Sẽ có 4 vùng lương tối thiểu
"Từ hệ số thu được qua các chỉ tiêu đặt ra, những địa phương có chỉ tiêu gần nhau sẽ được xếp vào cùng một vùng"
Trong đề án cải cách tiền lương từ nay đến năm 2012 có đề xuất chính sách lương tối thiểu theo vùng. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện Khoa học Lao động - Xã hội về vấn đề này.
Trong lộ trình tăng lương tối thiểu từ nay đến năm 2012 thì trong đề án cải cách tiền lương còn đề xuất phương án phân vùng lương tối thiểu, ở góc độ nghiên cứu xin bà cho biết việc phân vùng lương tối thiểu có giúp cho tính cạnh tranh về việc làm giữa các vùng tốt hơn không?
Từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi thấy, chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn.
Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối thiểu theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng 1 loại hàng hoá.
Nhưng thưa bà, hiện chúng ta cũng đã có lương tối thiểu vùng và nó đã trở thành công cụ điều tiết như bà đã nói?
Đúng vậy, thời gian qua chúng ta đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng từng thời kỳ phải bảo đảm 3 nguyên tắc.
Thứ nhất, theo mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu được ấn định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tư trong cân đối vĩ mô.
Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu luôn giữ được sức mua thực tế.
Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị trường. Với các nguyên tắc quy định trên, vấn đề tiền lương tối thiểu theo vùng đã được đặt ra nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu tiền lương tối thiểu chung.
Tuy nhiên, thời gian qua việc áp dụng hệ số vùng chỉ được thực hiện từ năm 1992 cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), xuất phát từ việc phân bố các doanh nghiệp FDI ở các vùng trong cả nước không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Tp.HCM, Hà Nội và những nơi có điều kiện thuận lợi, hạ tầng tương đối tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu...
Đến năm 2006, sau 6 năm thực hiện, trên cơ sở mức tăng tiền công trên thị trường lao động khoảng 45%, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 28% so với tháng 7/1999 và sự tác động của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI, Chính phủ đã điều chỉnh và quy định mức lương tối thiểu theo 3 mức: 870 - 790 - 710 nghìn đồng/tháng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, từ năm 1998, đã quy định hệ số chênh lệch vùng theo 3 mức: 0,1 - 0,2 và 03 so với mức lương tối thiểu chung.
Tuy nhiên, đây chỉ là hệ số điều chỉnh tăng thêm được gắn với các điều kiện áp dụng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa phải là mức lương tối thiểu vùng quy định theo các tiêu thức nêu trên.
Nhìn chung, từ năm 1993 đến nay, mức lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp đã được quy định và điều chỉnh từng bước phù hợp với khả năng chi trả của từng loại hình doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp nhà nước hình thành việc áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp FDI đã hình thành mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, việc quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm trong các doanh nghiệp nhà nước không mang tính bắt buộc, nên việc áp dụng không đồng đều.
Vậy thưa bà, dự kiến sẽ có mấy vùng lương tối thiểu và mức lương đề xuất theo từng vùng sẽ là bao nhiêu?
Từ hệ số thu được qua các chỉ tiêu đặt ra, những địa phương có chỉ tiêu gần nhau sẽ được xếp vào cùng một vùng. Như vậy sẽ có 4 vùng lương tối thiểu khác nhau.
Vùng 1 bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu.
Vùng 2 bao gồm Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
Vùng 3 là các tỉnh, thành phố Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Huế, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, ĐồngTháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Vùng 4 là các tỉnh còn lại.
Hiện nay, có hai phương án đề xuất lương tối thiểu cho 4 vùng. Phương án 1 được xây dựng dựa trên khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng là 1,6 lần. Với khoảng cách này, mức lương tối thiểu được đề xuất cho vùng 1 đối với các doanh nghiệp trong nước trong năm nay là 582.000 đồng/tháng, vùng 2 là 549.000 đồng/tháng, vùng 3 là 541.000 đồng/tháng và vùng 4 là 518.000 đồng/tháng.
Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong năm nay, mức lương tối thiểu được đề xuất ở vùng 1 là 954.000 đồng/tháng, vùng 2 là 838.000 đồng/tháng, vùng 3 là 761.000 đồng/tháng, vùng 4 là 729.000 đồng/tháng.
Dự kiến từ nay tới năm 2010, lương tối thiểu khu vực trong nước tăng sẽ đều đặn mỗi năm 15-29% và khu vực đầu tư nước ngoài sẽ tăng đều đặn mỗi năm 3-10%.
Phương án 2 được xây dựng dựa trên khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng là 1,4 lần. Với khoảng cách này, lương tối thiểu được đề xuất cho vùng 1 khu vực trong nước năm nay là 587.000 đồng/tháng, vùng 2 là 573.000 đồng/tháng, vùng 3 là 564.000 đồng/tháng và vùng 4 là 540.000 đồng/tháng.
Khu vực đầu tư nước ngoài được đề xuất lương tối thiểu vùng 1 năm nay là 963.000 đồng/tháng, vùng 2 là 874.000 đồng/tháng, vùng 3 là 794.000 đồng/tháng và vùng 4 là 760.000 đồng/tháng.
Trong lộ trình tăng lương tối thiểu từ nay đến năm 2012 thì trong đề án cải cách tiền lương còn đề xuất phương án phân vùng lương tối thiểu, ở góc độ nghiên cứu xin bà cho biết việc phân vùng lương tối thiểu có giúp cho tính cạnh tranh về việc làm giữa các vùng tốt hơn không?
Từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi thấy, chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, tại mỗi địa phương, chi phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả hàng hoá và thói quen tiêu dùng của người lao động. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành phố lớn.
Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lương tối thiểu theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lương tối thiểu trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng 1 loại hàng hoá.
Nhưng thưa bà, hiện chúng ta cũng đã có lương tối thiểu vùng và nó đã trở thành công cụ điều tiết như bà đã nói?
Đúng vậy, thời gian qua chúng ta đã có những căn cứ pháp lý để điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng từng thời kỳ phải bảo đảm 3 nguyên tắc.
Thứ nhất, theo mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu được ấn định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tư trong cân đối vĩ mô.
Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu luôn giữ được sức mua thực tế.
Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị trường. Với các nguyên tắc quy định trên, vấn đề tiền lương tối thiểu theo vùng đã được đặt ra nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu tiền lương tối thiểu chung.
Tuy nhiên, thời gian qua việc áp dụng hệ số vùng chỉ được thực hiện từ năm 1992 cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), xuất phát từ việc phân bố các doanh nghiệp FDI ở các vùng trong cả nước không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Tp.HCM, Hà Nội và những nơi có điều kiện thuận lợi, hạ tầng tương đối tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu...
Đến năm 2006, sau 6 năm thực hiện, trên cơ sở mức tăng tiền công trên thị trường lao động khoảng 45%, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 28% so với tháng 7/1999 và sự tác động của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI, Chính phủ đã điều chỉnh và quy định mức lương tối thiểu theo 3 mức: 870 - 790 - 710 nghìn đồng/tháng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, từ năm 1998, đã quy định hệ số chênh lệch vùng theo 3 mức: 0,1 - 0,2 và 03 so với mức lương tối thiểu chung.
Tuy nhiên, đây chỉ là hệ số điều chỉnh tăng thêm được gắn với các điều kiện áp dụng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa phải là mức lương tối thiểu vùng quy định theo các tiêu thức nêu trên.
Nhìn chung, từ năm 1993 đến nay, mức lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp đã được quy định và điều chỉnh từng bước phù hợp với khả năng chi trả của từng loại hình doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp nhà nước hình thành việc áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp FDI đã hình thành mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, việc quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm trong các doanh nghiệp nhà nước không mang tính bắt buộc, nên việc áp dụng không đồng đều.
Vậy thưa bà, dự kiến sẽ có mấy vùng lương tối thiểu và mức lương đề xuất theo từng vùng sẽ là bao nhiêu?
Từ hệ số thu được qua các chỉ tiêu đặt ra, những địa phương có chỉ tiêu gần nhau sẽ được xếp vào cùng một vùng. Như vậy sẽ có 4 vùng lương tối thiểu khác nhau.
Vùng 1 bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu.
Vùng 2 bao gồm Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Khánh Hoà, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
Vùng 3 là các tỉnh, thành phố Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Huế, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, ĐồngTháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Vùng 4 là các tỉnh còn lại.
Hiện nay, có hai phương án đề xuất lương tối thiểu cho 4 vùng. Phương án 1 được xây dựng dựa trên khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng là 1,6 lần. Với khoảng cách này, mức lương tối thiểu được đề xuất cho vùng 1 đối với các doanh nghiệp trong nước trong năm nay là 582.000 đồng/tháng, vùng 2 là 549.000 đồng/tháng, vùng 3 là 541.000 đồng/tháng và vùng 4 là 518.000 đồng/tháng.
Ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong năm nay, mức lương tối thiểu được đề xuất ở vùng 1 là 954.000 đồng/tháng, vùng 2 là 838.000 đồng/tháng, vùng 3 là 761.000 đồng/tháng, vùng 4 là 729.000 đồng/tháng.
Dự kiến từ nay tới năm 2010, lương tối thiểu khu vực trong nước tăng sẽ đều đặn mỗi năm 15-29% và khu vực đầu tư nước ngoài sẽ tăng đều đặn mỗi năm 3-10%.
Phương án 2 được xây dựng dựa trên khoảng cách lương tối thiểu giữa các vùng là 1,4 lần. Với khoảng cách này, lương tối thiểu được đề xuất cho vùng 1 khu vực trong nước năm nay là 587.000 đồng/tháng, vùng 2 là 573.000 đồng/tháng, vùng 3 là 564.000 đồng/tháng và vùng 4 là 540.000 đồng/tháng.
Khu vực đầu tư nước ngoài được đề xuất lương tối thiểu vùng 1 năm nay là 963.000 đồng/tháng, vùng 2 là 874.000 đồng/tháng, vùng 3 là 794.000 đồng/tháng và vùng 4 là 760.000 đồng/tháng.