Say cổ phiếu, đổ tiền và đau đứt ruột
Khoảng 70% trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Tp.HCM có giá giảm 25%-35% trong gần 2 tháng qua
Trong vòng 2 tháng qua, trên thị trường niêm yết và cả thị trường tự do, giá cổ phiếu lên tới “đỉnh núi” rồi trượt đốc gần như không có phanh, nhiều nhà đầu tư vốn ít thua lỗ nặng, mất toi gần nửa căn nhà đang thế chấp hay mất toàn bộ số tiền tiết kiệm mà vợ chồng dành dụm gần 5 năm trời.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, chỉ số VN-Index sụt 265 điểm, từ mức kỷ lục 1.170,67 điểm xuống tới 905,53 điểm vào phiên ngày 25/4/2007, HASTC-Index cũng sụt mạnh tương tự khiến rất nhiều nhà đầu tư “ăn không ngon, ngủ không yên”, vợ chồng lục đục và công việc cơ quan bê trễ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 70% trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Tp.HCM có giá giảm 25%-35% trong gần 2 tháng qua, một số cổ phiếu giá giảm tới 40%. Đặc biệt, giá một số cổ phiếu được giới đầu tư đánh giá là “sáng chói” nhất Việt Nam cũng sụt thê thảm.
Mặc dù không thể thống kê được bao nhiêu nhà đầu tư thua lỗ và mất đứt bao nhiêu triệu, mấy tỷ đồng (do tâm lý các nhà đầu tư ở Việt Nam là lãi ít thì khoe lãi lớn, lỗ nhiều thì kêu là... chịu đựng được) nhưng cứ kết thân và hỏi một số nhân viên ở các công ty chứng khoán là họ “bật mí” cho biết tài khoản của nhà đầu tư A, B hay C mở ở công ty chứng khoán của họ đã có bao nhiêu triệu, tỷ đồng “đội nón ra đi” mà hầu hết những người thua đau là những nhà đầu tư mới tham gia mua bán cổ phiếu từ sau Tết trở lại đây với số vốn nhỏ nhoi.
Chị Nguyễn T.A. mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt thiết tha đề nghị: “Đừng đăng tên tôi lên báo thì tôi kể cho nghe bởi nếu chồng tôi biết thì nguy to”. Chị A tâm sự: “Tôi giấu chồng rút tiền tiết kiệm chơi cổ phiếu từ ngày giữa tháng 11/2006, suốt hơn hai tháng trời, giá lên vùn vụt, tiền lãi nhìn thấy hàng ngày, tôi càng say máu, cầm cố cổ phiếu, vay tiền ngân hàng đổ thêm vào cổ phiếu và bắt đầu từ giữa tháng 3/2007 đến cuối tháng 4, toàn bộ tiền lãi trước đó và hơn một nửa tiền vốn bỏ ra đã “đội nón ra đi”, bàng hoàng cả người mỗi khi nhìn lên bảng điện tử thấy toàn là màu đỏ (giá cổ phiếu giảm)”.
Nhóm của chị A có 6 người, họ tập trung “đánh” những cổ phiếu “hàng hiệu”, nên mức thua lỗ đậm hơn do giá những cổ phiếu này rất cao, khi giảm xuống mức giá sàn là mất ngay 15-20.000 đ/cổ phiếu mỗi phiên.
Ngay những phiên đầu tiên sau Tết, sau khi đã đi chùa xin “lộc”, các chị mua 10 mã cổ phiếu thuộc loại hàng đầu và đến phiên ngày 24/4, toàn bộ giá 10 mã cổ phiếu này đã sụt 20%-30% và gần nửa số vốn bỏ ra đã bay theo mây khói.
Phiên ngày 26 và 27/2, các chị mua 20.000 cổ phiếu ABT (Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre) với giá 150.000 đồng/cổ phiếu, sau 2 tháng (phiên 24/4), giá ABT sụt còn 99.000 đồng/cổ phiếu, không cầm cự nổi, các chị bán ra hết và “lên cơn đau tim” (lời chị Nguyễn T.A.) khi mất đứt hơn 1 tỷ đồng vì giá giảm 51.000 đồng/cổ phiếu.
Chưa hết, các chị mua cổ phiếu nào thì giá cổ phiếu đó đều rớt rất mạnh trong 2 tháng qua, chẳng hạn: FPT giảm từ 640.000 đồng (phiên 26/2) xuống còn 434.000 đồng/cổ phiếu (phiên 24/4), tương tự BMP (Nhựa Bình Minh) giảm từ 260.000 đồng, còn 175.000 đồng/cổ phiếu, CII (Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM) sụt từ 92.000 đồng, xuống tới 60.000 đồng/cổ phiếu, PVD (Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí) rớt từ 296.000 đồng, xuống chỉ còn 199.000 đồng/cổ phiếu, mất đứt 97.000 đồng/cổ phiếu... “Quá đau xót !”, chị A than thở.
Tại sàn các công ty chứng khoán ACBS, VCBS, SBS... cũng có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, mới tham gia mua bán cổ phiếu theo phong trào sau Tết cũng đang “dở khóc dở cười”, giữ lại cổ phiếu thì è cổ trả lãi ngân hàng mà bán đi thì lỗ rất lớn.
Anh Nguyễn Hoàng Minh mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng ACB cho biết: “Khoảng 50% số tiền nhóm chơi cổ phiếu của tôi là mượn họ hàng, bạn bè và ngân hàng. Sau khi trúng được kha khá, bọn tôi liều mạng, thế chấp sổ đỏ, giấy hồng để đổ cả vào canh bạc cổ phiếu, nay coi như mất nửa căn nhà sau khi bọn tôi bán tống bán tháo gần hết cổ phiếu trong tay trong phiên 23 và 24/4”.
Theo những nhân viên môi giới tại một số công ty chứng khoán, những người bán tống bán tháo cổ phiếu chủ yếu là những người mới chơi, vốn ít hay vay mượn, những nhà đầu tư có vốn lớn, đã chơi vài năm nay, có kinh nghiệm sẽ cầm cự chờ giá lên và thay đổi danh mục đầu tư để tránh lỗ.
Những người “già dặn” chơi cổ phiếu thường đầu tư theo phương châm “Chậm mà chắc, ăn ít no lâu”, “không bỏ tất cả trứng vào một rọ”. Họ không chờ giá cổ phiếu tới đỉnh mới bán hay xuống gần sát “đáy” mới mua, khi thiên hạ đổ xô đi mua hay bán họ đều bình tĩnh quan sát và có những phân tích, nhận định và quyết đoán riêng của mình.
Lời thề “sông núi” của những nhà đầu tư cá nhân lâu niên trên thị trường chứng khoán là: “không vay mượn, không dốc hết túi, không chạy theo đám đông, liên tục thu thập và phân tích thông tin, tham khảo trực tiếp, riêng tư những nhận định của các chuyên gia tài chính và thị trường chứng khoán và tự mình suy xét quyết định không phụ thuộc vào ý kiến của các nhà đầu tư hoặc nhóm đầu tư khác”.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, chỉ số VN-Index sụt 265 điểm, từ mức kỷ lục 1.170,67 điểm xuống tới 905,53 điểm vào phiên ngày 25/4/2007, HASTC-Index cũng sụt mạnh tương tự khiến rất nhiều nhà đầu tư “ăn không ngon, ngủ không yên”, vợ chồng lục đục và công việc cơ quan bê trễ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 70% trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết trên sàn Tp.HCM có giá giảm 25%-35% trong gần 2 tháng qua, một số cổ phiếu giá giảm tới 40%. Đặc biệt, giá một số cổ phiếu được giới đầu tư đánh giá là “sáng chói” nhất Việt Nam cũng sụt thê thảm.
Mặc dù không thể thống kê được bao nhiêu nhà đầu tư thua lỗ và mất đứt bao nhiêu triệu, mấy tỷ đồng (do tâm lý các nhà đầu tư ở Việt Nam là lãi ít thì khoe lãi lớn, lỗ nhiều thì kêu là... chịu đựng được) nhưng cứ kết thân và hỏi một số nhân viên ở các công ty chứng khoán là họ “bật mí” cho biết tài khoản của nhà đầu tư A, B hay C mở ở công ty chứng khoán của họ đã có bao nhiêu triệu, tỷ đồng “đội nón ra đi” mà hầu hết những người thua đau là những nhà đầu tư mới tham gia mua bán cổ phiếu từ sau Tết trở lại đây với số vốn nhỏ nhoi.
Chị Nguyễn T.A. mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt thiết tha đề nghị: “Đừng đăng tên tôi lên báo thì tôi kể cho nghe bởi nếu chồng tôi biết thì nguy to”. Chị A tâm sự: “Tôi giấu chồng rút tiền tiết kiệm chơi cổ phiếu từ ngày giữa tháng 11/2006, suốt hơn hai tháng trời, giá lên vùn vụt, tiền lãi nhìn thấy hàng ngày, tôi càng say máu, cầm cố cổ phiếu, vay tiền ngân hàng đổ thêm vào cổ phiếu và bắt đầu từ giữa tháng 3/2007 đến cuối tháng 4, toàn bộ tiền lãi trước đó và hơn một nửa tiền vốn bỏ ra đã “đội nón ra đi”, bàng hoàng cả người mỗi khi nhìn lên bảng điện tử thấy toàn là màu đỏ (giá cổ phiếu giảm)”.
Nhóm của chị A có 6 người, họ tập trung “đánh” những cổ phiếu “hàng hiệu”, nên mức thua lỗ đậm hơn do giá những cổ phiếu này rất cao, khi giảm xuống mức giá sàn là mất ngay 15-20.000 đ/cổ phiếu mỗi phiên.
Ngay những phiên đầu tiên sau Tết, sau khi đã đi chùa xin “lộc”, các chị mua 10 mã cổ phiếu thuộc loại hàng đầu và đến phiên ngày 24/4, toàn bộ giá 10 mã cổ phiếu này đã sụt 20%-30% và gần nửa số vốn bỏ ra đã bay theo mây khói.
Phiên ngày 26 và 27/2, các chị mua 20.000 cổ phiếu ABT (Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre) với giá 150.000 đồng/cổ phiếu, sau 2 tháng (phiên 24/4), giá ABT sụt còn 99.000 đồng/cổ phiếu, không cầm cự nổi, các chị bán ra hết và “lên cơn đau tim” (lời chị Nguyễn T.A.) khi mất đứt hơn 1 tỷ đồng vì giá giảm 51.000 đồng/cổ phiếu.
Chưa hết, các chị mua cổ phiếu nào thì giá cổ phiếu đó đều rớt rất mạnh trong 2 tháng qua, chẳng hạn: FPT giảm từ 640.000 đồng (phiên 26/2) xuống còn 434.000 đồng/cổ phiếu (phiên 24/4), tương tự BMP (Nhựa Bình Minh) giảm từ 260.000 đồng, còn 175.000 đồng/cổ phiếu, CII (Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM) sụt từ 92.000 đồng, xuống tới 60.000 đồng/cổ phiếu, PVD (Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí) rớt từ 296.000 đồng, xuống chỉ còn 199.000 đồng/cổ phiếu, mất đứt 97.000 đồng/cổ phiếu... “Quá đau xót !”, chị A than thở.
Tại sàn các công ty chứng khoán ACBS, VCBS, SBS... cũng có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, mới tham gia mua bán cổ phiếu theo phong trào sau Tết cũng đang “dở khóc dở cười”, giữ lại cổ phiếu thì è cổ trả lãi ngân hàng mà bán đi thì lỗ rất lớn.
Anh Nguyễn Hoàng Minh mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng ACB cho biết: “Khoảng 50% số tiền nhóm chơi cổ phiếu của tôi là mượn họ hàng, bạn bè và ngân hàng. Sau khi trúng được kha khá, bọn tôi liều mạng, thế chấp sổ đỏ, giấy hồng để đổ cả vào canh bạc cổ phiếu, nay coi như mất nửa căn nhà sau khi bọn tôi bán tống bán tháo gần hết cổ phiếu trong tay trong phiên 23 và 24/4”.
Theo những nhân viên môi giới tại một số công ty chứng khoán, những người bán tống bán tháo cổ phiếu chủ yếu là những người mới chơi, vốn ít hay vay mượn, những nhà đầu tư có vốn lớn, đã chơi vài năm nay, có kinh nghiệm sẽ cầm cự chờ giá lên và thay đổi danh mục đầu tư để tránh lỗ.
Những người “già dặn” chơi cổ phiếu thường đầu tư theo phương châm “Chậm mà chắc, ăn ít no lâu”, “không bỏ tất cả trứng vào một rọ”. Họ không chờ giá cổ phiếu tới đỉnh mới bán hay xuống gần sát “đáy” mới mua, khi thiên hạ đổ xô đi mua hay bán họ đều bình tĩnh quan sát và có những phân tích, nhận định và quyết đoán riêng của mình.
Lời thề “sông núi” của những nhà đầu tư cá nhân lâu niên trên thị trường chứng khoán là: “không vay mượn, không dốc hết túi, không chạy theo đám đông, liên tục thu thập và phân tích thông tin, tham khảo trực tiếp, riêng tư những nhận định của các chuyên gia tài chính và thị trường chứng khoán và tự mình suy xét quyết định không phụ thuộc vào ý kiến của các nhà đầu tư hoặc nhóm đầu tư khác”.