Sẽ “chỉnh” doanh nghiệp đội lốt hợp tác xã
Một số hợp tác xã có “vỏ” là hợp tác xã nhưng “ruột” lại là doanh nghiệp
Xung quanh dự thảo luật sửa đổi Luật Hợp tác xã, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết các doanh nghiệp trá hình, đội lốt mô hình hợp tác xã sẽ có 3 năm để căn chỉnh lại.
Nhắc lại tình trạng một số hợp tác xã có “vỏ” là hợp tác xã nhưng “ruột” lại là doanh nghiệp, chiếm dụng một lượng lớn vốn ưu đãi của Nhà nước, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, không nên quá cường điệu về số phận của họ nếu Luật Hợp tác xã sửa đổi được Quốc hội thông qua dự kiến vào ngày 22/11 tới đây.
Theo thống kê, hiện có khoảng 1.500 - 3.000 doanh nghiệp - hợp tác xã. Các đơn vị này đang được hưởng nhiều ưu đãi không chính đáng. Như vậy, “đặt câu hỏi ngược lại, 475.000 doanh nghiệp phải đóng thuế cũng đòi trả lời vì sao họ không được hưởng ưu đãi giống như số doanh nghiệp kia? Công bằng sẽ ở đâu?” Thứ trưởng Đông trăn trở.
Tuy nhiên, ông Đông cũng cho biết, sẽ không có chuyện hàng nghìn doanh nghiệp hợp tác xã sẽ phải đóng cửa. Bởi, các doanh nghiệp này sẽ có khoảng thời gian 2-3 năm để “căn chỉnh lại”.
“Nếu là doanh nghiệp thì không thể là hợp tác xã. Họ sẽ đi về đâu ư? Tôi nghĩ họ sẽ trở về là chính mình. Và điều đó làm cho xã hội lành mạnh hơn, để chính sách của Đảng và Chính phủ đến đúng đối tượng như hiện nay”, ông Đông cho hay.
Nguyên nhân của tình trạng nhiều doanh nghiệp núp bóng hợp tác xã chủ yếu là do quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003 quá lỏng lẻo, làm cho nhiều người hiểu khác nhau và không đúng về tổ chức hợp tác xã, đồng thời chính sách hỗ trợ, ưu đãi chưa gắn với bản chất hợp tác xã, còn mang tính tràn lan, bao cấp.
Ví dụ, phổ biến có cách hiểu coi hợp tác xã giống hoặc gần giống doanh nghiệp; hợp tác xã chỉ cần ít nhất 7 xã viên góp vốn kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm là có thể được nhận được rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước như: Các chính sách về đất đai; đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực; tài chính tín dụng; quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học công nghệ; mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để hợp tác xã tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;…
Vì thế, mới có những hợp tác xã lập ra, nhưng thực chất là một công ty để được hưởng ưu đãi. Trên thực tế, đã có những công ty tiết kiệm được 40 tỷ đồng tiền thuê đất nhờ “núp” dưới danh hợp tác xã.
Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng, nhiều hợp tác xã thật thì không nhận được ưu đãi và chưa được khuyến khích thành lập, hoạt động. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp mang danh hợp tác xã biết lợi dụng luật thì lại phát triển mạnh, để được hưởng nhiều ưu đãi mà đáng ra họ không được hưởng…
Do đó, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước bị thất thoát, không được sử dụng đúng mục tiêu, đồng thời Nhà nước cũng mất một khoản thuế nhất định vì không thu được của những hợp tác xã “trá hình”.
Để khắc phục điều này, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho hay, luật sửa đổi lần này đã đưa ra 7 tiêu chuẩn trong định nghĩa về hợp tác xã được quy định tại Điều 3. Tuy nhiên, đến một giai đoạn phát triển nào đó, hợp tác xã có thể thành lập doanh nghiệp của chính họ.
Ông Dương Văn Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế dân sự (Bộ Tư pháp) cho rằng, khi hợp tác xã đủ lớn mạnh, có thể tự thành lập ra doanh nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp này chỉ là công cụ để hợp tác xã sử dụng nhằm thực hiện mục đích chung của mình chứ hợp tác xã không phải là doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc hợp tác xã được coi như một loại hình doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng là để khẳng định sự bình đẳng của 2 loại hình này với nhau, đảm bảo cho hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
“Chính sự khác biệt đó sẽ giúp giải quyết vấn nạn doanh nghiệp “trá hình” hợp tác xã để hưởng ưu đãi riêng”, ông Huệ nhấn mạnh.
Nhắc lại tình trạng một số hợp tác xã có “vỏ” là hợp tác xã nhưng “ruột” lại là doanh nghiệp, chiếm dụng một lượng lớn vốn ưu đãi của Nhà nước, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, không nên quá cường điệu về số phận của họ nếu Luật Hợp tác xã sửa đổi được Quốc hội thông qua dự kiến vào ngày 22/11 tới đây.
Theo thống kê, hiện có khoảng 1.500 - 3.000 doanh nghiệp - hợp tác xã. Các đơn vị này đang được hưởng nhiều ưu đãi không chính đáng. Như vậy, “đặt câu hỏi ngược lại, 475.000 doanh nghiệp phải đóng thuế cũng đòi trả lời vì sao họ không được hưởng ưu đãi giống như số doanh nghiệp kia? Công bằng sẽ ở đâu?” Thứ trưởng Đông trăn trở.
Tuy nhiên, ông Đông cũng cho biết, sẽ không có chuyện hàng nghìn doanh nghiệp hợp tác xã sẽ phải đóng cửa. Bởi, các doanh nghiệp này sẽ có khoảng thời gian 2-3 năm để “căn chỉnh lại”.
“Nếu là doanh nghiệp thì không thể là hợp tác xã. Họ sẽ đi về đâu ư? Tôi nghĩ họ sẽ trở về là chính mình. Và điều đó làm cho xã hội lành mạnh hơn, để chính sách của Đảng và Chính phủ đến đúng đối tượng như hiện nay”, ông Đông cho hay.
Nguyên nhân của tình trạng nhiều doanh nghiệp núp bóng hợp tác xã chủ yếu là do quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003 quá lỏng lẻo, làm cho nhiều người hiểu khác nhau và không đúng về tổ chức hợp tác xã, đồng thời chính sách hỗ trợ, ưu đãi chưa gắn với bản chất hợp tác xã, còn mang tính tràn lan, bao cấp.
Ví dụ, phổ biến có cách hiểu coi hợp tác xã giống hoặc gần giống doanh nghiệp; hợp tác xã chỉ cần ít nhất 7 xã viên góp vốn kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm là có thể được nhận được rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước như: Các chính sách về đất đai; đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực; tài chính tín dụng; quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học công nghệ; mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để hợp tác xã tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;…
Vì thế, mới có những hợp tác xã lập ra, nhưng thực chất là một công ty để được hưởng ưu đãi. Trên thực tế, đã có những công ty tiết kiệm được 40 tỷ đồng tiền thuê đất nhờ “núp” dưới danh hợp tác xã.
Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng, nhiều hợp tác xã thật thì không nhận được ưu đãi và chưa được khuyến khích thành lập, hoạt động. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp mang danh hợp tác xã biết lợi dụng luật thì lại phát triển mạnh, để được hưởng nhiều ưu đãi mà đáng ra họ không được hưởng…
Do đó, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước bị thất thoát, không được sử dụng đúng mục tiêu, đồng thời Nhà nước cũng mất một khoản thuế nhất định vì không thu được của những hợp tác xã “trá hình”.
Để khắc phục điều này, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho hay, luật sửa đổi lần này đã đưa ra 7 tiêu chuẩn trong định nghĩa về hợp tác xã được quy định tại Điều 3. Tuy nhiên, đến một giai đoạn phát triển nào đó, hợp tác xã có thể thành lập doanh nghiệp của chính họ.
Ông Dương Văn Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế dân sự (Bộ Tư pháp) cho rằng, khi hợp tác xã đủ lớn mạnh, có thể tự thành lập ra doanh nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp này chỉ là công cụ để hợp tác xã sử dụng nhằm thực hiện mục đích chung của mình chứ hợp tác xã không phải là doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc hợp tác xã được coi như một loại hình doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng là để khẳng định sự bình đẳng của 2 loại hình này với nhau, đảm bảo cho hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
“Chính sự khác biệt đó sẽ giúp giải quyết vấn nạn doanh nghiệp “trá hình” hợp tác xã để hưởng ưu đãi riêng”, ông Huệ nhấn mạnh.