“Sẽ không tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc”
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi
Đó là thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) trong cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi.
Thưa ông, đang có những ý kiến khác nhau về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 15%. Ông nói gì về khả năng này?
Đúng là thời gian qua xuất hiện một số ý kiến về việc đó. Nhưng đó là chuyện của thông tin, dư luận. Còn về phía Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm này, Thống đốc cũng như các vụ chuyên môn chưa có chủ trương, chưa có phương án nào về việc tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Nhưng lạm phát đang tăng cao, một số chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ cung tiền, theo đó tăng dự trữ bắt buộc là một giải pháp hiệu quả, có khả năng kiềm chế nhanh chóng?
Đúng là lạm phát từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp, lượng tiền trong lưu thông tăng. Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ bắt buộc để kiềm chế.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng; tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng...
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường mở để hút tiền về. Đến nay, những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước triển khai đã phát huy hiệu quả khá tích cực. Theo đó, không cần thiết phải tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có chỉ thị chỉ đạo các bộ ngành đồng loạt triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế đà tăng của lạm phát.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 8 này, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 0,55%, thấp hơn mức tăng trong tháng 7 trước đó (0,9%). Điều này cũng cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu tăng chậm lại, các giải pháp nói chung mà Chính phủ chỉ đạo và của Ngân hàng Nhà nước nói riêng đang phát huy khá hiệu quả.
Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành các tín phiếu để hút tiền về, trung hòa lượng cung tiền những tháng đầu năm.
Định hướng chung là sử dụng những công cụ này, vì quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là ưu tiên các biện pháp, công cụ mang tính thị trường để vừa mục tiêu ổn định chính sách tiền tệ, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế. Đến nay, lượng tiền hút về cơ bản đã trung hòa.
Theo dự báo của chúng tôi, từ nay đến cuối năm lạm phát có thể sẽ tăng chậm lại; Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán.
Cũng có một số e ngại là việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trong tháng 6 vừa qua làm tăng chi phí của các ngân hàng, đẩy lãi suất tăng cao. Nhưng thực tế là không làm tăng lãi suất cho vay bởi các ngân hàng hầu hết đang thừa vốn, một số ngân hàng cũng đã giảm lãi suất huy động để cân bằng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng có xu hướng giảm.
Như vậy có thể hiểu là Ngân hàng Nhà nước đang chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ?
Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của thị trường. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước đều có những định hướng chung về việc điều hành chính sách tiền tệ và có đặt ra những tình huống cụ thể có thể xẩy ra để có sự chủ động cần thiết, có những ứng xử hợp lý. Mục tiêu chính là ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ phát triển kinh tế; các công cụ được sử dụng đều tập trung cho mục tiêu này.
Trong trường hợp có những biến động, có những tình huống căng thẳng, biến động quá mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ có nhưng biện pháp, có thể mạnh, quyết liệt trong thẩm quyền của mình. Như đầu năm nay, đúng là có những diễn biến đáng chú ý về vấn đề cung tiền, liên quan đến tỷ giá, lãi suất nhưng cơ bản đã được cân bằng.
Thưa ông, đang có những ý kiến khác nhau về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 15%. Ông nói gì về khả năng này?
Đúng là thời gian qua xuất hiện một số ý kiến về việc đó. Nhưng đó là chuyện của thông tin, dư luận. Còn về phía Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm này, Thống đốc cũng như các vụ chuyên môn chưa có chủ trương, chưa có phương án nào về việc tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Nhưng lạm phát đang tăng cao, một số chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ cung tiền, theo đó tăng dự trữ bắt buộc là một giải pháp hiệu quả, có khả năng kiềm chế nhanh chóng?
Đúng là lạm phát từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp, lượng tiền trong lưu thông tăng. Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ bắt buộc để kiềm chế.
Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng; tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng...
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường mở để hút tiền về. Đến nay, những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước triển khai đã phát huy hiệu quả khá tích cực. Theo đó, không cần thiết phải tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có chỉ thị chỉ đạo các bộ ngành đồng loạt triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế đà tăng của lạm phát.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 8 này, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 0,55%, thấp hơn mức tăng trong tháng 7 trước đó (0,9%). Điều này cũng cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu tăng chậm lại, các giải pháp nói chung mà Chính phủ chỉ đạo và của Ngân hàng Nhà nước nói riêng đang phát huy khá hiệu quả.
Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành các tín phiếu để hút tiền về, trung hòa lượng cung tiền những tháng đầu năm.
Định hướng chung là sử dụng những công cụ này, vì quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là ưu tiên các biện pháp, công cụ mang tính thị trường để vừa mục tiêu ổn định chính sách tiền tệ, vừa hỗ trợ phát triển kinh tế. Đến nay, lượng tiền hút về cơ bản đã trung hòa.
Theo dự báo của chúng tôi, từ nay đến cuối năm lạm phát có thể sẽ tăng chậm lại; Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán.
Cũng có một số e ngại là việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trong tháng 6 vừa qua làm tăng chi phí của các ngân hàng, đẩy lãi suất tăng cao. Nhưng thực tế là không làm tăng lãi suất cho vay bởi các ngân hàng hầu hết đang thừa vốn, một số ngân hàng cũng đã giảm lãi suất huy động để cân bằng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng có xu hướng giảm.
Như vậy có thể hiểu là Ngân hàng Nhà nước đang chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ?
Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của thị trường. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước đều có những định hướng chung về việc điều hành chính sách tiền tệ và có đặt ra những tình huống cụ thể có thể xẩy ra để có sự chủ động cần thiết, có những ứng xử hợp lý. Mục tiêu chính là ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ phát triển kinh tế; các công cụ được sử dụng đều tập trung cho mục tiêu này.
Trong trường hợp có những biến động, có những tình huống căng thẳng, biến động quá mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ có nhưng biện pháp, có thể mạnh, quyết liệt trong thẩm quyền của mình. Như đầu năm nay, đúng là có những diễn biến đáng chú ý về vấn đề cung tiền, liên quan đến tỷ giá, lãi suất nhưng cơ bản đã được cân bằng.