Sẽ cấp chứng chỉ nghề quốc gia
Theo Luật dạy nghề, Nhà nước sẽ ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm cơ sở để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ
Luật dạy nghề được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006 và đã có hiệu lực thi hành được coi là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, bao hàm đầy đủ nhất nội dung quản lý trong lĩnh vực dạy nghề.
Luật bao gồm 11 chương với 92 điều quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
Để triển khai Luật dạy nghề, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Bảo vệ quyền lợi người lao động khi thay đổi nơi làm việc
Luật dạy nghề quy định cụ thể mục tiêu dạy nghề nói chung và mục tiêu dạy nghề từng trình độ đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề.
Bên cạnh đó, luật cũng đã bổ sung thêm các chính sách mới nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia dạy nghề, học nghề như: hỗ trợ đối với quân nhân xuất ngũ, người trực tiếp lao động sản xuất trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác; học sinh tốt nghiệp trường THCS dân tộc nội trú, trường THPT dân tộc nội trú, được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề.
Luật cũng quy định rõ nội dung, hình thức, quản lý và tổ chưc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; nhiệm vụ quyền hạn của cơ sở dạy nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Theo quy định của Luật dạy nghề, Nhà nước sẽ ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm cơ sở để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh và để người sử dụng lao động bố trí công việc, trả lương hợp lý cho người lao động. Đồng thời là căn cứ xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Người lao động có kỹ năng nghề, tích lũy được trong quá trình học tập hoặc làm việc có quyền tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, nếu đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó.
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thay đổi nơi làm việc.
Khuyến khích nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề
Nét rất mở trong Luật dạy nghề là tạo điều kiện và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Đồng thời đa dạng các loại hình cơ sở dạy nghề, phương thức dạy nghề và học nghề.
Thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện phân luồng khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề nhằm tạo điều kiện cho người học nghề được lựa chọn nghề, lựa chọn hình thức học.
Nhà nước sẽ đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, hiện đại hóa trang thiết bị và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học...
Tuy vậy, để triển khai thực hiện Luật dạy nghề, vẫn còn nhiều nội dung cần có các văn bản hướng dẫn như: thi, kiểm tra; cấp, quản lý văn bằng, chứng chỉ nghề; chính sách đối với giáo viên dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề; đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quỹ hỗ trợ học nghề; phân cấp quản lý Nhà nước về dạy nghề; quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.
Theo ông Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, những văn bản quy định phải chi tiết và sớm xây dựng, đặc biệt chú trọng đến các cơ sở dạy nghề địa phương.
Bên cạnh đó cần phải lựa chọn và xây dựng một số trường chất lượng cao, phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao theo yêu cầu phát triển của một số ngành và có khả năng chuyển đổi, công nhận tương đương trong khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới sẽ hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng dạy nghề trên phạm vi toàn quốc.
Đến năm 2010 có 50% số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được kiểm định chất lượng và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng; phấn đấu đến năm 2020 tất cả cơ sở dạy nghề đều được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ít nhất 20 nghề đến năm 2010 và 150 nghề đến năm 2020.
Luật bao gồm 11 chương với 92 điều quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề tại Việt Nam.
Để triển khai Luật dạy nghề, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Bảo vệ quyền lợi người lao động khi thay đổi nơi làm việc
Luật dạy nghề quy định cụ thể mục tiêu dạy nghề nói chung và mục tiêu dạy nghề từng trình độ đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề.
Bên cạnh đó, luật cũng đã bổ sung thêm các chính sách mới nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia dạy nghề, học nghề như: hỗ trợ đối với quân nhân xuất ngũ, người trực tiếp lao động sản xuất trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác; học sinh tốt nghiệp trường THCS dân tộc nội trú, trường THPT dân tộc nội trú, được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề.
Luật cũng quy định rõ nội dung, hình thức, quản lý và tổ chưc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; nhiệm vụ quyền hạn của cơ sở dạy nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Theo quy định của Luật dạy nghề, Nhà nước sẽ ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia làm cơ sở để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh và để người sử dụng lao động bố trí công việc, trả lương hợp lý cho người lao động. Đồng thời là căn cứ xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Người lao động có kỹ năng nghề, tích lũy được trong quá trình học tập hoặc làm việc có quyền tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, nếu đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó.
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thay đổi nơi làm việc.
Khuyến khích nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề
Nét rất mở trong Luật dạy nghề là tạo điều kiện và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Đồng thời đa dạng các loại hình cơ sở dạy nghề, phương thức dạy nghề và học nghề.
Thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện phân luồng khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề nhằm tạo điều kiện cho người học nghề được lựa chọn nghề, lựa chọn hình thức học.
Nhà nước sẽ đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, hiện đại hóa trang thiết bị và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học...
Tuy vậy, để triển khai thực hiện Luật dạy nghề, vẫn còn nhiều nội dung cần có các văn bản hướng dẫn như: thi, kiểm tra; cấp, quản lý văn bằng, chứng chỉ nghề; chính sách đối với giáo viên dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề; đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quỹ hỗ trợ học nghề; phân cấp quản lý Nhà nước về dạy nghề; quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.
Theo ông Cao Văn Sâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, những văn bản quy định phải chi tiết và sớm xây dựng, đặc biệt chú trọng đến các cơ sở dạy nghề địa phương.
Bên cạnh đó cần phải lựa chọn và xây dựng một số trường chất lượng cao, phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao theo yêu cầu phát triển của một số ngành và có khả năng chuyển đổi, công nhận tương đương trong khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới sẽ hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng dạy nghề trên phạm vi toàn quốc.
Đến năm 2010 có 50% số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được kiểm định chất lượng và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng; phấn đấu đến năm 2020 tất cả cơ sở dạy nghề đều được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ít nhất 20 nghề đến năm 2010 và 150 nghề đến năm 2020.