Sẽ hạ lãi suất cơ bản?
Nhận định của Ngân hàng ANZ về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
“Từ lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương rất hăng hái trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ”.
Đó là nhận định của Ngân hàng ANZ trong báo cáo mới nhất ngày 13/5 về kinh tế Việt Nam.
Tháng 2/2009, Ngân hàng Nhà nước tạm thời dừng việc nới lỏng tiền tệ, khi Chính phủ đưa ra chương trình hỗ trợ lãi suất 4% thông qua các khoản cho vay của ngân hàng. Vào tháng 4/2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thấp lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu lần lượt còn 7%, 5%.
Áp lực tăng lãi suất
Phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ trong tháng 4 lại không thành công, các chủ thể tham giá đấu thầu đều yêu cầu mức lợi tức cao hơn mức 7,6% do Nhà nước ấn định khoảng gần 200 điểm cơ bản cho loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm.
Đợt huy động vốn theo hình thức này trong tháng 4 không thành công và chỉ một phần đáp ứng được mục tiêu phát hành trong đợt đấu thầu tháng 3.
Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ được đưa ra vào tháng 2 và mở rộng trong tháng 4 nhằm kích thích nhu cầu trong nước, đã gây áp lực cho lãi suất trên thị trường.
Theo đó, các ngân hàng trong nước phải nâng lãi suất tiền gửi VND để huy động thêm vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay đang gia tăng.
Tính đến 10/4, các ngân hàng đã cho vay được 218 nghìn tỷ đồng (12,4 tỷ USD), trong khi, mục tiêu của Chính phủ sẽ là giải ngân 420 nghìn tỷ đồng trong năm 2009, xét một cách tổng quát, chương trình hỗ trợ này đã làm gia tăng áp lực về lãi tiền gửi để đáp ứng nhu cầu cho vay 200 nghìn tỷ đồng còn lại.
Khả năng nới lỏng tiền tệ
Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước hăng hái nới lỏng chính sách tiền tệ, lạm phát vẫn sụt giảm mạnh, và đẩy lãi suất thực giảm theo, trở về với mức cuối năm 2007.
Vì vậy, ANZ dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản xuống 6,5% vào giữa năm nay, để đảm bảo rằng các điều kiện tiền tệ là đủ thuận lợi để hỗ trợ sự hồi phục tăng trưởng trong năm 2009.
Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc vào sức mạnh của các yếu tố trong nước. Các dấu hiệu hồi phục càng mạnh mẽ, khả năng cắt giảm lãi suất càng ít. ANZ cũng nhấn mạnh rằng, việc cắt giảm lãi suất sẽ có lợi trong việc giảm chi phí vay của Chính phủ.
ANZ dự đoán, một công cụ khác để hỗ trợ sự phục hồi của các yếu tố nội lực nền kinh tế, là các cơ quan chức năng sẽ duy trì đồng tiền yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
Mặc dù cán cân thương mại đánh dấu một mức thặng dư ít ỏi kỷ lục trong quý 1/2009 do tốc độ sụt giảm nhập khẩu nhanh hơn so với xuất khẩu cũng như hiện tượng xuất khẩu vàng. Mô hình này sẽ không tiếp tục diễn ra khi có lực kéo từ động cơ tăng trưởng.
Thêm vào đó, những điều kiện thuận lợi từ sự suy giảm giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ biến mất trong nửa cuối năm nay. Áp lực trên cán cân thanh toán gia tăng, cam kết FDI giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 342 triệu USD trong tháng 4.
Đồng thời, nhu cầu về đồng USD đã tăng mạnh trên thị trường phi chính thức đã đẩy tỷ giá USD/VND lên cao.
Nhu cầu ngoại tệ của các nhà nhập khẩu và các chủ thể kinh doanh vàng tăng cao. Các nhà nhập khẩu đã chuyển sang tìm kiếm nguồn ngoại tệ từ thị trường bên ngoài bởi vì các ngân hàng không có đủ USD để bán, và các nhà xuất khẩu vẫn muốn để tài khoản tiền gửi tại ngân hàng bằng đồng USD.
Tuy nhiên, phải có sự hỗ trợ theo một cách nào đấy vì “chúng tôi không tin rằng thực tế khó khăn hiện nay có thể được tháo gỡ mà không có sự hỗ trợ”, báo cáo viết.
Vì vậy, các cơ quan chức năng có thể thực hiện chính sách đồng VND yếu hơn, như một cách giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu đồng USD trên thị trường trong nước, đồng thời, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Sự lựa chọn này cũng góp phần giữ được lượng dự trữ ngoại hối khiêm tốn của Việt Nam.
Mặc dù đồng USD đang suy yếu cùng với những tín hiệu phục hồi ban đầu của khu vực tài chính và nền kinh tế thế giới, ANZ cho rằng rất có khả năng VND tiếp tục hạ giá trong năm nay.
Đó là nhận định của Ngân hàng ANZ trong báo cáo mới nhất ngày 13/5 về kinh tế Việt Nam.
Tháng 2/2009, Ngân hàng Nhà nước tạm thời dừng việc nới lỏng tiền tệ, khi Chính phủ đưa ra chương trình hỗ trợ lãi suất 4% thông qua các khoản cho vay của ngân hàng. Vào tháng 4/2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thấp lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu lần lượt còn 7%, 5%.
Áp lực tăng lãi suất
Phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ trong tháng 4 lại không thành công, các chủ thể tham giá đấu thầu đều yêu cầu mức lợi tức cao hơn mức 7,6% do Nhà nước ấn định khoảng gần 200 điểm cơ bản cho loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm.
Đợt huy động vốn theo hình thức này trong tháng 4 không thành công và chỉ một phần đáp ứng được mục tiêu phát hành trong đợt đấu thầu tháng 3.
Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ được đưa ra vào tháng 2 và mở rộng trong tháng 4 nhằm kích thích nhu cầu trong nước, đã gây áp lực cho lãi suất trên thị trường.
Theo đó, các ngân hàng trong nước phải nâng lãi suất tiền gửi VND để huy động thêm vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay đang gia tăng.
Tính đến 10/4, các ngân hàng đã cho vay được 218 nghìn tỷ đồng (12,4 tỷ USD), trong khi, mục tiêu của Chính phủ sẽ là giải ngân 420 nghìn tỷ đồng trong năm 2009, xét một cách tổng quát, chương trình hỗ trợ này đã làm gia tăng áp lực về lãi tiền gửi để đáp ứng nhu cầu cho vay 200 nghìn tỷ đồng còn lại.
Khả năng nới lỏng tiền tệ
Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước hăng hái nới lỏng chính sách tiền tệ, lạm phát vẫn sụt giảm mạnh, và đẩy lãi suất thực giảm theo, trở về với mức cuối năm 2007.
Vì vậy, ANZ dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản xuống 6,5% vào giữa năm nay, để đảm bảo rằng các điều kiện tiền tệ là đủ thuận lợi để hỗ trợ sự hồi phục tăng trưởng trong năm 2009.
Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc vào sức mạnh của các yếu tố trong nước. Các dấu hiệu hồi phục càng mạnh mẽ, khả năng cắt giảm lãi suất càng ít. ANZ cũng nhấn mạnh rằng, việc cắt giảm lãi suất sẽ có lợi trong việc giảm chi phí vay của Chính phủ.
ANZ dự đoán, một công cụ khác để hỗ trợ sự phục hồi của các yếu tố nội lực nền kinh tế, là các cơ quan chức năng sẽ duy trì đồng tiền yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
Mặc dù cán cân thương mại đánh dấu một mức thặng dư ít ỏi kỷ lục trong quý 1/2009 do tốc độ sụt giảm nhập khẩu nhanh hơn so với xuất khẩu cũng như hiện tượng xuất khẩu vàng. Mô hình này sẽ không tiếp tục diễn ra khi có lực kéo từ động cơ tăng trưởng.
Thêm vào đó, những điều kiện thuận lợi từ sự suy giảm giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ biến mất trong nửa cuối năm nay. Áp lực trên cán cân thanh toán gia tăng, cam kết FDI giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 342 triệu USD trong tháng 4.
Đồng thời, nhu cầu về đồng USD đã tăng mạnh trên thị trường phi chính thức đã đẩy tỷ giá USD/VND lên cao.
Nhu cầu ngoại tệ của các nhà nhập khẩu và các chủ thể kinh doanh vàng tăng cao. Các nhà nhập khẩu đã chuyển sang tìm kiếm nguồn ngoại tệ từ thị trường bên ngoài bởi vì các ngân hàng không có đủ USD để bán, và các nhà xuất khẩu vẫn muốn để tài khoản tiền gửi tại ngân hàng bằng đồng USD.
Tuy nhiên, phải có sự hỗ trợ theo một cách nào đấy vì “chúng tôi không tin rằng thực tế khó khăn hiện nay có thể được tháo gỡ mà không có sự hỗ trợ”, báo cáo viết.
Vì vậy, các cơ quan chức năng có thể thực hiện chính sách đồng VND yếu hơn, như một cách giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu đồng USD trên thị trường trong nước, đồng thời, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Sự lựa chọn này cũng góp phần giữ được lượng dự trữ ngoại hối khiêm tốn của Việt Nam.
Mặc dù đồng USD đang suy yếu cùng với những tín hiệu phục hồi ban đầu của khu vực tài chính và nền kinh tế thế giới, ANZ cho rằng rất có khả năng VND tiếp tục hạ giá trong năm nay.