Sau kiểm toán, lộ nhiều chủ nợ lớn của HAGL
Ngân hàng BIDV, Eximbank, ACB, Sacombank, VPBank, Ngân hàng liên doanh Việt Lào... là những chủ nợ lớn của HAGL
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã HAG-HOSE) vừa có giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2015 so với báo cáo tài chính được kiểm toán và vấn đề cần nhấn mạnh trong báo cáo kiểm toán độc lập.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đã công bố là 679 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế được kiểm toán giảm còn 602 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước và sau kiểm toán chênh lệch 77 tỷ đồng.
Trong quá trình kiểm toán, Ernst & Young Việt Nam đề nghị điều chỉnh tăng giá vốn trích trước của sân bay Nongkhang thêm 124 tỷ đồng do áp dụng nguyên tắc thận trọng trong ước tính kế toán.
Trong khi đó, giảm 47 tỷ đồng chi phí do vốn hóa chi phí lãi vay trích bổ sung lãi suất 5%/năm của trái phiếu kèm chứng quyền ngành cao su.
Đối với vấn đề trong báo cáo kiểm toán độc lập, ngoài nội dung đã công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính, Hoàng Anh Gia Lai cũng cho biết, Tập đoàn vẫn đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, công ty không đưa ra chi tiết việc này do yêu cầu bảo mật của chủ nợ cũng như của cơ quan Nhà nước.
Về nghiệp vụ cho vay đối với các bên liên quan, các nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HAGL và đảm bảo hài hòa lợi ích với các nghiệp vụ mà ông Đoàn Nguyên Đức dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh cho các nghiệp vụ vay vốn của HAGL.
HAGL đã trình bày các khoản vay và trái phiếu phải trả trị giá 27.099 tỷ đồng, trong đó 8.297 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2016. Ngoài ra, cũng tại thời điểm này, tập đoàn đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay trái phiếu.
“Những vấn đề này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn”, kiểm toán nhấn mạnh.
Trong số nợ lên đến 27.099 tỷ đồng nêu trên tính đến 31/12/2015, vay nợ ngắn hạn chiếm 31% trên tổng số 27.099 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAGL với hơn 10.700 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn thứ hai của HAGL là ngân hàng Eximbank với khoản cho vay dài hạn là 3.156 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL. Đây cũng là ngân hàng đã cho hai công ty mới thành lập chưa lâu là Công ty Cao su Anh Thịnh và Cao su Cường Thịnh vay hơn 900 tỷ đồng liên quan đến HNG, một công ty con của HAGL.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, Ngân hàng Bắc Á là chủ nợ của HAGL với khoản trái phiếu kèm chứng quyền 300 tỷ đồng.
Ngân hàng Sacombank có cho HAGL vay dài hạn hơn 1.200 tỷ đồng. Ngân hàng liên doanh Việt Lào, ngân hàng ACB, TPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán BSC, Công ty Chứng khoán EuroCapital, Công ty Chứng khoán Phú Gia, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) là những đơn vị thu xếp phát hành trái phiếu cho nhiều đơn vị.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đã công bố là 679 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế được kiểm toán giảm còn 602 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước và sau kiểm toán chênh lệch 77 tỷ đồng.
Trong quá trình kiểm toán, Ernst & Young Việt Nam đề nghị điều chỉnh tăng giá vốn trích trước của sân bay Nongkhang thêm 124 tỷ đồng do áp dụng nguyên tắc thận trọng trong ước tính kế toán.
Trong khi đó, giảm 47 tỷ đồng chi phí do vốn hóa chi phí lãi vay trích bổ sung lãi suất 5%/năm của trái phiếu kèm chứng quyền ngành cao su.
Đối với vấn đề trong báo cáo kiểm toán độc lập, ngoài nội dung đã công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính, Hoàng Anh Gia Lai cũng cho biết, Tập đoàn vẫn đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, công ty không đưa ra chi tiết việc này do yêu cầu bảo mật của chủ nợ cũng như của cơ quan Nhà nước.
Về nghiệp vụ cho vay đối với các bên liên quan, các nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HAGL và đảm bảo hài hòa lợi ích với các nghiệp vụ mà ông Đoàn Nguyên Đức dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh cho các nghiệp vụ vay vốn của HAGL.
HAGL đã trình bày các khoản vay và trái phiếu phải trả trị giá 27.099 tỷ đồng, trong đó 8.297 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2016. Ngoài ra, cũng tại thời điểm này, tập đoàn đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay trái phiếu.
“Những vấn đề này cho thấy có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn”, kiểm toán nhấn mạnh.
Trong số nợ lên đến 27.099 tỷ đồng nêu trên tính đến 31/12/2015, vay nợ ngắn hạn chiếm 31% trên tổng số 27.099 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAGL với hơn 10.700 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn thứ hai của HAGL là ngân hàng Eximbank với khoản cho vay dài hạn là 3.156 tỷ đồng.
Ngân hàng VPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL. Đây cũng là ngân hàng đã cho hai công ty mới thành lập chưa lâu là Công ty Cao su Anh Thịnh và Cao su Cường Thịnh vay hơn 900 tỷ đồng liên quan đến HNG, một công ty con của HAGL.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, Ngân hàng Bắc Á là chủ nợ của HAGL với khoản trái phiếu kèm chứng quyền 300 tỷ đồng.
Ngân hàng Sacombank có cho HAGL vay dài hạn hơn 1.200 tỷ đồng. Ngân hàng liên doanh Việt Lào, ngân hàng ACB, TPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán BSC, Công ty Chứng khoán EuroCapital, Công ty Chứng khoán Phú Gia, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) là những đơn vị thu xếp phát hành trái phiếu cho nhiều đơn vị.