“Sẽ hỗ trợ xuất khẩu khi lãi suất USD giảm”
"Về nguyên tắc, khi đồng USD yếu đi thì VND tăng giá và xuất khẩu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng"
Hỏi chuyện TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước).
Để cứu vãn nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện cú cắt giảm lãi suất 0,5%, vượt xa dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới. Thưa ông, vì sao FED thực hiện cắt giảm và điều này tác động tới kinh tế thế giới như thế nào?
Sở dĩ FED phải làm như thế là vì FED e ngại rằng, nếu lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại. Cũng có thể, FED cho rằng, vấn đề lạm phát không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Đó là một trong những quyết định quan trọng, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế Mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mỹ là nước nhập khẩu chủ chốt của nhiều quốc gia đang phát triển. Một số người đã nói rằng, “thâm hụt thương mại của Mỹ là thặng dư thương mại của các nước khác”, đặc biệt là các nước phát triển châu Á. Vì vậy, hành động đó của FED cho phép chúng ta hy vọng dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm tới của IMF sẽ khả quan hơn.
Một lý do khác nữa để FED làm như vậy là vì tác động nhất định của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bằng tài sản là bất động sản ở Mỹ. Phải thấy là FED và các ngân hàng trung ương các nước đã tốn hàng trăm tỷ USD để bơm vào thị trường nhằm khôi phục thị trường chứng khoán và làm lành mạnh hoá thị trường tài chính. Bơm tiền xong rồi vẫn cảm thấy chưa ổn thì hạ lãi suất chiết khấu cũng chưa thật yên tâm.
Cách đây 2 tuần, nhiều người dự đoán FED sẽ hạ lãi suất thị trường vốn liên bang và quả nhiên như vậy. Động thái này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng mà còn khắc phục triệt để cú sốc cho vay thế chấp bằng bất động sản tại Mỹ. Đó cũng là một thông điệp gửi tới hệ thống tài chính Mỹ và của các nước khác rằng: cho vay bằng thế chấp bất động sản sẽ vượt qua cú sốc và phát triển ổn định hơn. Nhờ đó, thị trường bất động sản sẽ không suy giảm như nhiều người vẫn tưởng.
Các ngân hàng lớn trên thế giới như ngân hàng châu Âu, Nhật Bản... sẽ phản ứng ra sao?
Tôi cũng khá ngạc nhiên khi FED giảm đột ngột lãi suất 0,5% và với tư cách một công cụ hỗ trợ tăng trưởng thì sự tác động của chúng tương đối lớn. Cũng có thể vì lý do đó mà các Ngân hàng Trung ương châu Âu, Nhật Bản sẽ phải có những phản ứng thích hợp vì họ thấy đồng USD yếu thì có lợi cho xuất khẩu của Mỹ nhưng sẽ không có lợi cho xuất khẩu đối với các nước khác.
Vì thế, họ phải nghiên cứu xem xét để giảm lãi suất. Gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố giữ nguyên lãi suất nhưng đó là trong điều kiện FED chưa giảm lãi suất.
Hàng năm, các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước vẫn gửi một lượng ngoại tệ lớn ra nước ngoài, FED giảm lãi suất có ảnh hưởng tới thu nhập của các ngân hàng?
Phải hiểu, hàng năm, một số ngân hàng trong nước đã gửi hàng tỷ USD ra nước ngoài. Bởi vì sau khi nhập khẩu sau khi huy động ngoại tệ trong nước, ngân hàng sẽ cho vay nội địa và gửi ra nước ngoài để bảo toàn đồng vốn. Khi lãi suất USD ở nước ngoài giảm, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tới thu nhập.
Mặt khác, rất có thể các ngân hàng này sẽ thu tiền về và làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường. Cùng với đó, lãi suất cho vay bằng VND cũng giảm chút ít. Tất nhiên, sự tác động này cũng chỉ gián tiếp vì thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thật liên thông với quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sự kiện này sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, ý kiến của ông về vấn đề này?
Về nguyên tắc, khi đồng USD yếu đi thì VND tăng giá và xuất khẩu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, giá cả trở nên đắt đỏ và kém cạnh tranh quốc tế. Ví dụ, trước đây, một USD quy ra VND là 16.300 đồng nhưng nay chỉ còn 16.000 đồng thì khi quy đổi ra USD, hàng hoá Việt Nam sẽ đắt hơn. Nhưng đó là giả định khi không có sự can thiệp của ngân hàng Trung ương.
Sự can thiệp của ngân hàng Trung ương ở đây là gì, thưa ông?
Trong trường hợp như vậy, ngân hàng Trung ương bao giờ cũng theo đuổi chiến lược hỗ trợ xuất khẩu, thực thi chính sách tiền tệ “VND tương đối yếu một tí”, có nghĩa là tỷ giá danh nghĩa phải cao hơn tỷ giá thực một chút. Đó là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước.
Điều này sẽ làm cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài rẻ hơn khi quy ra đồng USD. Một sản phẩm Việt Nam bán ra nước ngoài với giá 1 USD và doanh nghiệp hạch toán vào bảng hạch toán là 16.300 đồng/USD nhưng khi đồng USD lên tới 16.500 đồng/USD (yếu đi), các nhà xuất khẩu được hạch toán không phải bằng 16.300 đồng/USD mà bằng 16.500 đ/USD, lợi 200.
Nhưng khi bán sang Mỹ, vẫn là 1 USD thế thì doanh nghiệp xuất khẩu được lợi và họ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu. Đó cũng là một trong những công cụ hỗ trợ tăng trưởng lâu nay của chính sách tiền tệ.
Để cứu vãn nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện cú cắt giảm lãi suất 0,5%, vượt xa dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới. Thưa ông, vì sao FED thực hiện cắt giảm và điều này tác động tới kinh tế thế giới như thế nào?
Sở dĩ FED phải làm như thế là vì FED e ngại rằng, nếu lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại. Cũng có thể, FED cho rằng, vấn đề lạm phát không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Đó là một trong những quyết định quan trọng, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế Mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mỹ là nước nhập khẩu chủ chốt của nhiều quốc gia đang phát triển. Một số người đã nói rằng, “thâm hụt thương mại của Mỹ là thặng dư thương mại của các nước khác”, đặc biệt là các nước phát triển châu Á. Vì vậy, hành động đó của FED cho phép chúng ta hy vọng dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm tới của IMF sẽ khả quan hơn.
Một lý do khác nữa để FED làm như vậy là vì tác động nhất định của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bằng tài sản là bất động sản ở Mỹ. Phải thấy là FED và các ngân hàng trung ương các nước đã tốn hàng trăm tỷ USD để bơm vào thị trường nhằm khôi phục thị trường chứng khoán và làm lành mạnh hoá thị trường tài chính. Bơm tiền xong rồi vẫn cảm thấy chưa ổn thì hạ lãi suất chiết khấu cũng chưa thật yên tâm.
Cách đây 2 tuần, nhiều người dự đoán FED sẽ hạ lãi suất thị trường vốn liên bang và quả nhiên như vậy. Động thái này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng mà còn khắc phục triệt để cú sốc cho vay thế chấp bằng bất động sản tại Mỹ. Đó cũng là một thông điệp gửi tới hệ thống tài chính Mỹ và của các nước khác rằng: cho vay bằng thế chấp bất động sản sẽ vượt qua cú sốc và phát triển ổn định hơn. Nhờ đó, thị trường bất động sản sẽ không suy giảm như nhiều người vẫn tưởng.
Các ngân hàng lớn trên thế giới như ngân hàng châu Âu, Nhật Bản... sẽ phản ứng ra sao?
Tôi cũng khá ngạc nhiên khi FED giảm đột ngột lãi suất 0,5% và với tư cách một công cụ hỗ trợ tăng trưởng thì sự tác động của chúng tương đối lớn. Cũng có thể vì lý do đó mà các Ngân hàng Trung ương châu Âu, Nhật Bản sẽ phải có những phản ứng thích hợp vì họ thấy đồng USD yếu thì có lợi cho xuất khẩu của Mỹ nhưng sẽ không có lợi cho xuất khẩu đối với các nước khác.
Vì thế, họ phải nghiên cứu xem xét để giảm lãi suất. Gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố giữ nguyên lãi suất nhưng đó là trong điều kiện FED chưa giảm lãi suất.
Hàng năm, các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước vẫn gửi một lượng ngoại tệ lớn ra nước ngoài, FED giảm lãi suất có ảnh hưởng tới thu nhập của các ngân hàng?
Phải hiểu, hàng năm, một số ngân hàng trong nước đã gửi hàng tỷ USD ra nước ngoài. Bởi vì sau khi nhập khẩu sau khi huy động ngoại tệ trong nước, ngân hàng sẽ cho vay nội địa và gửi ra nước ngoài để bảo toàn đồng vốn. Khi lãi suất USD ở nước ngoài giảm, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tới thu nhập.
Mặt khác, rất có thể các ngân hàng này sẽ thu tiền về và làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường. Cùng với đó, lãi suất cho vay bằng VND cũng giảm chút ít. Tất nhiên, sự tác động này cũng chỉ gián tiếp vì thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thật liên thông với quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sự kiện này sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, ý kiến của ông về vấn đề này?
Về nguyên tắc, khi đồng USD yếu đi thì VND tăng giá và xuất khẩu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, giá cả trở nên đắt đỏ và kém cạnh tranh quốc tế. Ví dụ, trước đây, một USD quy ra VND là 16.300 đồng nhưng nay chỉ còn 16.000 đồng thì khi quy đổi ra USD, hàng hoá Việt Nam sẽ đắt hơn. Nhưng đó là giả định khi không có sự can thiệp của ngân hàng Trung ương.
Sự can thiệp của ngân hàng Trung ương ở đây là gì, thưa ông?
Trong trường hợp như vậy, ngân hàng Trung ương bao giờ cũng theo đuổi chiến lược hỗ trợ xuất khẩu, thực thi chính sách tiền tệ “VND tương đối yếu một tí”, có nghĩa là tỷ giá danh nghĩa phải cao hơn tỷ giá thực một chút. Đó là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước.
Điều này sẽ làm cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài rẻ hơn khi quy ra đồng USD. Một sản phẩm Việt Nam bán ra nước ngoài với giá 1 USD và doanh nghiệp hạch toán vào bảng hạch toán là 16.300 đồng/USD nhưng khi đồng USD lên tới 16.500 đồng/USD (yếu đi), các nhà xuất khẩu được hạch toán không phải bằng 16.300 đồng/USD mà bằng 16.500 đ/USD, lợi 200.
Nhưng khi bán sang Mỹ, vẫn là 1 USD thế thì doanh nghiệp xuất khẩu được lợi và họ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu. Đó cũng là một trong những công cụ hỗ trợ tăng trưởng lâu nay của chính sách tiền tệ.