Sẽ có hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá
Cục Quản lý cạnh tranh đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam.
Số liệu từ Cục cho biết: các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã đối mặt tổng cộng 29 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. Số vụ kiện đang có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Trong khi đó, lĩnh vực này còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, tôm, da giày.
Các vụ kiện chống bán phá giá không chỉ gây tổn thất kinh tế ở các nhà sản xuất sản phẩm bị kiện mà còn lan rộng sang các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị kiện làm nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Do đó, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra đồng thời giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện này mang lại.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, hệ thống này sẽ tạo lập và duy trì cơ chế giám sát và cảnh báo tại các thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU... để phục vụ cho công tác theo dõi thị trường; tiến hành giám sát, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật, thể chế và chống bán phá giá của nước đó và đưa ra những dự báo về nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt.
Hệ thống cũng đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng chống và xử lý vụ việc sớm, tạo thế chủ động cho công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Số liệu từ Cục cho biết: các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã đối mặt tổng cộng 29 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. Số vụ kiện đang có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Trong khi đó, lĩnh vực này còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện, nhất là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, tôm, da giày.
Các vụ kiện chống bán phá giá không chỉ gây tổn thất kinh tế ở các nhà sản xuất sản phẩm bị kiện mà còn lan rộng sang các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị kiện làm nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Do đó, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra đồng thời giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện này mang lại.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, hệ thống này sẽ tạo lập và duy trì cơ chế giám sát và cảnh báo tại các thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU... để phục vụ cho công tác theo dõi thị trường; tiến hành giám sát, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật, thể chế và chống bán phá giá của nước đó và đưa ra những dự báo về nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt.
Hệ thống cũng đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng chống và xử lý vụ việc sớm, tạo thế chủ động cho công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.