Sẽ có làn sóng đầu tư thứ 2 từ Đài Loan?
Phỏng vấn ông Gary T. Tseng, Phó chủ tịch Hội đồng Xúc tiến ngoại thương Đài Loan (Taitra)
Vừa qua, đã diễn ra một hội thảo xúc tiến đầu tư giữa Hội đồng Xúc tiến ngoại thương Đài Loan (Taitra) với 5 tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc là Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương và Thái Bình.
Hội thảo này cho thấy xu hướng thâm nhập thị trường Việt Nam ngày càng nhiều của các doanh nhân Đài Loan, sau khi các doanh nhân Nhật đã tạo nên làn sóng đầu tư thứ nhất vào Việt Nam.
Báo giới đã có cuộc phỏng vấn ông Gary T. Tseng, Phó chủ tịch Taitra về chủ đề này.
Theo ông, liệu có thể có một làn sóng đầu tư thứ hai từ Đài Loan sang Việt Nam?
Chắc chắn như vậy. Chúng tôi vào Việt Nam rất sớm, từ cuối những năm 1980, và mạnh mẽ nhất là trong những năm 1990.
Đầu năm nay, tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) đã tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Một nhà đầu tư khác là Lâm Bảo (Compal), tập đoàn hàng đầu Đài Loan trong sản xuất điện thoại di động (nhất là thế hệ 3G) và laptop, cũng dự kiến đầu tư khoảng 2 - 2,5 tỷ USD vào Vĩnh Phúc.
Ông chủ tập đoàn này, một người bạn thân của tôi, cho biết giai đoạn đầu họ sẽ đầu tư chừng 500 triệu USD.
Xin ông cho biết thời điểm bắt đầu của làn sóng đầu tư thứ hai?
Chính là thời điểm hiện tại. Đài Loan cũng là một đối tác đàm phán của Việt Nam trong việc gia nhập WTO, vì vậy trong thời gian Việt Nam đàm phán, các doanh nghiệp Đài Loan theo dõi kỹ và chờ đợi. Đây là dịp để họ vào tìm cơ hội.
Vào giữa tháng 4 sẽ có một đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam, do Phòng Thương mại Đài Loan tổ chức bao gồm lãnh đạo các doanh nghiệp quan trọng, và đến cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 sẽ có một đoàn lớn thứ hai do chúng tôi tổ chức vào đây.
Trong số những doanh nghiệp tham gia đoàn, có bao nhiêu đã đầu tư ở Trung Hoa lục địa?
Khoảng một phần ba. Đối với họ, đó có thể là chính sách “Trung Quốc cộng một”, như đối với các doanh nghiệp Nhật. Mà cũng có thể là việc cân nhắc chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất sang Việt Nam, hay tìm một thị trường bổ sung cho thị trường Trung Quốc.
Hiện nay môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đang có nhiều thay đổi, chưa kể tới sự biến động của lực lượng lao động, và sự lên giá của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la. Cách khôn khéo nhất là san bớt trứng sang giỏ khác, hoặc có khi chuyển giỏ luôn, trong một tầm nhìn về sự phát triển dài hạn.
Theo ông, các doanh nghiệp Đài Loan quan tâm nhiều đến phía nam hay phía bắc Việt Nam?
Chúng tôi đã có mặt ở miền Nam từ 20 năm nay với khoảng 3.000 doanh nghiệp, chủ yếu là vừa và nhỏ. Còn ở miền Trung hay miền Bắc thì ít doanh nghiệp.
Tôi tin rằng đối với những ngành như bán dẫn, công nghệ thông tin - viễn thông, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ đầu tư chủ yếu vào phía Bắc. Đơn giản bởi vì miền Bắc gần với vùng Hoa Nam hơn, tiện liên kết với các cơ sở sản xuất của họ bên đó trong một mạng lưới, và dễ dàng hơn cho việc cung ứng.
Những điểm gì các doanh nghiệp Đài Loan quan tâm nhất trong chuyến đi này?
Điều kiện về nguồn nhân lực, nhất là chuyện không có đình công, hoặc đình công diễn ra đúng luật, có báo trước. Rồi chính sách thuế, thủ tục hải quan... Thương trường là chiến trường, và để có thể chiến thắng anh phải tìm hiểu kỹ mọi yếu tố liên quan đến sự thành bại.
Theo ông, Việt Nam hiện nay có những bất lợi gì?
Chúng tôi vào Việt Nam vì những lợi thế chứ không phải vì những bất lợi. Một bất lợi duy nhất, nhưng lại mất nhiều năm mới giải quyết được, là sự kém phát triển của hạ tầng.
Các doanh nghiệp Đài Loan có quan tâm đến lĩnh vực hạ tầng?
Chúng tôi đã có những nhà phát triển hạ tầng tại Việt Nam, như tập đoàn FIDC đã phát triển khu công nghiệp Mỹ Xuân ở Vũng Tàu và đang phát triển một khu nữa ở Vĩnh Phúc.
Hội thảo này cho thấy xu hướng thâm nhập thị trường Việt Nam ngày càng nhiều của các doanh nhân Đài Loan, sau khi các doanh nhân Nhật đã tạo nên làn sóng đầu tư thứ nhất vào Việt Nam.
Báo giới đã có cuộc phỏng vấn ông Gary T. Tseng, Phó chủ tịch Taitra về chủ đề này.
Theo ông, liệu có thể có một làn sóng đầu tư thứ hai từ Đài Loan sang Việt Nam?
Chắc chắn như vậy. Chúng tôi vào Việt Nam rất sớm, từ cuối những năm 1980, và mạnh mẽ nhất là trong những năm 1990.
Đầu năm nay, tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) đã tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Một nhà đầu tư khác là Lâm Bảo (Compal), tập đoàn hàng đầu Đài Loan trong sản xuất điện thoại di động (nhất là thế hệ 3G) và laptop, cũng dự kiến đầu tư khoảng 2 - 2,5 tỷ USD vào Vĩnh Phúc.
Ông chủ tập đoàn này, một người bạn thân của tôi, cho biết giai đoạn đầu họ sẽ đầu tư chừng 500 triệu USD.
Xin ông cho biết thời điểm bắt đầu của làn sóng đầu tư thứ hai?
Chính là thời điểm hiện tại. Đài Loan cũng là một đối tác đàm phán của Việt Nam trong việc gia nhập WTO, vì vậy trong thời gian Việt Nam đàm phán, các doanh nghiệp Đài Loan theo dõi kỹ và chờ đợi. Đây là dịp để họ vào tìm cơ hội.
Vào giữa tháng 4 sẽ có một đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam, do Phòng Thương mại Đài Loan tổ chức bao gồm lãnh đạo các doanh nghiệp quan trọng, và đến cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 sẽ có một đoàn lớn thứ hai do chúng tôi tổ chức vào đây.
Trong số những doanh nghiệp tham gia đoàn, có bao nhiêu đã đầu tư ở Trung Hoa lục địa?
Khoảng một phần ba. Đối với họ, đó có thể là chính sách “Trung Quốc cộng một”, như đối với các doanh nghiệp Nhật. Mà cũng có thể là việc cân nhắc chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất sang Việt Nam, hay tìm một thị trường bổ sung cho thị trường Trung Quốc.
Hiện nay môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đang có nhiều thay đổi, chưa kể tới sự biến động của lực lượng lao động, và sự lên giá của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la. Cách khôn khéo nhất là san bớt trứng sang giỏ khác, hoặc có khi chuyển giỏ luôn, trong một tầm nhìn về sự phát triển dài hạn.
Theo ông, các doanh nghiệp Đài Loan quan tâm nhiều đến phía nam hay phía bắc Việt Nam?
Chúng tôi đã có mặt ở miền Nam từ 20 năm nay với khoảng 3.000 doanh nghiệp, chủ yếu là vừa và nhỏ. Còn ở miền Trung hay miền Bắc thì ít doanh nghiệp.
Tôi tin rằng đối với những ngành như bán dẫn, công nghệ thông tin - viễn thông, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ đầu tư chủ yếu vào phía Bắc. Đơn giản bởi vì miền Bắc gần với vùng Hoa Nam hơn, tiện liên kết với các cơ sở sản xuất của họ bên đó trong một mạng lưới, và dễ dàng hơn cho việc cung ứng.
Những điểm gì các doanh nghiệp Đài Loan quan tâm nhất trong chuyến đi này?
Điều kiện về nguồn nhân lực, nhất là chuyện không có đình công, hoặc đình công diễn ra đúng luật, có báo trước. Rồi chính sách thuế, thủ tục hải quan... Thương trường là chiến trường, và để có thể chiến thắng anh phải tìm hiểu kỹ mọi yếu tố liên quan đến sự thành bại.
Theo ông, Việt Nam hiện nay có những bất lợi gì?
Chúng tôi vào Việt Nam vì những lợi thế chứ không phải vì những bất lợi. Một bất lợi duy nhất, nhưng lại mất nhiều năm mới giải quyết được, là sự kém phát triển của hạ tầng.
Các doanh nghiệp Đài Loan có quan tâm đến lĩnh vực hạ tầng?
Chúng tôi đã có những nhà phát triển hạ tầng tại Việt Nam, như tập đoàn FIDC đã phát triển khu công nghiệp Mỹ Xuân ở Vũng Tàu và đang phát triển một khu nữa ở Vĩnh Phúc.