Sau hai năm, vẫn nặng nợ lãi suất cao
Đến thời điểm này vẫn có nhiều khoản vay phải chịu lãi suất rất cao
Sau hai tháng gián đoạn, ngày 29/8, Ngân hàng Nhà nước đã nối lại việc tổ chức họp báo thường kỳ hàng tháng. Diễn biến lãi suất là một nội dung trao đổi chính.
Là khó khăn nổi bật hiện nay, tăng trưởng tín dụng là vấn đề được nhiều phóng viên quan tâm tại buổi họp báo. Kết quả trong tháng 8, tính đến ngày 26/8, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chưa thực sự cải thiện, khi nhích lên khoảng 4,5% từ mức 3,68% cuối tháng 7 so với cuối năm 2013.
Với thực tế này, một lần nữa đại diện Ngân hàng Nhà nước “ngắm” đến một tỷ lệ tăng trưởng được cho là khả thi hơn, khoảng 10% cho năm nay, dù vẫn nhấn mạnh đến nỗ lực thực hiện quãng định hướng 12 - 14% đưa ra trước đó.
Trước dòng chảy đang thời sự, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng vừa có đợt cắt giảm nối tiếp, tại cuộc họp báo, đại diện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định định hướng giữ ổn định các lãi suất điều hành từ nay đến cuối năm, gắn với dự tính lạm phát tiếp tục được kiềm chế trong tính toán. Riêng mức trần lãi suất đối với VND các kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn giữ 6%/năm được cho là hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người gửi tiền…
Việc các ngân hàng vừa giảm tiếp lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước lý giải ở tính tự chủ và chủ động cân đối nguồn của mỗi thành viên. Thêm đó, nguồn vốn đang dư thừa cũng là một cơ sở để điều chỉnh, lượng tiền gửi của họ nhìn chung luôn cao hơn lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.
Thế nhưng, khi mà lãi suất huy động đã giảm sâu trong một thời gian dài, nhiều khách hàng vay vốn vẫn đang phải chịu lãi suất cao. Cụ thể, tính đến ngày 14/8/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm vẫn chiếm 4,45% tổng dư nợ cho vay VND và dư nợ có lãi suất trên 13%/năm vẫn chiếm 12,45% tổng dư nợ cho vay bằng VND.
Hai năm về trước, tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước ra chủ trương yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất cho các khoản nợ cũ về “chí ít” là 15%/năm. Ngay sau đó nhiều ngân hàng thương mại rầm rộ thực hiện cắt giảm. Tuy nhiên, đã hai năm, lãi suất huy động đã giảm rất sâu và ổn định trong một thời gian dài, vẫn còn khá nhiều khoản vay đang phải chịu lãi suất cao như vậy.
Có thể một phần dư nợ cũ có lãi suất cao đó hiện đang nằm dưới dạng nợ xấu, các ngân hàng không xem xét cơ cấu lại lãi suất; còn các khoản đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), định kỳ được công ty này xét xét giảm xuống khá sát với mặt bằng chung.
Liên quan đến nợ xấu, con số đưa ra tại buổi họp báo là khá lạc quan khi đến cuối tháng 6/2014 toàn hệ thống chỉ ở mức 4,17%. Lạc quan bởi từ tháng 6/2014 các tổ chức tín dụng phải thực hiện Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng chặt chẽ hơn; cũng như thực tế nợ xấu nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tăng trong báo cáo tài chính nửa đầu năm 2014 vừa công bố.
Về xử lý nợ xấu, tại buổi họp báo, đại diện Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo VAMC cũng đã chính thức đề cập đến một số dự tính về đề xuất Chính phủ thay đổi, điều chỉnh một số điểm cơ chế để công ty này hoạt động thuận lợi hơn, có thể xử lý nợ xấu tốt hơn. Trong đó, vốn điều lệ có thể được kiến nghị tăng lên 2.000 tỷ đồng thay vì 500 tỷ đồng, nhằm “nâng cao vị thế tài chính”.
Là khó khăn nổi bật hiện nay, tăng trưởng tín dụng là vấn đề được nhiều phóng viên quan tâm tại buổi họp báo. Kết quả trong tháng 8, tính đến ngày 26/8, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chưa thực sự cải thiện, khi nhích lên khoảng 4,5% từ mức 3,68% cuối tháng 7 so với cuối năm 2013.
Với thực tế này, một lần nữa đại diện Ngân hàng Nhà nước “ngắm” đến một tỷ lệ tăng trưởng được cho là khả thi hơn, khoảng 10% cho năm nay, dù vẫn nhấn mạnh đến nỗ lực thực hiện quãng định hướng 12 - 14% đưa ra trước đó.
Trước dòng chảy đang thời sự, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng vừa có đợt cắt giảm nối tiếp, tại cuộc họp báo, đại diện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định định hướng giữ ổn định các lãi suất điều hành từ nay đến cuối năm, gắn với dự tính lạm phát tiếp tục được kiềm chế trong tính toán. Riêng mức trần lãi suất đối với VND các kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn giữ 6%/năm được cho là hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người gửi tiền…
Việc các ngân hàng vừa giảm tiếp lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước lý giải ở tính tự chủ và chủ động cân đối nguồn của mỗi thành viên. Thêm đó, nguồn vốn đang dư thừa cũng là một cơ sở để điều chỉnh, lượng tiền gửi của họ nhìn chung luôn cao hơn lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.
Thế nhưng, khi mà lãi suất huy động đã giảm sâu trong một thời gian dài, nhiều khách hàng vay vốn vẫn đang phải chịu lãi suất cao. Cụ thể, tính đến ngày 14/8/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm vẫn chiếm 4,45% tổng dư nợ cho vay VND và dư nợ có lãi suất trên 13%/năm vẫn chiếm 12,45% tổng dư nợ cho vay bằng VND.
Hai năm về trước, tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước ra chủ trương yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất cho các khoản nợ cũ về “chí ít” là 15%/năm. Ngay sau đó nhiều ngân hàng thương mại rầm rộ thực hiện cắt giảm. Tuy nhiên, đã hai năm, lãi suất huy động đã giảm rất sâu và ổn định trong một thời gian dài, vẫn còn khá nhiều khoản vay đang phải chịu lãi suất cao như vậy.
Có thể một phần dư nợ cũ có lãi suất cao đó hiện đang nằm dưới dạng nợ xấu, các ngân hàng không xem xét cơ cấu lại lãi suất; còn các khoản đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), định kỳ được công ty này xét xét giảm xuống khá sát với mặt bằng chung.
Liên quan đến nợ xấu, con số đưa ra tại buổi họp báo là khá lạc quan khi đến cuối tháng 6/2014 toàn hệ thống chỉ ở mức 4,17%. Lạc quan bởi từ tháng 6/2014 các tổ chức tín dụng phải thực hiện Thông tư 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng chặt chẽ hơn; cũng như thực tế nợ xấu nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tăng trong báo cáo tài chính nửa đầu năm 2014 vừa công bố.
Về xử lý nợ xấu, tại buổi họp báo, đại diện Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo VAMC cũng đã chính thức đề cập đến một số dự tính về đề xuất Chính phủ thay đổi, điều chỉnh một số điểm cơ chế để công ty này hoạt động thuận lợi hơn, có thể xử lý nợ xấu tốt hơn. Trong đó, vốn điều lệ có thể được kiến nghị tăng lên 2.000 tỷ đồng thay vì 500 tỷ đồng, nhằm “nâng cao vị thế tài chính”.