Sắp thanh tra toàn quốc về quản lý thuê bao trả trước
Thanh tra Bộ đang chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và dự kiến cuối quý 3/2017 sẽ chỉ đạo thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao di động trả trước
Trong quý 3/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các sở thông tin và truyền thông tiến hành thanh tra diện rộng trên toàn quốc về công tác quản lý thuê bao di động trả trước.
Trong văn bản trả lời kiến nghị của các Sở Thông tin và Truyền thông về kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra diện rộng về công tác quản lý thuê bao di động trả trước, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác quản lý thuê bao di động trả trước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017.
Theo Bộ, do nghị định mới có hiệu lực và đang trong thời gian chuyển tiếp (3 tháng chuẩn bị tính từ thời điểm Nghị định có hiệu lực khoản 1 Điều 4) nên hiện nay Thanh tra Bộ đang tiến hành công tác chuẩn bị về hồ sơ, tài liệu và dự kiến cuối quý 3/2017 sẽ tiến hành chỉ đạo thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao di động trả trước trên toàn quốc.
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều hoạt động trong quản lý thuê bao trả trước, đặc biệt là có nhiều biện pháp “mạnh” và quyết liệt nhằm siết chặt SIM rác và tin nhắn rác. Và kết quả, tính đến tháng 4/2017, đã có hơn 20 triệu SIM rác bị thu hồi.
Việc các nhà mạng thực hiện thu hồi SIM rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là nguyên nhân khiến số thuê bao di động 6 tháng đầu năm 2017 giảm khá, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê.
Cụ thể, theo số liệu thống kê Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 6/2017, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam ước tính đạt 126,5 triệu thuê bao, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thuê bao di động đạt 119,4 triệu thuê bao, giảm 6,2%.
Bên cạnh “chiến dịch” thu hồi SIM rác trên, các quy định trong Nghị định 49 (nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện), cũng khiến việc phát triển thuê bao di động khó khăn và thực chất hơn.
Theo quy định của nghị định này, các hành vi bán SIM thuê bao di động sẽ bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng nếu bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Trong khi đó, nhà mạng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin không đúng.
Trong văn bản trả lời kiến nghị của các Sở Thông tin và Truyền thông về kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra diện rộng về công tác quản lý thuê bao di động trả trước, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác quản lý thuê bao di động trả trước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017.
Theo Bộ, do nghị định mới có hiệu lực và đang trong thời gian chuyển tiếp (3 tháng chuẩn bị tính từ thời điểm Nghị định có hiệu lực khoản 1 Điều 4) nên hiện nay Thanh tra Bộ đang tiến hành công tác chuẩn bị về hồ sơ, tài liệu và dự kiến cuối quý 3/2017 sẽ tiến hành chỉ đạo thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao di động trả trước trên toàn quốc.
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều hoạt động trong quản lý thuê bao trả trước, đặc biệt là có nhiều biện pháp “mạnh” và quyết liệt nhằm siết chặt SIM rác và tin nhắn rác. Và kết quả, tính đến tháng 4/2017, đã có hơn 20 triệu SIM rác bị thu hồi.
Việc các nhà mạng thực hiện thu hồi SIM rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là nguyên nhân khiến số thuê bao di động 6 tháng đầu năm 2017 giảm khá, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê.
Cụ thể, theo số liệu thống kê Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 6/2017, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam ước tính đạt 126,5 triệu thuê bao, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số thuê bao di động đạt 119,4 triệu thuê bao, giảm 6,2%.
Bên cạnh “chiến dịch” thu hồi SIM rác trên, các quy định trong Nghị định 49 (nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện), cũng khiến việc phát triển thuê bao di động khó khăn và thực chất hơn.
Theo quy định của nghị định này, các hành vi bán SIM thuê bao di động sẽ bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng nếu bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Trong khi đó, nhà mạng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin không đúng.