SCIC sẽ tham gia tích cực hơn vào cổ phần hóa?
Phương án SCIC có vai trò lớn hơn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước "đang được nghiên cứu"
Phương án SCIC có vai trò lớn hơn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước "đang được nghiên cứu".
Một nguồn tin của VnEconomy đã cho biết như vậy tại hội thảo với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc hành chính trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”, diễn ra tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng nay, ngày 20/3.
Theo phương án đó, ngoài việc nắm giữ phần vốn của Nhà nước sau cổ phần hoá, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ có một vai trò lớn hơn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu những "rào cản" hiện tại của nhiều cơ quan khác nhau liên quan đến tiến trình này.
Bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 8/2006, SCIC đang quản lý danh mục đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…
Với tư cách là tổ chức chuyên kinh doanh vốn của Chính phủ, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của nhà nước. SCIC là đại diện duy nhất chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài chính, kinh doanh vốn theo những nguyên tắc, quy luật thị trường.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu có vốn đầu tư của SCIC bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ (FPT), Công ty Hàng không cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Airlines), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)...
Một nguồn tin của VnEconomy đã cho biết như vậy tại hội thảo với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc hành chính trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”, diễn ra tại trụ sở của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng nay, ngày 20/3.
Theo phương án đó, ngoài việc nắm giữ phần vốn của Nhà nước sau cổ phần hoá, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ có một vai trò lớn hơn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu những "rào cản" hiện tại của nhiều cơ quan khác nhau liên quan đến tiến trình này.
Bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 8/2006, SCIC đang quản lý danh mục đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…
Với tư cách là tổ chức chuyên kinh doanh vốn của Chính phủ, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của nhà nước. SCIC là đại diện duy nhất chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài chính, kinh doanh vốn theo những nguyên tắc, quy luật thị trường.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu có vốn đầu tư của SCIC bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ (FPT), Công ty Hàng không cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Airlines), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)...