Sẽ hạ mục tiêu xuất khẩu, giảm - giãn thuế thu nhập doanh nghiệp?
Sau thông tin có thể điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2009 xuống 5%, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu chỉ 3% cũng được tính đến
Bộ Công Thương đã cơ bản hoàn thành đề án đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010 để trình Chính phủ phê duyệt.
Tại đề án này, một điểm đáng chú ý là mục tiêu xuất khẩu đã được điều chỉnh từ mức tăng trưởng 13% như dự kiến hồi đầu năm, xuống chỉ còn 3% trong năm 2009 này.
Từ cuối năm ngoái, để thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án phấn đấu thực hiện tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 đạt 13%, bình quân 14,5%/năm giai đoạn 2009-2010. Tuy nhiên, những diễn biến xấu đi trong quý 1/2009 đã "buộc" Bộ phải có nhìn nhận khác đi.
Giữa muôn trùng vây!
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng các nước đã tác động mạnh đến thanh toán quốc tế, khiến cho hoạt động thương mại bị ảnh hưởng nặng nề. Ở trong nước, rất nhiều doanh nghiệp phải đối phó với tình trạng khó khăn khi khách hàng nhập khẩu chuyển sang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng hoặc ngưng đặt hàng.
Chất thêm khó khăn lên vai doanh nghiệp, cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm. Và xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, đồ gỗ, thủy sản và khoáng sản của Việt Nam đã được lợi về giá trong năm 2008, thì nay, do nhu cầu sụt giảm mạnh sẽ dẫn tới giảm về giá trị trong năm 2009, ước khoảng từ 30-40%, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Trong khi đó, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá... Tính riêng dầu thô xuất khẩu, lượng sẽ giảm 3,5-4 triệu tấn vào năm nay và 5-6 triệu tấn vào năm 2010, do phải phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Bộ Công Thương cho rằng, “nếu tính theo giá bình quân xuất khẩu dầu thô năm 2008 thì lượng giảm này tương đương giảm kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD, bằng khoảng 9-10% kim ngạch xuất khẩu”.
Với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Hiện lãi suất cơ bản của Việt Nam ở mức 8,5%, trong khi lãi suất cơ bản tại Mỹ hiện chỉ ở mức 0,25%, Trung Quốc là 5%, Nhật Bản chỉ 0,1%.
Về phía các đối tác nhập khẩu hàng Việt Nam, năm 2009, Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc, tạo ra cạnh tranh lớn với hàng Việt Nam, đưa đến nguy cơ hàng dệt may bị thu hẹp thị trường. EU cũng đã không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn nữa, nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ cũng được các nước dựng lên, như Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ (Farm Bill 2008), yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến cá tra, ba sa… từ các nước xuất khẩu; Đạo luật Lacey tại Mỹ cũng bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay, đã thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ...
Tại các nước EU, Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) đã đặt ra yêu cầu kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc; hay Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng Châu Âu (EC) đã thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt kinh doanh cá bất hợp pháp…
Thiếu cơ sở cho kịch bản một?
Nhìn lại kịch bản được đưa ra trước đó, nay Bộ Công Thương nhận định rằng: “Mục tiêu thực hiện thì như vậy, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu cụ thể của năm 2009 và 2010 đặt ra trên cơ sở số liệu nào, cơ sở dự báo nào… và sẽ là bao nhiêu để có tính khả thi thì còn phải xem xét thêm một số yếu tố, cụ thể là tình hình thị trường thế giới và quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng hàng hóa xuất khẩu năm 2009 là không thuận”.
Diễn giải một cách cụ thể hơn, Bộ Công Thương cho rằng việc tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD là một kết quả tích cực, nhưng cũng chứa đựng sự thiếu bền vững, do giá hàng hóa năm 2008 đã tăng đột biến,mang nặng tính đầu cơ, và việc tăng mạnh tái xuất một số mặt hàng.
Nếu loại trừ hai yếu tố này thì năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thực chỉ còn 57 tỷ USD, tăng 17%; trong đó tăng giá “trái quy luật” khoảng 4 tỷ USD và tăng do tái xuất hàng hóa nhập khẩu như sắt thép, kim loại quý, phân bón, xăng dầu… khoảng 2 tỷ USD.
Vì vậy, nếu như không xuất hiện những yếu tố mới thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 khó tăng được nhiều hơn so với năm 2008, bản đề án phân tích.
Sau khi rà soát cụ thể từng mặt hàng, nhóm hàng, thị trường, Bộ Công Thương ước tính khả năng tăng trưởng bình quân chỉ khoảng 10%/năm cho giai đoạn 2009-2010, trong đó, riêng năm 2009 chỉ tăng trưởng 3% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với năm 2008.
Trái với kịch bản số một, giả định giá dầu thô bình quân cả năm ở mức trên 70 USD/thùng và và tình hình khủng hoảng tài chính thế giới được cải thiện từ quý 2/2009, lần này, Bộ Công Thương đã tỏ ra “thận trọng” hơn.
Giả định cho kịch bản thứ hai được tính toán với giá dầu thô điều chỉnh ở mức 50 USD/thùng, giá cả các loại hàng hóa khác giữ ở mức bình quân của quý 4/2008 và “tình hình khủng hoảng tài chính chưa được cải thiện so với hiện nay”.
Kiến nghị giảm, giãn thuế
Không chỉ hạ chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm nay từ 13% xuống 3%, với kịch bản mới, nhiều giải pháp thúc đẩy tăng xuất khẩu cũng được Bộ Công Thương tính đến.
Thứ nhất, về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, Bộ Công Thương kiến nghị thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản của một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn và sản xuất tập trung như: lúa gạo, thủy sản… nhằm duy trì phát triển sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan; hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản... để giúp nông dân giảm thất thoát, tiêu thụ hiệu quả nông sản hàng hoá.
Đồng thời, vừa tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, vừa tận dụng lợi thế từ các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
Thúc đẩy sớm việc ký kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Úc, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời, xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.
Thứ hai, về chính sách tài chính, Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của một số đối tượng doanh nghiệp.
Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán.
Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước; giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí.
Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí....). Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Quy định rõ và phù hợp tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu.
Thứ ba, về chính sách tiền tệ, Bộ Công Thương kiến nghị có các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp; tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường…
Bộ Công Thương cũng kiến nghị xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn; thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Về các giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương cũng kiến nghị xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu; thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan; hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng phục vụ xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất xuất khẩu; và nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng…
Tại đề án này, một điểm đáng chú ý là mục tiêu xuất khẩu đã được điều chỉnh từ mức tăng trưởng 13% như dự kiến hồi đầu năm, xuống chỉ còn 3% trong năm 2009 này.
Từ cuối năm ngoái, để thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án phấn đấu thực hiện tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 đạt 13%, bình quân 14,5%/năm giai đoạn 2009-2010. Tuy nhiên, những diễn biến xấu đi trong quý 1/2009 đã "buộc" Bộ phải có nhìn nhận khác đi.
Giữa muôn trùng vây!
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng các nước đã tác động mạnh đến thanh toán quốc tế, khiến cho hoạt động thương mại bị ảnh hưởng nặng nề. Ở trong nước, rất nhiều doanh nghiệp phải đối phó với tình trạng khó khăn khi khách hàng nhập khẩu chuyển sang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng hoặc ngưng đặt hàng.
Chất thêm khó khăn lên vai doanh nghiệp, cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm. Và xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, đồ gỗ, thủy sản và khoáng sản của Việt Nam đã được lợi về giá trong năm 2008, thì nay, do nhu cầu sụt giảm mạnh sẽ dẫn tới giảm về giá trị trong năm 2009, ước khoảng từ 30-40%, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Trong khi đó, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá... Tính riêng dầu thô xuất khẩu, lượng sẽ giảm 3,5-4 triệu tấn vào năm nay và 5-6 triệu tấn vào năm 2010, do phải phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Bộ Công Thương cho rằng, “nếu tính theo giá bình quân xuất khẩu dầu thô năm 2008 thì lượng giảm này tương đương giảm kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD, bằng khoảng 9-10% kim ngạch xuất khẩu”.
Với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Hiện lãi suất cơ bản của Việt Nam ở mức 8,5%, trong khi lãi suất cơ bản tại Mỹ hiện chỉ ở mức 0,25%, Trung Quốc là 5%, Nhật Bản chỉ 0,1%.
Về phía các đối tác nhập khẩu hàng Việt Nam, năm 2009, Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc, tạo ra cạnh tranh lớn với hàng Việt Nam, đưa đến nguy cơ hàng dệt may bị thu hẹp thị trường. EU cũng đã không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam.
Hơn nữa, nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ cũng được các nước dựng lên, như Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ (Farm Bill 2008), yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến cá tra, ba sa… từ các nước xuất khẩu; Đạo luật Lacey tại Mỹ cũng bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay, đã thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ...
Tại các nước EU, Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) đã đặt ra yêu cầu kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc; hay Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng Châu Âu (EC) đã thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt kinh doanh cá bất hợp pháp…
Nội dung | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2009-2010 | ||||
Trị giá | Tăng | Trị giá | Tăng | Trị giá | Tăng | Trị giá | Tăng | |
Tổng số | 62.685 | 29,1 | 64.550 | 3,0 | 75.520 | 17,0 | 140.070 | 10,0 |
1. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản | 12.895 | 30,0 | 11.000 | - 14,7 | 12.430 | 13,0 | 23.430 | - 0,8 |
2. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản | 11.745 | 23,8 | 5.400 | - 54,0 | 6.100 | 13,0 | 11.500 | - 20,5 |
3. Nhóm chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ | 38.045 | 30,5 | 48.150 | 26,6 | 56.990 | 18,4 | 105.140 | 22,5 |
Nguồn: Bộ Công Thương - Đơn vị tính: Kim ngạch triệu USD; tăng % |
Thiếu cơ sở cho kịch bản một?
Nhìn lại kịch bản được đưa ra trước đó, nay Bộ Công Thương nhận định rằng: “Mục tiêu thực hiện thì như vậy, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu cụ thể của năm 2009 và 2010 đặt ra trên cơ sở số liệu nào, cơ sở dự báo nào… và sẽ là bao nhiêu để có tính khả thi thì còn phải xem xét thêm một số yếu tố, cụ thể là tình hình thị trường thế giới và quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng hàng hóa xuất khẩu năm 2009 là không thuận”.
Diễn giải một cách cụ thể hơn, Bộ Công Thương cho rằng việc tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD là một kết quả tích cực, nhưng cũng chứa đựng sự thiếu bền vững, do giá hàng hóa năm 2008 đã tăng đột biến,mang nặng tính đầu cơ, và việc tăng mạnh tái xuất một số mặt hàng.
Nếu loại trừ hai yếu tố này thì năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thực chỉ còn 57 tỷ USD, tăng 17%; trong đó tăng giá “trái quy luật” khoảng 4 tỷ USD và tăng do tái xuất hàng hóa nhập khẩu như sắt thép, kim loại quý, phân bón, xăng dầu… khoảng 2 tỷ USD.
Vì vậy, nếu như không xuất hiện những yếu tố mới thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 khó tăng được nhiều hơn so với năm 2008, bản đề án phân tích.
Sau khi rà soát cụ thể từng mặt hàng, nhóm hàng, thị trường, Bộ Công Thương ước tính khả năng tăng trưởng bình quân chỉ khoảng 10%/năm cho giai đoạn 2009-2010, trong đó, riêng năm 2009 chỉ tăng trưởng 3% về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với năm 2008.
Trái với kịch bản số một, giả định giá dầu thô bình quân cả năm ở mức trên 70 USD/thùng và và tình hình khủng hoảng tài chính thế giới được cải thiện từ quý 2/2009, lần này, Bộ Công Thương đã tỏ ra “thận trọng” hơn.
Giả định cho kịch bản thứ hai được tính toán với giá dầu thô điều chỉnh ở mức 50 USD/thùng, giá cả các loại hàng hóa khác giữ ở mức bình quân của quý 4/2008 và “tình hình khủng hoảng tài chính chưa được cải thiện so với hiện nay”.
Kiến nghị giảm, giãn thuế
Không chỉ hạ chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm nay từ 13% xuống 3%, với kịch bản mới, nhiều giải pháp thúc đẩy tăng xuất khẩu cũng được Bộ Công Thương tính đến.
Thứ nhất, về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, Bộ Công Thương kiến nghị thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, trước hết là việc tiêu thụ nông sản của một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn và sản xuất tập trung như: lúa gạo, thủy sản… nhằm duy trì phát triển sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan; hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản... để giúp nông dân giảm thất thoát, tiêu thụ hiệu quả nông sản hàng hoá.
Đồng thời, vừa tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, vừa tận dụng lợi thế từ các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
Thúc đẩy sớm việc ký kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Úc, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời, xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.
Thứ hai, về chính sách tài chính, Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của một số đối tượng doanh nghiệp.
Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán.
Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước; giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí.
Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí....). Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Quy định rõ và phù hợp tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu.
Thứ ba, về chính sách tiền tệ, Bộ Công Thương kiến nghị có các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp; tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường…
Bộ Công Thương cũng kiến nghị xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn; thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Về các giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương cũng kiến nghị xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu; thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan; hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng phục vụ xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất xuất khẩu; và nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng…