang xin ý kiến Thủ tướng cho bán tiếp cổ phần đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hoá mà nhà nước không nắm giữ cổ phần. Nguồn vốn thu được sẽ tập trung đầu tư nguồn và lưới điện.
Tập đoàn cũng sẽ tập trung thành lập các tổng công ty phát điện, trước mắt trực thuộc EVN sau đó sẽ tách ra và cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp.
EVN cũng cho biết sẽ xây dựng lại chiến lược phát triển tập đoàn giai đoạn 2011-2015, đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý của công ty mẹ, tăng tính chủ động, trách nhiệm của tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Trong khi đó, tại TKV, lãnh đạo tập đoàn này cũng đã công bố những nội dung chính trong kế hoạch tái cơ cấu của mình.
Trước mắt, tập đoàn này sẽ làm thủ tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không; Công ty Cổ phần Đường cao tốc BECD (Trung Lương - Cần Thơ); Công ty Cổ phần Khu kinh tế Hải Hà và Quỹ Đầu tư Việt Nam.
Tập đoàn sẽ chỉ giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điều tra, khảo sát thăm dò địa chất; nhà máy điện đã đi vào vận hành thương mại ổn định; vận tải; xếp dỡ than và hàng hóa; tài chính; đầu tư phát triển nhà và hạ tầng phục vụ công nhân mỏ; phục hồi môi trường mỏ; các công ty sản xuất, chế biến bô xít khi đã hoạt động ổn định sẽ tiến hành cổ phần hóa.
Với các công ty liên kết có vốn đầu tư dài hạn, TKV cho biết sẽ chỉ duy trì tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và những dự án góp vốn bằng thương hiệu, còn lại sẽ thoái vốn hết.
Đồng thời, một cuộc họp quan trọng khác cũng sẽ được tổ chức để thảo luận về “các vấn đề tài chính của EVN”.
Trước đó, EVN cho biết vừa trình Chính phủ đề án chiến lược phát triển tập đoàn đến năm 2020, phương án tái cơ cấu tập đoàn đến năm 2015.
Theo đó, đề án sắp xếp, tái cấu trúc EVN tập trung vào vấn đề tái cơ cấu ngành nghề, tái cơ cấu về sở hữu và đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
EVN sẽ tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh điện và đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, rút vốn.
Về tái cơ cấu sở hữu, tập đoàn đang xin ý kiến Thủ tướng cho bán tiếp cổ phần đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hoá mà nhà nước không nắm giữ cổ phần. Nguồn vốn thu được sẽ tập trung đầu tư nguồn và lưới điện.
Tập đoàn cũng sẽ tập trung thành lập các tổng công ty phát điện, trước mắt trực thuộc EVN sau đó sẽ tách ra và cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp.
EVN cũng cho biết sẽ xây dựng lại chiến lược phát triển tập đoàn giai đoạn 2011-2015, đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý của công ty mẹ, tăng tính chủ động, trách nhiệm của tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Trong khi đó, tại TKV, lãnh đạo tập đoàn này cũng đã công bố những nội dung chính trong kế hoạch tái cơ cấu của mình.
Trước mắt, tập đoàn này sẽ làm thủ tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không; Công ty Cổ phần Đường cao tốc BECD (Trung Lương - Cần Thơ); Công ty Cổ phần Khu kinh tế Hải Hà và Quỹ Đầu tư Việt Nam.
Tập đoàn sẽ chỉ giữ cổ phần chi phối từ 51% trở lên tại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điều tra, khảo sát thăm dò địa chất; nhà máy điện đã đi vào vận hành thương mại ổn định; vận tải; xếp dỡ than và hàng hóa; tài chính; đầu tư phát triển nhà và hạ tầng phục vụ công nhân mỏ; phục hồi môi trường mỏ; các công ty sản xuất, chế biến bô xít khi đã hoạt động ổn định sẽ tiến hành cổ phần hóa.
Với các công ty liên kết có vốn đầu tư dài hạn, TKV cho biết sẽ chỉ duy trì tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và những dự án góp vốn bằng thương hiệu, còn lại sẽ thoái vốn hết.