“Sẽ đấu thầu ngân hàng chỉ định thanh toán”
Việc đấu thầu ngân hàng chỉ định thanh toán cho Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM có thể sẽ được thực hiện hàng năm
Theo ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, để tránh tình trạng tập trung tài khoản đấu giá cổ phần vào một đầu mối nhà băng như lâu nay, Trung tâm sẽ tiến tới thực hiện đấu thầu ngân hàng chỉ định thanh toán mỗi năm một lần.
>>Thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần có vội vàng?
Vì sao đầu tháng 8, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quyết định chuyển tài khoản đấu giá cổ phần lần đầu từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) sang Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)?
Hiện Trung tâm có rất nhiều dịch vụ thu phí như bán bản tin, thu từ các công ty niêm yết, phí cung cấp các dịch vụ thông tin... Trong đó có phí tổ chức đấu giá. Số tiền thu được từ các hoạt động này thường tập trung ở tài khoản của Trung tâm tại BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Vietcombank chi nhánh Tp.HCM, nhiều nhất là ở BIDV.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thông suốt và kịp thời cho hoạt động của Trung tâm chứng khoán, Trung tâm quyết định mở thêm tài khoản tại Sacombank. Việc mở thêm này không có nghĩa là từ nay đấu giá sẽ quy về một mối mà những đợt đấu giá lớn, rất có thể Trung tâm sẽ yêu cầu các đại lý chuyển về tài khoản tại BIDV.
Vậy tài khoản của Trung tâm tại BIDV sẽ hoạt động như thế nào?
Tài khoản tại BIDV vẫn hoạt động bình thường. Hiện Trung tâm vẫn còn gửi vài trăm tỷ đồng tại đây. Tính chung, BIDV đang giữ đến hàng chục nghìn tỷ đồng vốn của cả thị trường.
Đấu giá là một hoạt động nhỏ và rất không thường xuyên, mặt khác, từ khi ban hành quyết định đến nay chưa hề có một cuộc đấu giá nào diễn ra. Tôi cho rằng mọi ngân hàng đều có quyền bình đẳng như nhau, không thể nói rằng ngân hàng thương mại cổ phần không thể nhận tiền cọc đấu giá hay làm đổ vỡ thị trường.
BIDV bất bình chẳng qua là vì mất đi một món lợi tiền gửi mà nhà băng này nghĩ rằng đương nhiên mình được hưởng.
Tôi khẳng định rằng Trung tâm giao dịch có quyền chọn ngân hàng nào cung cấp dịch vụ và có công nghệ tốt nhất. Việc này không liên quan đến vai trò ngân hàng chỉ định thanh toán.
Ý định chuyển tài khoản từ BIDV sang một ngân hàng khác của Trung tâm thai nghén từ bao giờ?
Trung tâm đã dự tính chuyện này từ rất lâu nhưng đến bây giờ mới có thể tiến hành. Theo Nghị định 43 của Chính phủ về đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, Trung tâm có quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, trong đó có quy định việc mở tài khoản tại Ngân hàng.
Việc mở tài khoản là để phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động của Trung tâm. Trong đó, có thêm tài khoản theo dõi hoạt động đấu giá là theo đúng quy định. Còn việc mở tại ngân hàng nào là quyền của Trung tâm. Tôi đã công văn trả lời Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán về vấn đề này.
Ở nước ngoài có mô hình ngân hàng chỉ định thanh toán hay không?
Nước ngoài không có mô hình thanh toán như Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm đang xây dựng đề án trình Thủ tướng cho phép chuyển tiền từ tài khoản của BIDV về Ngân hàng Nhà nước và thực hiện đấu thầu ngân hàng chỉ định thanh toán một năm một lần, chứ không tập trung về một mối như hiện nay.
>>Thay đổi tài khoản đấu giá cổ phần có vội vàng?
Vì sao đầu tháng 8, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quyết định chuyển tài khoản đấu giá cổ phần lần đầu từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) sang Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)?
Hiện Trung tâm có rất nhiều dịch vụ thu phí như bán bản tin, thu từ các công ty niêm yết, phí cung cấp các dịch vụ thông tin... Trong đó có phí tổ chức đấu giá. Số tiền thu được từ các hoạt động này thường tập trung ở tài khoản của Trung tâm tại BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Vietcombank chi nhánh Tp.HCM, nhiều nhất là ở BIDV.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thông suốt và kịp thời cho hoạt động của Trung tâm chứng khoán, Trung tâm quyết định mở thêm tài khoản tại Sacombank. Việc mở thêm này không có nghĩa là từ nay đấu giá sẽ quy về một mối mà những đợt đấu giá lớn, rất có thể Trung tâm sẽ yêu cầu các đại lý chuyển về tài khoản tại BIDV.
Vậy tài khoản của Trung tâm tại BIDV sẽ hoạt động như thế nào?
Tài khoản tại BIDV vẫn hoạt động bình thường. Hiện Trung tâm vẫn còn gửi vài trăm tỷ đồng tại đây. Tính chung, BIDV đang giữ đến hàng chục nghìn tỷ đồng vốn của cả thị trường.
Đấu giá là một hoạt động nhỏ và rất không thường xuyên, mặt khác, từ khi ban hành quyết định đến nay chưa hề có một cuộc đấu giá nào diễn ra. Tôi cho rằng mọi ngân hàng đều có quyền bình đẳng như nhau, không thể nói rằng ngân hàng thương mại cổ phần không thể nhận tiền cọc đấu giá hay làm đổ vỡ thị trường.
BIDV bất bình chẳng qua là vì mất đi một món lợi tiền gửi mà nhà băng này nghĩ rằng đương nhiên mình được hưởng.
Tôi khẳng định rằng Trung tâm giao dịch có quyền chọn ngân hàng nào cung cấp dịch vụ và có công nghệ tốt nhất. Việc này không liên quan đến vai trò ngân hàng chỉ định thanh toán.
Ý định chuyển tài khoản từ BIDV sang một ngân hàng khác của Trung tâm thai nghén từ bao giờ?
Trung tâm đã dự tính chuyện này từ rất lâu nhưng đến bây giờ mới có thể tiến hành. Theo Nghị định 43 của Chính phủ về đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, Trung tâm có quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, trong đó có quy định việc mở tài khoản tại Ngân hàng.
Việc mở tài khoản là để phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động của Trung tâm. Trong đó, có thêm tài khoản theo dõi hoạt động đấu giá là theo đúng quy định. Còn việc mở tại ngân hàng nào là quyền của Trung tâm. Tôi đã công văn trả lời Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán về vấn đề này.
Ở nước ngoài có mô hình ngân hàng chỉ định thanh toán hay không?
Nước ngoài không có mô hình thanh toán như Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm đang xây dựng đề án trình Thủ tướng cho phép chuyển tiền từ tài khoản của BIDV về Ngân hàng Nhà nước và thực hiện đấu thầu ngân hàng chỉ định thanh toán một năm một lần, chứ không tập trung về một mối như hiện nay.