Sau vỡ nợ, điều gì đang chờ Hy Lạp?
Thỏa thuận hoán đổi nợ lớn kỷ lục không hề đặt dấu chấm hết cho những thách thức tài chính khắc nghiệt của Hy Lạp
Bị đánh giá đã rơi vào tình trạng vỡ nợ một phần, Hy Lạp đạt được một thỏa thuận tái cơ cấu nợ lịch sử trị giá 200 tỷ Euro, tương đương 266 tỷ USD, vào ngày 9/3.
Tuy nhiên, thỏa thuận hoán đổi nợ lớn kỷ lục này không hề đặt dấu chấm hết cho những thách thức tài chính khắc nghiệt mà Athens phải đương đầu.
Vỡ nợ
Theo tin từ Wall Street Journal, hôm qua (9/3), hai hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fitch và Moody’s đồng loạt tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, vào ngày 28/2, Athens cũng bị một hãng định mức tín nhiệm hàng đầu khác là Standard & Poor’s xem là đã vỡ nợ một phần.
Một loạt khoản nợ trái phiếu đáo hạn trong tháng 3, nhưng Athens không còn đủ khả năng để thanh toán. Liên minh châu Âu (EU) dù đã nhất trí tung cho Hy Lạp một gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro, đến giờ khoản cứu trợ này vẫn chưa được giải ngân do các nhà tài trợ còn chưa hài lòng với những nỗ lực thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Hy Lạp.
Sau một loạt nỗ lực của Hy Lạp, 85,5% chủ nợ trái phiếu thuộc khu vực tư nhân, trong đó có các ngân hàng lớn, đến hôm qua đã nhất trí tái cơ cấu nợ cho nước này.
Theo đó, cứ mỗi 100 Euro trái phiếu Hy Lạp, chủ nợ sẽ được nhận 15 Euro trái phiếu ngắn hạn chất lượng cao do quỹ giải cứu tài chính của Eurozone phát hành, cộng thêm 31,5 Euro trái phiếu Hy Lạp có kỳ hạn 11-30 năm.
Tác động của vụ tái cơ cấu nợ
Như vậy, hoán đổi nợ đồng nghĩa Hy Lạp được giảm nợ và lùi ngày trả nợ, đóng vai trò như một “liều thuốc giảm đau tạm thời” đối với Athens. Hy Lạp lẽ ra phải thanh toán 14,5 tỷ Euro trái phiếu đáo hạn vào ngày 20/3 tới, nhưng không có tiền để thanh toán số nợ này. Toàn bộ khoản nợ này buộc phải đưa vào diện hóan đổi và Athens sẽ thanh toán vào năm 2023.
Ước tính, thỏa thuận hoán đổi nợ sẽ cắt giảm khoảng 100 tỷ Euro khỏi nghĩa vụ nợ của Hy Lạp, tránh cho nước này phải tự mình tuyên bố vỡ nợ và đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào những sóng gió mới.
Ngoài ra, hoán đổi nợ còn giúp Hy Lạp giảm bớt được gánh nặng lãi suất phải trả hàng năm, lên tới 16,4 tỷ Euro vào năm ngoái.
Tuy nhiên, vụ hoán đổi nợ cũng đi kèm với những cái giá không hề rẻ. Thỏa thuận này gây ra những khoản thua lỗ hàng tỷ USD đối với các ngân hàng và các quỹ lương hưu của Hy Lạp. Athens cũng phải vay 30 tỷ Euro từ quỹ bình ổn tài chính châu Âu dưới dạng trái phiếu ngắn hạn chất lượng cao để trả cho các chủ nợ tham gia tái cơ cấu nợ.
Loại trái phiếu mà Hy Lạp hoán đổi cho các chủ nợ tư nhân chưa được giao dịch, nhưng theo giới thạo tin, loại có kỳ hạn tới năm 2042 ban đầu sẽ chỉ có giá tương đương 17-22% mệnh giá. Như vậy, các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục đối mặt thua lỗ nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, thỏa thuận này mở đường cho các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục bơm vốn cứu trợ cho Hy Lạp.
Tuần tới, bộ trưởng tài chính các nước Eurozone sẽ nhóm họp ở Brussels, Bỉ, để bàn về tình hình Hy Lạp. Thủ tướng Bỉ Jean-Claude Juncker hôm thứ Sáu tuyên bố, những diễn biến mới nhất ở Hy Lạp đã cơ sở cho việc thông qua những khoản vay mới cho nước này.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cho biết, bà sẽ đề xuất với ban lãnh đạo quỹ này cho Hy Lạp vay thêm 18 tỷ Euro nữa trong vòng 4 năm tới, bên cạnh khoản 10 tỷ Euro còn lại trong cam kết của IMF từ gói cứu trợ đầu tiên dành cho Athens.
Quan trọng hơn cả, vụ tái cơ cấu nợ lớn chưa từng có này cùng với chương trình hỗ trợ tiếp theo sẽ đưa Hy Lạp trở thành “con nợ” chính của các nước Eurozone cùng các định chế tài chính quốc tế, thay vì của các ngân hàng và các chủ nợ trái phiếu tư nhân. Vì thế, những khó khăn của Hy Lạp trong tương lai sẽ trở thành nỗi lo của khu vực công, thay vì của thị trường tài chính.
Khó khăn vẫn còn nhiều
Tuy được giảm nợ, nhiều khó khăn lớn chồng chất vẫn đang chờ đợi Hy Lạp ở phía trước. Quốc gia nặng nợ này vẫn đang ở trong một cuộc suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 21%, và nợ công - dù đã được giảm - vẫn ở mức gần 400 tỷ Euro, cao hơn sản lượng kinh tế của Hy Lạp trong 1 năm.
Để đảm bảo khả năng trả nợ của Hy Lạp, các chủ nợ nhà nước và tổ chức quốc tế của nước này đã buộc Hy Lạp phải theo đuổi những biện pháp thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo. Và những chính sách chi tiêu khắc khổ này sẽ càng khiến kinh tế Hy Lạp thêm phần bi đát.
Theo thống kê công bố hôm thứ Sáu, GDP quý 4/2011 của Hy Lạp giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, mạnh hơn mức dự báo giảm 7%.
“Vấn đề của Hy Lạp lớn hơn rất nhiều so với giải pháp được đặt ra. Khả năng Hy Lạp trở lại thị trường và vận hành như một quốc gia có khả năng thanh khoản tốt là rất đáng hồ nghi”, chuyên gia Pawan Malik thuộc quỹ Navigant Capital có trụ sở ở London nói với Wall Street Journal.
Giới đầu tư cũng tỏ thái độ thận trọng, và sự thận trọng này cho thấy, Hy Lạp có thể sẽ phải đối mặt với một đợt tái cơ cấu nợ nữa, và người chịu thiệt chính là người dân đóng thuế của các quốc gia đã tham gia vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp.
Tuy nhiên, thỏa thuận hoán đổi nợ lớn kỷ lục này không hề đặt dấu chấm hết cho những thách thức tài chính khắc nghiệt mà Athens phải đương đầu.
Vỡ nợ
Theo tin từ Wall Street Journal, hôm qua (9/3), hai hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fitch và Moody’s đồng loạt tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, vào ngày 28/2, Athens cũng bị một hãng định mức tín nhiệm hàng đầu khác là Standard & Poor’s xem là đã vỡ nợ một phần.
Một loạt khoản nợ trái phiếu đáo hạn trong tháng 3, nhưng Athens không còn đủ khả năng để thanh toán. Liên minh châu Âu (EU) dù đã nhất trí tung cho Hy Lạp một gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro, đến giờ khoản cứu trợ này vẫn chưa được giải ngân do các nhà tài trợ còn chưa hài lòng với những nỗ lực thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Hy Lạp.
Sau một loạt nỗ lực của Hy Lạp, 85,5% chủ nợ trái phiếu thuộc khu vực tư nhân, trong đó có các ngân hàng lớn, đến hôm qua đã nhất trí tái cơ cấu nợ cho nước này.
Theo đó, cứ mỗi 100 Euro trái phiếu Hy Lạp, chủ nợ sẽ được nhận 15 Euro trái phiếu ngắn hạn chất lượng cao do quỹ giải cứu tài chính của Eurozone phát hành, cộng thêm 31,5 Euro trái phiếu Hy Lạp có kỳ hạn 11-30 năm.
Tác động của vụ tái cơ cấu nợ
Như vậy, hoán đổi nợ đồng nghĩa Hy Lạp được giảm nợ và lùi ngày trả nợ, đóng vai trò như một “liều thuốc giảm đau tạm thời” đối với Athens. Hy Lạp lẽ ra phải thanh toán 14,5 tỷ Euro trái phiếu đáo hạn vào ngày 20/3 tới, nhưng không có tiền để thanh toán số nợ này. Toàn bộ khoản nợ này buộc phải đưa vào diện hóan đổi và Athens sẽ thanh toán vào năm 2023.
Ước tính, thỏa thuận hoán đổi nợ sẽ cắt giảm khoảng 100 tỷ Euro khỏi nghĩa vụ nợ của Hy Lạp, tránh cho nước này phải tự mình tuyên bố vỡ nợ và đẩy thị trường tài chính toàn cầu vào những sóng gió mới.
Ngoài ra, hoán đổi nợ còn giúp Hy Lạp giảm bớt được gánh nặng lãi suất phải trả hàng năm, lên tới 16,4 tỷ Euro vào năm ngoái.
Tuy nhiên, vụ hoán đổi nợ cũng đi kèm với những cái giá không hề rẻ. Thỏa thuận này gây ra những khoản thua lỗ hàng tỷ USD đối với các ngân hàng và các quỹ lương hưu của Hy Lạp. Athens cũng phải vay 30 tỷ Euro từ quỹ bình ổn tài chính châu Âu dưới dạng trái phiếu ngắn hạn chất lượng cao để trả cho các chủ nợ tham gia tái cơ cấu nợ.
Loại trái phiếu mà Hy Lạp hoán đổi cho các chủ nợ tư nhân chưa được giao dịch, nhưng theo giới thạo tin, loại có kỳ hạn tới năm 2042 ban đầu sẽ chỉ có giá tương đương 17-22% mệnh giá. Như vậy, các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục đối mặt thua lỗ nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, thỏa thuận này mở đường cho các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục bơm vốn cứu trợ cho Hy Lạp.
Tuần tới, bộ trưởng tài chính các nước Eurozone sẽ nhóm họp ở Brussels, Bỉ, để bàn về tình hình Hy Lạp. Thủ tướng Bỉ Jean-Claude Juncker hôm thứ Sáu tuyên bố, những diễn biến mới nhất ở Hy Lạp đã cơ sở cho việc thông qua những khoản vay mới cho nước này.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cho biết, bà sẽ đề xuất với ban lãnh đạo quỹ này cho Hy Lạp vay thêm 18 tỷ Euro nữa trong vòng 4 năm tới, bên cạnh khoản 10 tỷ Euro còn lại trong cam kết của IMF từ gói cứu trợ đầu tiên dành cho Athens.
Quan trọng hơn cả, vụ tái cơ cấu nợ lớn chưa từng có này cùng với chương trình hỗ trợ tiếp theo sẽ đưa Hy Lạp trở thành “con nợ” chính của các nước Eurozone cùng các định chế tài chính quốc tế, thay vì của các ngân hàng và các chủ nợ trái phiếu tư nhân. Vì thế, những khó khăn của Hy Lạp trong tương lai sẽ trở thành nỗi lo của khu vực công, thay vì của thị trường tài chính.
Khó khăn vẫn còn nhiều
Tuy được giảm nợ, nhiều khó khăn lớn chồng chất vẫn đang chờ đợi Hy Lạp ở phía trước. Quốc gia nặng nợ này vẫn đang ở trong một cuộc suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 21%, và nợ công - dù đã được giảm - vẫn ở mức gần 400 tỷ Euro, cao hơn sản lượng kinh tế của Hy Lạp trong 1 năm.
Để đảm bảo khả năng trả nợ của Hy Lạp, các chủ nợ nhà nước và tổ chức quốc tế của nước này đã buộc Hy Lạp phải theo đuổi những biện pháp thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo. Và những chính sách chi tiêu khắc khổ này sẽ càng khiến kinh tế Hy Lạp thêm phần bi đát.
Theo thống kê công bố hôm thứ Sáu, GDP quý 4/2011 của Hy Lạp giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, mạnh hơn mức dự báo giảm 7%.
“Vấn đề của Hy Lạp lớn hơn rất nhiều so với giải pháp được đặt ra. Khả năng Hy Lạp trở lại thị trường và vận hành như một quốc gia có khả năng thanh khoản tốt là rất đáng hồ nghi”, chuyên gia Pawan Malik thuộc quỹ Navigant Capital có trụ sở ở London nói với Wall Street Journal.
Giới đầu tư cũng tỏ thái độ thận trọng, và sự thận trọng này cho thấy, Hy Lạp có thể sẽ phải đối mặt với một đợt tái cơ cấu nợ nữa, và người chịu thiệt chính là người dân đóng thuế của các quốc gia đã tham gia vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp.