Sẽ cấm mua bán, nhập khẩu thiết bị lạnh cũ
Việt Nam sẽ cấm xuất, cấm nhập khẩu và tiến tới loại trừ hoàn toàn các chất CFC và Halon sử dụng trong điều hòa ôtô, tủ lạnh
Theo kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon (ODS) Nghị định thư Montreal, Việt Nam sẽ cấm xuất, cấm nhập khẩu và tiến tới loại trừ hoàn toàn các chất CFC và Halon sử dụng trong điều hòa ôtô, tủ lạnh..., vào năm 2010.
Trong giai đoạn này, Quỹ đa phương về ozon cam kết sẽ tài trợ 6,3 triệu USD thông qua các dự án chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng sửa chữa tủ lạnh, điều hoà không khí trên cả nước...
Đó là thông tin đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2007 và 20 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon.
CFC, Halon và một số chất khác được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: làm lạnh, điều hòa không khí, sản xuất xốp, hóa mỹ phẩm, tẩy rửa vật liệu và các thiết bị điện tử.
Xử lý lượng lớn CFC tồn lưu
Mặc dù Việt Nam không sản xuất bất kỳ một chất ODS nào, toàn bộ lượng ODS tiêu thụ đều phải nhập khẩu nhưng theo kết quả điều tra khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong suốt thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 1.000 tấn ODS trong đó khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn Halon và gần 400 tấn methyl bromide (CH3Br) để kiểm dịch và khử trùng trong nông nghiệp...
Gần 50% lượng ODS là chất CFC 12 đã được sử dụng lớn nhất trong lĩnh vực sơn khí (mỹ phẩm) để sản xuất nước hoa, dầu thơm, keo xịt tóc, bình xịt phòng... Bên cạnh đó, gần 45% các chất CFC 11 và CFC 12 đã được sử dụng làm môi chất lạnh trong các thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, tủ làm đá, tủ trữ lạnh...; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí gia đình, điều hòa ôtô và một số thiết bị làm lạnh khác...
Ông Lương Đức Khoa - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lượng tiêu thụ các chất chính làm suy giảm tầng ozon là 500 tấn đến năm 2007 chỉ còn sử dụng 75 tấn. Hàng trăm tấn CFC 12 trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm đã được loại bỏ hoàn toàn và ngừng sử dụng; lượng CFC 11 trong sản xuất xốp và hàng trăm tấn CFC trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí đã được hạn chế sử dụng và tận thu.
Từ nay tới năm 2010, chúng ta sẽ phải tập trung loại trừ và chấm dứt sử dụng khoảng 100 tấn các chất CFC và Halon còn lại đang sử dụng trong tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô...
Thông qua Quỹ đa phương về ozon do các nước phát triển đóng góp, trong 20 năm qua 2,475 tỷ USD đã được chi cho các nước đang phát triển để thực hiện các cam kết quốc gia trong khuôn khổ Nghị định thư. Lợi ích mang lại, theo đánh giá của các nhà khoa học, ước tính từ năm 1990 đến năm 2065 sẽ tránh được hàng chục triệu ca ung thư da, tiết kiệm được khoảng 4.200 tỷ USD chi phí cho chăm sóc sức khỏe.
Cũng từ thành tựu của Nghị định thư này đã làm giảm được phát thải 25 tỷ tấn CO2 tương đương do các chất làm suy giảm tầng ozon cũng là các khí nhà kính có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2.
Cảnh giác với thiết bị làm lạnh sử dụng CFC
Chính phủ đã ban hành các biện pháp chính sách bảo đảm cho việc tuân thủ Nghị định thư, trong đó cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC. Bộ Thương mại (cũ) và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozon theo quy định của Nghị định thư Montreal.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, các chất CFC tồn dư lớn nhất trong các thiết bị làm lạnh, điều hoà không khí ô tô... Những loại tủ lạnh sử dụng môi chất lạnh R12 có hiệu suất năng lượng rất thấp, tốn điện. Nếu người dân vẫn mua và sử dụng các loại tủ lạnh cũ này thì sẽ không còn nguyên liệu để thay thế bởi đến năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn toàn ngừng tiêu thụ, sử dụng các chất này.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có khuyến cáo các gia đình nên thay thế các tủ lạnh sử dụng môi chất làm lạnh cũ bằng các tủ có môi chất làm lạnh mới để tiết kiệm điện và khi sửa chữa còn có gas thay.
Ông Hiếu cho biết, các cửa hàng sửa chữa điều hoà, máy lạnh, đặc biệt là điều hoà ôtô sẽ nhận được những trợ giúp của dự án, các bộ đồ nghề sửa chữa, các máy dò gas, bình nạp môi chất lạnh... để có thể sử dụng gas HFC - 134a (R - 134a) thay thế các loại thông thường nếu có đầy đủ giấy phép kinh doanh hợp thức ngành sửa chữa điện lạnh và có cán bộ, công nhân cửa hàng đã được tham dự lớp tập huấn sử dụng các thiết bị mới mà dự án sẽ cung cấp...
Hệ thống thiết bị bơm hút chân không, máy dò gas và một số các thiết bị khác có giá trị khoảng 900 USD sẽ được dự án cung cấp miễn phí. Các doanh nghiệp, đơn vị chỉ phải chi trả khoảng 40 USD phí nhập khẩu thiết bị, công nghệ.
Muốn tham gia, nhận được sự hỗ trợ của dự án, các đơn vị, cửa hàng sửa chữa điều hoà, máy lạnh, có thể liên hệ với Văn phòng Quốc gia về ozon Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới.
Tuy nhiên, theo nhiều chủ cửa hàng sửa chữa xe, hiện nay Việt Nam vẫn còn một lượng lớn xe ô tô đời cũ nhập từ năm 2000 đổ về trước và các loại tủ lạnh lâu năm vẫn còn sử dụng loại môi chất làm lạnh CFC 12 (R-12). Chính vì vậy, để có thể có R12 thay thế cho những thiết bị này trong điều kiện cấm xuất nhập khẩu, loại trừ hoàn toàn vào năm 2010 và hạn chế thải ra môi trường thì việc tận thu, tái chế sẽ rất quan trọng.
Với các loại ôtô cũ nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với Bộ Công Thương, để xác định loại môi chất lạnh mà ôtô cũ đó đang sử dụng. Nếu điều hoà các loại xe này sử dụng chất R12 thì đến năm 2010 sẽ không còn gas để thay thế.
Khi đó, sẽ phải loại bỏ, thay thế lại toàn bộ máy và dàn lạnh mới cho xe ô tô vì nguyên lý làm việc, hoạt động của R12 hoàn toàn khác so với chất R134a đang được sử dụng. Bởi vì máy sử dụng R134a có thể chạy bằng chất R12 nhưng máy sử dụng R12 lại không thể chạy được bằng R134a.
Ông Hiếu cảnh báo, các chủ xe đời mới mỗi khi đi sửa chữa, bảo dưỡng cần giám sát kỹ, nếu không rất dễ bị bơm gas R12 vào máy thay vì R134a. Hiện nay, do hạn chế sử dụng nên giá thành của R12 chỉ rẻ bằng khoảng 1/2 so với gas R134a.
Trong giai đoạn này, Quỹ đa phương về ozon cam kết sẽ tài trợ 6,3 triệu USD thông qua các dự án chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng sửa chữa tủ lạnh, điều hoà không khí trên cả nước...
Đó là thông tin đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2007 và 20 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon.
CFC, Halon và một số chất khác được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: làm lạnh, điều hòa không khí, sản xuất xốp, hóa mỹ phẩm, tẩy rửa vật liệu và các thiết bị điện tử.
Xử lý lượng lớn CFC tồn lưu
Mặc dù Việt Nam không sản xuất bất kỳ một chất ODS nào, toàn bộ lượng ODS tiêu thụ đều phải nhập khẩu nhưng theo kết quả điều tra khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong suốt thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 1.000 tấn ODS trong đó khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn Halon và gần 400 tấn methyl bromide (CH3Br) để kiểm dịch và khử trùng trong nông nghiệp...
Gần 50% lượng ODS là chất CFC 12 đã được sử dụng lớn nhất trong lĩnh vực sơn khí (mỹ phẩm) để sản xuất nước hoa, dầu thơm, keo xịt tóc, bình xịt phòng... Bên cạnh đó, gần 45% các chất CFC 11 và CFC 12 đã được sử dụng làm môi chất lạnh trong các thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, tủ làm đá, tủ trữ lạnh...; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí gia đình, điều hòa ôtô và một số thiết bị làm lạnh khác...
Ông Lương Đức Khoa - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lượng tiêu thụ các chất chính làm suy giảm tầng ozon là 500 tấn đến năm 2007 chỉ còn sử dụng 75 tấn. Hàng trăm tấn CFC 12 trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm đã được loại bỏ hoàn toàn và ngừng sử dụng; lượng CFC 11 trong sản xuất xốp và hàng trăm tấn CFC trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí đã được hạn chế sử dụng và tận thu.
Từ nay tới năm 2010, chúng ta sẽ phải tập trung loại trừ và chấm dứt sử dụng khoảng 100 tấn các chất CFC và Halon còn lại đang sử dụng trong tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô...
Thông qua Quỹ đa phương về ozon do các nước phát triển đóng góp, trong 20 năm qua 2,475 tỷ USD đã được chi cho các nước đang phát triển để thực hiện các cam kết quốc gia trong khuôn khổ Nghị định thư. Lợi ích mang lại, theo đánh giá của các nhà khoa học, ước tính từ năm 1990 đến năm 2065 sẽ tránh được hàng chục triệu ca ung thư da, tiết kiệm được khoảng 4.200 tỷ USD chi phí cho chăm sóc sức khỏe.
Cũng từ thành tựu của Nghị định thư này đã làm giảm được phát thải 25 tỷ tấn CO2 tương đương do các chất làm suy giảm tầng ozon cũng là các khí nhà kính có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2.
Cảnh giác với thiết bị làm lạnh sử dụng CFC
Chính phủ đã ban hành các biện pháp chính sách bảo đảm cho việc tuân thủ Nghị định thư, trong đó cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC. Bộ Thương mại (cũ) và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozon theo quy định của Nghị định thư Montreal.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, các chất CFC tồn dư lớn nhất trong các thiết bị làm lạnh, điều hoà không khí ô tô... Những loại tủ lạnh sử dụng môi chất lạnh R12 có hiệu suất năng lượng rất thấp, tốn điện. Nếu người dân vẫn mua và sử dụng các loại tủ lạnh cũ này thì sẽ không còn nguyên liệu để thay thế bởi đến năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn toàn ngừng tiêu thụ, sử dụng các chất này.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có khuyến cáo các gia đình nên thay thế các tủ lạnh sử dụng môi chất làm lạnh cũ bằng các tủ có môi chất làm lạnh mới để tiết kiệm điện và khi sửa chữa còn có gas thay.
Ông Hiếu cho biết, các cửa hàng sửa chữa điều hoà, máy lạnh, đặc biệt là điều hoà ôtô sẽ nhận được những trợ giúp của dự án, các bộ đồ nghề sửa chữa, các máy dò gas, bình nạp môi chất lạnh... để có thể sử dụng gas HFC - 134a (R - 134a) thay thế các loại thông thường nếu có đầy đủ giấy phép kinh doanh hợp thức ngành sửa chữa điện lạnh và có cán bộ, công nhân cửa hàng đã được tham dự lớp tập huấn sử dụng các thiết bị mới mà dự án sẽ cung cấp...
Hệ thống thiết bị bơm hút chân không, máy dò gas và một số các thiết bị khác có giá trị khoảng 900 USD sẽ được dự án cung cấp miễn phí. Các doanh nghiệp, đơn vị chỉ phải chi trả khoảng 40 USD phí nhập khẩu thiết bị, công nghệ.
Muốn tham gia, nhận được sự hỗ trợ của dự án, các đơn vị, cửa hàng sửa chữa điều hoà, máy lạnh, có thể liên hệ với Văn phòng Quốc gia về ozon Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới.
Tuy nhiên, theo nhiều chủ cửa hàng sửa chữa xe, hiện nay Việt Nam vẫn còn một lượng lớn xe ô tô đời cũ nhập từ năm 2000 đổ về trước và các loại tủ lạnh lâu năm vẫn còn sử dụng loại môi chất làm lạnh CFC 12 (R-12). Chính vì vậy, để có thể có R12 thay thế cho những thiết bị này trong điều kiện cấm xuất nhập khẩu, loại trừ hoàn toàn vào năm 2010 và hạn chế thải ra môi trường thì việc tận thu, tái chế sẽ rất quan trọng.
Với các loại ôtô cũ nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm việc với Bộ Công Thương, để xác định loại môi chất lạnh mà ôtô cũ đó đang sử dụng. Nếu điều hoà các loại xe này sử dụng chất R12 thì đến năm 2010 sẽ không còn gas để thay thế.
Khi đó, sẽ phải loại bỏ, thay thế lại toàn bộ máy và dàn lạnh mới cho xe ô tô vì nguyên lý làm việc, hoạt động của R12 hoàn toàn khác so với chất R134a đang được sử dụng. Bởi vì máy sử dụng R134a có thể chạy bằng chất R12 nhưng máy sử dụng R12 lại không thể chạy được bằng R134a.
Ông Hiếu cảnh báo, các chủ xe đời mới mỗi khi đi sửa chữa, bảo dưỡng cần giám sát kỹ, nếu không rất dễ bị bơm gas R12 vào máy thay vì R134a. Hiện nay, do hạn chế sử dụng nên giá thành của R12 chỉ rẻ bằng khoảng 1/2 so với gas R134a.