Sắp trình đề án kiểm soát thu nhập của quan chức
Thanh tra Chính phủ nêu thực tế “việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức”
Được coi là giải pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng, song kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức, theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ.
Ký báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 69 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Phó tổng thanh tra Lê Tiến Hào cho biết, mặc dù nghị quyết không đề cập cụ thể nhiệm vụ của ngành, song Tổng thanh tra vẫn thường xuyên chỉ đạo tiếp thu, trả lời và xem xét chất vấn của đại biểu cũng như kiến nghị của cử tri.
Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, nhiều kiến nghị của cử tri có nội dung về thực hiện kê khai tài sản, công khai thu nhập của cán bộ lãnh đạo, chứng minh nguồn gốc tài sản của cán bộ lãnh đạo, hạn chế tham nhũng.
Khẳng định giải pháp này đang được triển khai rộng rãi, nhưng Thanh tra Chính phủ cũng nêu thực tế “việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức”.
Việc công khai bản kê tài sản nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm, xác minh sự trung thực chưa được chủ động tiến hành cũng là hạn chế được cơ quan thanh tra nhìn nhận.
Để việc minh bạch tài sản, thu nhập thực chất hơn, báo cáo cho biết Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.
Đồng thời, chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 90 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hạn nhiệm vụ được giao.
Chính phủ đã giao cơ quan chức năng dự thảo văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội, báo cáo cho biết.
Ở kỳ họp cuối năm 2013, tại Nghị quyết “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Quốc hội cũng đã yêu cầu yêu cầu Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong năm 2014.
Nhưng, việc triển khai yêu cầu này thế nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Bên cạnh kê khai tài sản, các kiến nghị về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thất thoát tài sản của nhà nước cũng được Thanh tra Chính phủ hồi âm.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là sai đến đâu xử đến đó, bất kể đó là ai, giữ chức vụ gì, Phó tổng thanh tra khẳng định.
Tuy nhiên, không có nhiều thông tin cụ thể hơn để cử tri và đại biểu có thể kiểm chứng quyết tâm nói trên.
Những năm gần đây, trong các phiên thảo luận tại nghị trường, lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng luôn được cho là “không tương xứng với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý”.
Còn ở các báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều đặn gửi tới các kỳ họp Quốc hội cuối năm, có thể thấy rất rõ sự giảm đi nhanh chóng về số lượng người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tham nhũng.
Vậy nên, tại các kiến nghị gửi đến Thanh tra Chính phủ, cử tri vẫn cho rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng chưa nghiêm, còn giơ cao đánh khẽ, kết quả xử lý không công khai.
Ký báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 69 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Phó tổng thanh tra Lê Tiến Hào cho biết, mặc dù nghị quyết không đề cập cụ thể nhiệm vụ của ngành, song Tổng thanh tra vẫn thường xuyên chỉ đạo tiếp thu, trả lời và xem xét chất vấn của đại biểu cũng như kiến nghị của cử tri.
Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, nhiều kiến nghị của cử tri có nội dung về thực hiện kê khai tài sản, công khai thu nhập của cán bộ lãnh đạo, chứng minh nguồn gốc tài sản của cán bộ lãnh đạo, hạn chế tham nhũng.
Khẳng định giải pháp này đang được triển khai rộng rãi, nhưng Thanh tra Chính phủ cũng nêu thực tế “việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức”.
Việc công khai bản kê tài sản nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm, xác minh sự trung thực chưa được chủ động tiến hành cũng là hạn chế được cơ quan thanh tra nhìn nhận.
Để việc minh bạch tài sản, thu nhập thực chất hơn, báo cáo cho biết Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.
Đồng thời, chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 90 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hạn nhiệm vụ được giao.
Chính phủ đã giao cơ quan chức năng dự thảo văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội, báo cáo cho biết.
Ở kỳ họp cuối năm 2013, tại Nghị quyết “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Quốc hội cũng đã yêu cầu yêu cầu Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong năm 2014.
Nhưng, việc triển khai yêu cầu này thế nào, đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Bên cạnh kê khai tài sản, các kiến nghị về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thất thoát tài sản của nhà nước cũng được Thanh tra Chính phủ hồi âm.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng là sai đến đâu xử đến đó, bất kể đó là ai, giữ chức vụ gì, Phó tổng thanh tra khẳng định.
Tuy nhiên, không có nhiều thông tin cụ thể hơn để cử tri và đại biểu có thể kiểm chứng quyết tâm nói trên.
Những năm gần đây, trong các phiên thảo luận tại nghị trường, lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng luôn được cho là “không tương xứng với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý”.
Còn ở các báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng đều đặn gửi tới các kỳ họp Quốc hội cuối năm, có thể thấy rất rõ sự giảm đi nhanh chóng về số lượng người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tham nhũng.
Vậy nên, tại các kiến nghị gửi đến Thanh tra Chính phủ, cử tri vẫn cho rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng chưa nghiêm, còn giơ cao đánh khẽ, kết quả xử lý không công khai.