Schneider Electric Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Schneider Electric vừa khánh thành nhà máy sản xuất mới của tập đoàn tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP)
Schneider Electric vừa khánh thành nhà máy sản xuất mới của tập đoàn tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP). Đây là một trong những trung tâm sản xuất chính, cung cấp thiết bị điện cho các giải pháp nhà thông minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực trọng điểm khác trên toàn cầu, ông Mourad Tamoud, Phó Chủ tịch Cấp cao, Bộ phận Chuỗi cung ứng Toàn cầu của Schneider Electric, cho biết trong cuộc trao đổi với báo giới.
Ông có thể giới thiệu chi tiết về nhà máy mới?Đâu là điểm nổi bật của nhà máy này, thưa ông?
Với diện tích sản xuất và khối văn phòng trên 12.000 m2, trong tổng thể diện tích 26.000 m2, đây là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất trong hệ thống cung ứng toàn cầu gồm hơn 200 trung tâm sản xuất của tập đoàn Schneider Electric.
Nhà máy được trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm điện tử công nghệ cao cho ngôi nhà thông minh, bên cạnh các thiết bị điện truyền thống đã được sản xuất ở Việt Nam.Các sản phẩm được sản xuất từ nhà máy sẽ phục vụ cho cả thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Nhà máy mới của của Schneider Electric được xây dựng theo nền tảng EcoStruxure, một kiến trúc IoT (Internet of Things) trong ngành công nghiệp cho phân khúc toà nhà, cao ốc, giúp chuyển tải những giá trị vượt trội về độ an toàn, tin cậy, hiệu quả, bền vững và kết nối.
Toàn bộ hệ thống điện của nhà máy đều được xây dựng và phát triển dựa trên các giải pháp về công nghệ tiên tiến nhất của Schneider Electric, với hiệu năng cao hơn 29% so với các nhà máy khác trên thế giới.
Nhà máy được thiết kế với ý tưởng chủ đạo là linh hoạt và thoải mái trong công việc, thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn nước tái chế.Dự kiến nhà máy sẽ đạt được chứng chỉ LEED Platinum (chứng nhận cao nhất của ngành về chuẩn mực năng lượng và môi trường trong thiết kế nhà máy), hơn 80% tiêu chuẩn xanh trong 2017.
Những lý do nào dẫn đến quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Schneider Electric tại SHTP?
Việt Nam là thị trường lớn với hơn 90 triệu dân, cùng một nền kinh tế phát triển rất năng động. Về mặt địa lý, Việt Nam có vị trí mang tính chiến lược: nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và rất gần với các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc biệt, thế mạnh của Việt Nam là lực lượng lao động tay nghề cao. Đội ngũ nhân lực tại Việt Nam không chỉ phục vụ cho nhà máy ở đây mà còn tham gia vào lực lượng lao động cho các văn phòng, nhà máy Schneider Electric khác trên toàn cầu.
Hiện nhà máy đã có hơn 500 nhân công và trong tương lai, cùng với sự phát triển của Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy.
Quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại SHTP cũng khẳng định cam kết lâu dài của Schneider Electric: phát triển cùng đất nước Việt Nam cả về tiến bộ công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực, nhằm mục tiêu quản lý năng lượng hiệu quả.
Khánh thành nhà máy mới, chúng tôi cam kết sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho thị trường Việt Nam nhờ vào khả năng cung cấp những sản phẩm với chất lượng ngang bằng hoặc hơn so với các thị trường khách trên thế giới như Mỹ, Đức hay Australia, nhằm đảm bảo cuộc sống được thăng hoa (Life Is On) cho mọi người dân Việt Nam.
Nhận định của ông về thị trường Smart Home tại Việt Nam và xu hướng IoT trong thời gian tới?
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của IoT, các thiết bị cho ngôi nhà thông minh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhà máy sản xuất mới hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội để Schneider Electric tự hào giới thiệu những sản phẩm và giải pháp “Made in Vietnam” đến các khách hàng trên toàn cầu, qua đó giúp họ trải nghiệm những công nghệ tiên tiến nhất trên nền tảng IoT và tự động hoá.
Với nhà máy này, chúng tôi mang đến một hình mẫu về phương thức kết nối giữa các thiết bị điện với nhau, thông qua một hệ thống điều khiển trung tâm.
Cùng với đó, thông qua các cảm biến có khả năng kết nối và liên lạc với nhau, dữ liệu từ các thiết bị trong nhà máy sẽ được thu thập và phân tích, từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp vận hành nhà máy một cách hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Đây là minh họa cho một hệ sinh thái của nhà máy ứng dụng công nghệ IoT và điện toán.
Với việc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành chủ đề nóng thời gian gần đây.
Schneider Electric đang nắm bắt xu thế này như thế nào?
Đón đầu xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp mà Schneider Electric đang ứng dụng chính là Chuỗi cung ứng thông minh (Smart Supply Chain). Chuỗi cung ứng thông minh của chúng tôi áp dụng những công nghệ mới của Schneider Electric, bao gồm phần mềm phân tích dữ liệu Wonderware Alarm Adviser giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo thông tin trong chuỗi cung ứng được minh bạch và rõ ràng hơn cho tất cả các bên tham gia.
Về mặt cấu trúc, chuỗi cung ứng thông minh gồm có 3 phần: Smart Logistic là những dịch vụ quản lý logistic, kho vận, quản lý mạng lưới và các hệ thống quản lý giao thông thông minh, các hệ thống trạm điều khiển được theo dõi, kiểm soát theo thời gian thực; Sản xuất thông minh (Smart Manufacturing), tức là ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để quản lý sản xuất hiệu quả, thông minh hơn; Hoạt động mua sắm, đấu thầu, quản lý quá trình mua hàng của nhà máy với các đối tác cung ứng một cách thông minh.
Schneider Electric có cam kết đồng hành cùng các dự án tại Việt Nam, thưa ông?
Là chuyên gia về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric hưởng ứng các dự án xây dựng đô thị thông minh trên toàn cầu.
Tại Việt Nam chúng tôi đã mang đến những giải pháp giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, tiêu biểu là dự án “Tự động hóa lưới ngầm trung thế tại Khu Công nghệ cao Sài gòn” và dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang ứng dụng hệ thống điểu khiển tự động SCADA phát triển bởi Schneider Electric.
Trong tương lai, Schneider Electric sẽ tiếp tục tham gia những hoạt động hỗ trợ chính phủ ở các quốc gia, cũng như chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trên toàn cầu nhằm triển khai các giải pháp quản lý thông minh cho các thành phố tại Việt Nam và cho cả Việt Nam.
Ông có thể giới thiệu chi tiết về nhà máy mới?Đâu là điểm nổi bật của nhà máy này, thưa ông?
Với diện tích sản xuất và khối văn phòng trên 12.000 m2, trong tổng thể diện tích 26.000 m2, đây là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất trong hệ thống cung ứng toàn cầu gồm hơn 200 trung tâm sản xuất của tập đoàn Schneider Electric.
Nhà máy được trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm điện tử công nghệ cao cho ngôi nhà thông minh, bên cạnh các thiết bị điện truyền thống đã được sản xuất ở Việt Nam.Các sản phẩm được sản xuất từ nhà máy sẽ phục vụ cho cả thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Nhà máy mới của của Schneider Electric được xây dựng theo nền tảng EcoStruxure, một kiến trúc IoT (Internet of Things) trong ngành công nghiệp cho phân khúc toà nhà, cao ốc, giúp chuyển tải những giá trị vượt trội về độ an toàn, tin cậy, hiệu quả, bền vững và kết nối.
Toàn bộ hệ thống điện của nhà máy đều được xây dựng và phát triển dựa trên các giải pháp về công nghệ tiên tiến nhất của Schneider Electric, với hiệu năng cao hơn 29% so với các nhà máy khác trên thế giới.
Nhà máy được thiết kế với ý tưởng chủ đạo là linh hoạt và thoải mái trong công việc, thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn nước tái chế.Dự kiến nhà máy sẽ đạt được chứng chỉ LEED Platinum (chứng nhận cao nhất của ngành về chuẩn mực năng lượng và môi trường trong thiết kế nhà máy), hơn 80% tiêu chuẩn xanh trong 2017.
Những lý do nào dẫn đến quyết định đầu tư xây dựng nhà máy của Schneider Electric tại SHTP?
Việt Nam là thị trường lớn với hơn 90 triệu dân, cùng một nền kinh tế phát triển rất năng động. Về mặt địa lý, Việt Nam có vị trí mang tính chiến lược: nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và rất gần với các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc biệt, thế mạnh của Việt Nam là lực lượng lao động tay nghề cao. Đội ngũ nhân lực tại Việt Nam không chỉ phục vụ cho nhà máy ở đây mà còn tham gia vào lực lượng lao động cho các văn phòng, nhà máy Schneider Electric khác trên toàn cầu.
Hiện nhà máy đã có hơn 500 nhân công và trong tương lai, cùng với sự phát triển của Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động của nhà máy.
Quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại SHTP cũng khẳng định cam kết lâu dài của Schneider Electric: phát triển cùng đất nước Việt Nam cả về tiến bộ công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực, nhằm mục tiêu quản lý năng lượng hiệu quả.
Khánh thành nhà máy mới, chúng tôi cam kết sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho thị trường Việt Nam nhờ vào khả năng cung cấp những sản phẩm với chất lượng ngang bằng hoặc hơn so với các thị trường khách trên thế giới như Mỹ, Đức hay Australia, nhằm đảm bảo cuộc sống được thăng hoa (Life Is On) cho mọi người dân Việt Nam.
Nhận định của ông về thị trường Smart Home tại Việt Nam và xu hướng IoT trong thời gian tới?
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của IoT, các thiết bị cho ngôi nhà thông minh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhà máy sản xuất mới hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội để Schneider Electric tự hào giới thiệu những sản phẩm và giải pháp “Made in Vietnam” đến các khách hàng trên toàn cầu, qua đó giúp họ trải nghiệm những công nghệ tiên tiến nhất trên nền tảng IoT và tự động hoá.
Với nhà máy này, chúng tôi mang đến một hình mẫu về phương thức kết nối giữa các thiết bị điện với nhau, thông qua một hệ thống điều khiển trung tâm.
Cùng với đó, thông qua các cảm biến có khả năng kết nối và liên lạc với nhau, dữ liệu từ các thiết bị trong nhà máy sẽ được thu thập và phân tích, từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp vận hành nhà máy một cách hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Đây là minh họa cho một hệ sinh thái của nhà máy ứng dụng công nghệ IoT và điện toán.
Với việc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành chủ đề nóng thời gian gần đây.
Schneider Electric đang nắm bắt xu thế này như thế nào?
Đón đầu xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp mà Schneider Electric đang ứng dụng chính là Chuỗi cung ứng thông minh (Smart Supply Chain). Chuỗi cung ứng thông minh của chúng tôi áp dụng những công nghệ mới của Schneider Electric, bao gồm phần mềm phân tích dữ liệu Wonderware Alarm Adviser giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo thông tin trong chuỗi cung ứng được minh bạch và rõ ràng hơn cho tất cả các bên tham gia.
Về mặt cấu trúc, chuỗi cung ứng thông minh gồm có 3 phần: Smart Logistic là những dịch vụ quản lý logistic, kho vận, quản lý mạng lưới và các hệ thống quản lý giao thông thông minh, các hệ thống trạm điều khiển được theo dõi, kiểm soát theo thời gian thực; Sản xuất thông minh (Smart Manufacturing), tức là ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để quản lý sản xuất hiệu quả, thông minh hơn; Hoạt động mua sắm, đấu thầu, quản lý quá trình mua hàng của nhà máy với các đối tác cung ứng một cách thông minh.
Schneider Electric có cam kết đồng hành cùng các dự án tại Việt Nam, thưa ông?
Là chuyên gia về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric hưởng ứng các dự án xây dựng đô thị thông minh trên toàn cầu.
Tại Việt Nam chúng tôi đã mang đến những giải pháp giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, tiêu biểu là dự án “Tự động hóa lưới ngầm trung thế tại Khu Công nghệ cao Sài gòn” và dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang ứng dụng hệ thống điểu khiển tự động SCADA phát triển bởi Schneider Electric.
Trong tương lai, Schneider Electric sẽ tiếp tục tham gia những hoạt động hỗ trợ chính phủ ở các quốc gia, cũng như chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trên toàn cầu nhằm triển khai các giải pháp quản lý thông minh cho các thành phố tại Việt Nam và cho cả Việt Nam.