Sẽ nâng mức phí khai thác vàng?
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 63 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của một số địa phương đề nghị xem xét, sửa đổi mức thu và cách tính phí bảo vệ môi trường đối với họat động khai thác một số khoáng sản.
Do đó, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 63 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường và gửi các đơn vị có liên quan lấy ý kiến đóng góp.
Theo Nghị định 63, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với các loại quặng chì, kẽm, thiếc là 180.000 đồng/tấn; đối với các loại quặng mangan, sắt, đồng, bô xít, cromit khoảng từ 30.000-40.000 đồng/tấn; đối với các loại quặng khoáng sản kim loại khác (trong đó có quặng khoáng sản vàng) là 10.000 đồng/tấn.
Một số địa phương (như Quảng Nam, Lào Cai) cho rằng mức thu phí như vậy là không hợp lý, vì khai thác quặng vàng có khả năng gây ô nhiễm và độc hại cao, trong khi áp dụng mức thu như nêu trên là quá thấp.
Về vấn đề này, quan điểm của Bộ Tài chính là trong hoạt động khai thác quặng vàng có khả năng gây ô nhiễm và độc hại cao hơn các loại quặng khoáng sản khác. Theo các tài liệu, ở Việt Nam hiện có khoảng 500 mỏ và điểm quặng sa khoáng vàng, trong đó có khoảng 30 mỏ, điểm quặng đã được khai thác. Hàm lượng vàng trong các mỏ, điểm quặng thường thấp. Các điểm được khai thác với các hình thức khác nhau, chủ yếu theo hình thức thủ công nên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường các lòng sông, suối.
Tuy nhiên, với mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác quặng vàng như hiện nay là 10.000 đồng/tấn quặng là quá thấp và không đủ trang trải chi phí cho việc khắc phục hậu quả môi trường. Đồng thời, mức phí này chưa thể hiện sự công bằng, hợp lý so với mức thu các loại khoáng sản kim loại khác.
So sánh với giá vàng hiện nay khoảng 35-36 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 900.000 đồng/gam vàng thì mức thu phí trên chỉ chiếm khoảng 1,5-2% giá vàng thành phẩm và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ phí bảo vệ môi trường/giá bán của các loại khoáng sản khác như sắt là 7,5%; chì là 22,5%.
Để giải quyết sự bất hợp lý nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vàng lên mức tương đương với một số loại khoáng sản như sắt, cromit là 40.000 đồng/tấn. Theo Bộ Tài chính, mức thu phí này chiếm khoảng 8%-9% giá vàng thành phẩm hiện nay.
Theo quy định tại Nghị định 63/CP, đơn vị tính thu phí bảo vệ môi trường đối với các loại đá khác là đồng/m3. Trong thực tế, khối lượng đá sau khi khai thác thường được tính bằng tấn. Do đó, việc quy đổi từ tấn sang m3 đối với đá làm xi măng khi tính phí bảo vệ môi trường là khác nhau dẫn đến mức thu phí tại mỗi địa phương cũng khác nhau.
Từ những bất cập trên, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị: “Sửa đổi đơn vị tính thu phí bảo vệ môi trường đối với đá làm xi măng, khoáng sản chất công nghiệp... quy định tại điểm d, Điều 4 Nghị định 63/CP của Chính phủ là đồng/tấn thay cho đơn vị tính đồng/m3”. Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 63 của Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với đá làm xi măng là đồng/tấn thay cho đơn vị tính là đồng/m.
Đối với quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản tận thu, Nghị định số 63/CP và Nghị định số 82/CP chưa có quy định mức thu và cách tính số tiền phí phải nộp đối với khoáng sản tận thu. Trong thời gian qua, đã có một số địa phương đề nghị hướng dẫn về vấn đề thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu.
Để có cơ sở pháp lý khi hướng dẫn, quan điểm của Bộ Tài chính là phải bổ sung quy định rõ đối với trường hợp khai thác khoáng sản tận thu cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đề xuất bổ sung quy định mức thu do trượt giá từ năm 2008 đến năm 2010, theo đó điều chỉnh tăng mức thu một số loại khoáng sản.
Do đó, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 63 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường và gửi các đơn vị có liên quan lấy ý kiến đóng góp.
Theo Nghị định 63, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với các loại quặng chì, kẽm, thiếc là 180.000 đồng/tấn; đối với các loại quặng mangan, sắt, đồng, bô xít, cromit khoảng từ 30.000-40.000 đồng/tấn; đối với các loại quặng khoáng sản kim loại khác (trong đó có quặng khoáng sản vàng) là 10.000 đồng/tấn.
Một số địa phương (như Quảng Nam, Lào Cai) cho rằng mức thu phí như vậy là không hợp lý, vì khai thác quặng vàng có khả năng gây ô nhiễm và độc hại cao, trong khi áp dụng mức thu như nêu trên là quá thấp.
Về vấn đề này, quan điểm của Bộ Tài chính là trong hoạt động khai thác quặng vàng có khả năng gây ô nhiễm và độc hại cao hơn các loại quặng khoáng sản khác. Theo các tài liệu, ở Việt Nam hiện có khoảng 500 mỏ và điểm quặng sa khoáng vàng, trong đó có khoảng 30 mỏ, điểm quặng đã được khai thác. Hàm lượng vàng trong các mỏ, điểm quặng thường thấp. Các điểm được khai thác với các hình thức khác nhau, chủ yếu theo hình thức thủ công nên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường các lòng sông, suối.
Tuy nhiên, với mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác quặng vàng như hiện nay là 10.000 đồng/tấn quặng là quá thấp và không đủ trang trải chi phí cho việc khắc phục hậu quả môi trường. Đồng thời, mức phí này chưa thể hiện sự công bằng, hợp lý so với mức thu các loại khoáng sản kim loại khác.
So sánh với giá vàng hiện nay khoảng 35-36 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 900.000 đồng/gam vàng thì mức thu phí trên chỉ chiếm khoảng 1,5-2% giá vàng thành phẩm và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ phí bảo vệ môi trường/giá bán của các loại khoáng sản khác như sắt là 7,5%; chì là 22,5%.
Để giải quyết sự bất hợp lý nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vàng lên mức tương đương với một số loại khoáng sản như sắt, cromit là 40.000 đồng/tấn. Theo Bộ Tài chính, mức thu phí này chiếm khoảng 8%-9% giá vàng thành phẩm hiện nay.
Theo quy định tại Nghị định 63/CP, đơn vị tính thu phí bảo vệ môi trường đối với các loại đá khác là đồng/m3. Trong thực tế, khối lượng đá sau khi khai thác thường được tính bằng tấn. Do đó, việc quy đổi từ tấn sang m3 đối với đá làm xi măng khi tính phí bảo vệ môi trường là khác nhau dẫn đến mức thu phí tại mỗi địa phương cũng khác nhau.
Từ những bất cập trên, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị: “Sửa đổi đơn vị tính thu phí bảo vệ môi trường đối với đá làm xi măng, khoáng sản chất công nghiệp... quy định tại điểm d, Điều 4 Nghị định 63/CP của Chính phủ là đồng/tấn thay cho đơn vị tính đồng/m3”. Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 63 của Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với đá làm xi măng là đồng/tấn thay cho đơn vị tính là đồng/m.
Đối với quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản tận thu, Nghị định số 63/CP và Nghị định số 82/CP chưa có quy định mức thu và cách tính số tiền phí phải nộp đối với khoáng sản tận thu. Trong thời gian qua, đã có một số địa phương đề nghị hướng dẫn về vấn đề thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu.
Để có cơ sở pháp lý khi hướng dẫn, quan điểm của Bộ Tài chính là phải bổ sung quy định rõ đối với trường hợp khai thác khoáng sản tận thu cũng phải nộp phí bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đề xuất bổ sung quy định mức thu do trượt giá từ năm 2008 đến năm 2010, theo đó điều chỉnh tăng mức thu một số loại khoáng sản.