Sẽ mở trung tâm đào tạo phi công ở Việt Nam
Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm Vietnam Airlines chỉ cung ứng được 18,4 phi công so với nhu cầu là 50 người
Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm Vietnam Airlines chỉ cung ứng được 18,4 phi công so với nhu cầu là 50 người.
Theo yêu cầu, từ nay đến năm 2017, mỗi năm Vietnam Airlines cần khoảng 80 phi công nhưng số học viên gửi đào tạo phi công ở nước ngoài không đạt được mức trên. Do đó, Vietnam Airlines vẫn sẽ phải thuê phi công là người nước ngoài.
Trong số 420 phi công đang bay cho Vietnam Airlines, có tới 119 là người nước ngoài. Còn trong số 45 phi công đang làm việc tại Pacific Airlines, chỉ có duy nhất 1 là người Việt Nam.
Chi phí cho việc thuê phi công là người nước ngoài cũng rất cao, khoảng 20 triệu USD mỗi năm.
Ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, khắc phục tình trạng thiếu hụt phi công đang là nhu cầu cấp thiết vì ngành hàng không sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Do đó, Chính phủ đã có chỉ đạo sớm xây dựng trung tâm đào tạo phi công ở Việt Nam, công việc mà nhiều năm qua chúng ta vẫn phải “nhờ cậy” ở nước ngoài.
Theo ông Thanh, trung tâm này được hình thành trên cơ sở huy động nguồn lực của các cơ sở đào tạo phi công trong nước. Đồng thời, sẽ hợp tác với nước ngoài để việc đào tạo phi công đảm bảo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, hiện tiêu chuẩn đào tạo phi công trong nước khá cao vì đang theo tiêu chuẩn đào tạo phi công quân sự. Trong khi đó, việc đào tạo phi công dân dụng khác với phi công quân sự; không đòi hỏi quá khắt khe về sức khoẻ, trình độ.
Bên cạnh những giải pháp trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã tham mưu cho Chính phủ về việc nâng giới hạn tuổi làm việc cho phi công Việt Nam lên 65 tuổi. Đây là quy định phù hợp với quy định mới của Tổ chức Hàng không Quốc tế (ICAO).
Theo yêu cầu, từ nay đến năm 2017, mỗi năm Vietnam Airlines cần khoảng 80 phi công nhưng số học viên gửi đào tạo phi công ở nước ngoài không đạt được mức trên. Do đó, Vietnam Airlines vẫn sẽ phải thuê phi công là người nước ngoài.
Trong số 420 phi công đang bay cho Vietnam Airlines, có tới 119 là người nước ngoài. Còn trong số 45 phi công đang làm việc tại Pacific Airlines, chỉ có duy nhất 1 là người Việt Nam.
Chi phí cho việc thuê phi công là người nước ngoài cũng rất cao, khoảng 20 triệu USD mỗi năm.
Ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, khắc phục tình trạng thiếu hụt phi công đang là nhu cầu cấp thiết vì ngành hàng không sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Do đó, Chính phủ đã có chỉ đạo sớm xây dựng trung tâm đào tạo phi công ở Việt Nam, công việc mà nhiều năm qua chúng ta vẫn phải “nhờ cậy” ở nước ngoài.
Theo ông Thanh, trung tâm này được hình thành trên cơ sở huy động nguồn lực của các cơ sở đào tạo phi công trong nước. Đồng thời, sẽ hợp tác với nước ngoài để việc đào tạo phi công đảm bảo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, hiện tiêu chuẩn đào tạo phi công trong nước khá cao vì đang theo tiêu chuẩn đào tạo phi công quân sự. Trong khi đó, việc đào tạo phi công dân dụng khác với phi công quân sự; không đòi hỏi quá khắt khe về sức khoẻ, trình độ.
Bên cạnh những giải pháp trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã tham mưu cho Chính phủ về việc nâng giới hạn tuổi làm việc cho phi công Việt Nam lên 65 tuổi. Đây là quy định phù hợp với quy định mới của Tổ chức Hàng không Quốc tế (ICAO).