“SCG nhắm vào ba lĩnh vực chính”
“SCG đã và đang tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực chính tại Việt Nam là hóa dầu, vật liệu xây dựng và sản xuất giấy”
SCG, tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Thái Lan hoạt động trong các lĩnh vực hóa dầu, sản xuất giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối, coi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn mà chúng tôi vừa thực hiện với ông Nithi Patarachoke, Giám đốc tập đoàn.
Được biết Tập đoàn SCG đã đầu tư vào Việt Nam nhiều dự án và muốn mở rộng đầu tư tại đây. Xin ông cho biết đâu là lý do của kế hoạch này?
SCG là tập đoàn công nghiệp hàng đầu ở Thái Lan hoạt động trong 5 lĩnh vực, đó là hóa dầu, sản xuất giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối.
Trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, SCG chọn Việt Nam là một trong những thị trường đầy tiềm năng ở Đông Nam Á. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và thị trường Việt Nam rất hấp dẫn và đang là điểm nhắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay chúng tôi đã và đang tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực chính tại Việt Nam là hóa dầu, vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.
Trong lĩnh vực hóa dầu, SCG đang thực hiện bốn dự án. Thứ nhất là Dự án Liên doanh Việt Thái Plastchem được thành lập 1994, có vốn pháp định là 3,5 triệu USD trong đó 73% vốn từ SCG sản xuất nhựa PVC với công suất 15.000 tấn/năm.
Dự án thứ hai là Liên doanh TPC Vina thành lập 1995 với vốn pháp định là 27 triệu USD, 70% vốn SCG, sản xuất bột nhựa PVC công suất là 100.000 tấn/năm, dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi trong thời gian tới.
Dự án thứ ba là Công ty TNHH Chemtech thành lập 2004 với vốn pháp định gần 500.000 USD sản xuất các loại keo dán tổng hợp và dự án thứ tư là Công ty TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái được thành lập hồi năm ngoái, chuyên sản xuất sản phẩm nhựa PVC với vốn pháp định là 1 triệu USD và công suất sản xuất là 37.000 m2/năm.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, SCG đã thành lập Công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam hồi năm 2006 tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương. Công ty có vốn pháp định là 4 triệu USD sản xuất các loại ngói bê tông màu và phụ kiện trang trí mái với công suất 1,5 triệu m2 ngói/năm.
Và lĩnh vực giấy với nhà máy giấy kraft có vốn đầu tư là 136 triệu USD. Đây là nhà máy mới hoàn toàn với công suất là 220.000 tấn/năm. Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào 2009.
Ngoài những dự án trên chúng tôi có kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tập đoàn đang nghiên cứu đến dự án xây dựng nhà máy xi măng tại Việt Nam.
Với những dự án đầu tư đang được triển khai ở Việt Nam, ông đánh giá sự thành công của những dự án này như thế nào?
Đối với những dự án đầu tư hơn 10 năm, chúng tôi đánh giá là tốt, có những kết quả khả quan và chúng tôi cũng kỳ vọng những dự án mới cũng sẽ đạt được kết quả như thế.
Tuy nhiên khi đầu tư vào Việt Nam chúng tôi lại quan tâm đến tương lai nhiều hơn vì đầu tư của chúng tôi là đầu tư dài hạn. Việt Nam có tốc độ phát triển cao trong khu vực và sự phát triển đó mới ở giai đoạn đầu vì vậy tiềm năng sẽ còn rất lớn.
Nói đến dự án xi măng, khi nào SCG sẽ thành lập nhà máy tại Việt Nam, thưa ông?
Xi măng là một trong những lĩnh vực thuộc thế mạnh của Tập đoàn SCG. Chúng tôi vẫn nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực này ở Việt Nam vì nhu cầu xây dựng ở đây khá lớn, nhu cầu xây dựng cầu đường, hạ tầng cơ sở trong 10 năm tới.
Chúng tôi đang nghiên cứu về thị trường xi măng Việt Nam. Dự kiến việc nghiên cứu sẽ kết thúc trong năm nay và sang năm chúng tôi sẽ quyết định đầu tư vì chọn vị trí nào để xây dựng nhà máy không đơn giản khi mà thị trường tiêu thụ lại tập trung ở khu vực phía Nam trong khi nguồn nguyên liệu lại rất dồi dào ở miền Trung và miền Bắc.
Vấn đề đầu tư của chúng tôi là giải quyết bài toán vận chuyển giữa vùng nguyên liệu và thị trường vì chi phí đó khá lớn, chiếm đến một phần ba giá thành sản phẩm.
Có thể đến 2010 nhà máy mới có thể bắt đầu cho sản phẩm. Đây sẽ là nhà máy xi măng thứ hai của SCG được đầu tư ở nước ngoài sau Campuchia và sẽ là nhà máy có qui mô lớn ít nhất là lớn hơn nhà máy ở Campuchia nơi có nhu cầu về xi măng chỉ bằng 1/10 nhu cầu ở Việt Nam.
Mặc dù chưa chính thức tham gia vào lĩnh vực xi măng ở Việt Nam nhưng Tập đoàn SCG xuất khẩu khá nhiều sản phẩm clinker cho thị trường này với sản lượng từ 700.000-800.000 tấn/năm. Điều này cũng cho thấy đầu tư xây dựng nhà máy xi măng rất tiềm năng đối với tập đoàn chúng tôi.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn mà chúng tôi vừa thực hiện với ông Nithi Patarachoke, Giám đốc tập đoàn.
Được biết Tập đoàn SCG đã đầu tư vào Việt Nam nhiều dự án và muốn mở rộng đầu tư tại đây. Xin ông cho biết đâu là lý do của kế hoạch này?
SCG là tập đoàn công nghiệp hàng đầu ở Thái Lan hoạt động trong 5 lĩnh vực, đó là hóa dầu, sản xuất giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối.
Trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, SCG chọn Việt Nam là một trong những thị trường đầy tiềm năng ở Đông Nam Á. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và thị trường Việt Nam rất hấp dẫn và đang là điểm nhắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay chúng tôi đã và đang tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực chính tại Việt Nam là hóa dầu, vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.
Trong lĩnh vực hóa dầu, SCG đang thực hiện bốn dự án. Thứ nhất là Dự án Liên doanh Việt Thái Plastchem được thành lập 1994, có vốn pháp định là 3,5 triệu USD trong đó 73% vốn từ SCG sản xuất nhựa PVC với công suất 15.000 tấn/năm.
Dự án thứ hai là Liên doanh TPC Vina thành lập 1995 với vốn pháp định là 27 triệu USD, 70% vốn SCG, sản xuất bột nhựa PVC công suất là 100.000 tấn/năm, dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi trong thời gian tới.
Dự án thứ ba là Công ty TNHH Chemtech thành lập 2004 với vốn pháp định gần 500.000 USD sản xuất các loại keo dán tổng hợp và dự án thứ tư là Công ty TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái được thành lập hồi năm ngoái, chuyên sản xuất sản phẩm nhựa PVC với vốn pháp định là 1 triệu USD và công suất sản xuất là 37.000 m2/năm.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, SCG đã thành lập Công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam hồi năm 2006 tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương. Công ty có vốn pháp định là 4 triệu USD sản xuất các loại ngói bê tông màu và phụ kiện trang trí mái với công suất 1,5 triệu m2 ngói/năm.
Và lĩnh vực giấy với nhà máy giấy kraft có vốn đầu tư là 136 triệu USD. Đây là nhà máy mới hoàn toàn với công suất là 220.000 tấn/năm. Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào 2009.
Ngoài những dự án trên chúng tôi có kế hoạch mở rộng đầu tư trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tập đoàn đang nghiên cứu đến dự án xây dựng nhà máy xi măng tại Việt Nam.
Với những dự án đầu tư đang được triển khai ở Việt Nam, ông đánh giá sự thành công của những dự án này như thế nào?
Đối với những dự án đầu tư hơn 10 năm, chúng tôi đánh giá là tốt, có những kết quả khả quan và chúng tôi cũng kỳ vọng những dự án mới cũng sẽ đạt được kết quả như thế.
Tuy nhiên khi đầu tư vào Việt Nam chúng tôi lại quan tâm đến tương lai nhiều hơn vì đầu tư của chúng tôi là đầu tư dài hạn. Việt Nam có tốc độ phát triển cao trong khu vực và sự phát triển đó mới ở giai đoạn đầu vì vậy tiềm năng sẽ còn rất lớn.
Nói đến dự án xi măng, khi nào SCG sẽ thành lập nhà máy tại Việt Nam, thưa ông?
Xi măng là một trong những lĩnh vực thuộc thế mạnh của Tập đoàn SCG. Chúng tôi vẫn nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực này ở Việt Nam vì nhu cầu xây dựng ở đây khá lớn, nhu cầu xây dựng cầu đường, hạ tầng cơ sở trong 10 năm tới.
Chúng tôi đang nghiên cứu về thị trường xi măng Việt Nam. Dự kiến việc nghiên cứu sẽ kết thúc trong năm nay và sang năm chúng tôi sẽ quyết định đầu tư vì chọn vị trí nào để xây dựng nhà máy không đơn giản khi mà thị trường tiêu thụ lại tập trung ở khu vực phía Nam trong khi nguồn nguyên liệu lại rất dồi dào ở miền Trung và miền Bắc.
Vấn đề đầu tư của chúng tôi là giải quyết bài toán vận chuyển giữa vùng nguyên liệu và thị trường vì chi phí đó khá lớn, chiếm đến một phần ba giá thành sản phẩm.
Có thể đến 2010 nhà máy mới có thể bắt đầu cho sản phẩm. Đây sẽ là nhà máy xi măng thứ hai của SCG được đầu tư ở nước ngoài sau Campuchia và sẽ là nhà máy có qui mô lớn ít nhất là lớn hơn nhà máy ở Campuchia nơi có nhu cầu về xi măng chỉ bằng 1/10 nhu cầu ở Việt Nam.
Mặc dù chưa chính thức tham gia vào lĩnh vực xi măng ở Việt Nam nhưng Tập đoàn SCG xuất khẩu khá nhiều sản phẩm clinker cho thị trường này với sản lượng từ 700.000-800.000 tấn/năm. Điều này cũng cho thấy đầu tư xây dựng nhà máy xi măng rất tiềm năng đối với tập đoàn chúng tôi.