Sẽ tăng quản lý vốn và tài sản công ty TNHH một thành viên
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn các quy chế tài chính áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 24/2007/TT-BTC hướng dẫn các quy chế tài chính áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Công ty Nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu.
Đó có thể là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty Nhà nước độc lập do Bộ quản lý, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; trừ các công ty trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ công ích thiết yếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xác định vốn điều lệ của công ty
Công ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập và đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty Nhà nước hoặc công ty con, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ.
Trường hợp chủ sở hữu đối với các tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ, công ty Nhà nước không phải là SCIC khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Chính phủ.
Vốn điều lệ với tổng công ty Nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con không thấp hơn 500 tỷ đồng và được Nhà nước đầu tư, ghi trong điều lệ công ty mẹ.
Các trường hợp công ty mẹ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì mức vốn điều lệ cũng không thấp hơn 500 tỷ đồng - được chủ sở hữu đầu tư và ghi trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ đối với công ty Nhà nước độc lập hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty, của công ty mẹ chuyển thành công ty TNHH một thành viên phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng.
Trường hợp tổng công ty, công ty mẹ xác định vốn điều lệ lớn hơn vốn thực có của chủ sở hữu thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính và phải ghi rõ số vốn bổ sung, nguồn vốn dự kiến bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung.
Chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết.
Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Ngược lại, trong quá trình kinh doanh, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ và công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nguồn bổ sung vốn điều lệ bao gồm lợi nhuận sau thuế của công ty, chủ sở hữu đầu tư thêm (nếu có) và các nguồn khác theo quy định. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ khi thành viên mới cam kết góp vốn.
Sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận
Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Ngoài số vốn do chủ sở hữu đầu tư, công ty được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.
Công ty được sử dụng vốn và tài sản để đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của công ty.
Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tư ra ngoài công ty phải theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác.
Việc đầu tư ra ngoài công ty - kể cả đầu tư ra nước ngoài - được thực hiện theo các hình thức như thành lập công ty con; mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty khác; góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty liên kết; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định.
Công ty TNHH có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khác để thu hồi vốn. Khi đó, việc nhượng bán cổ phần hay vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác được thực hiện theo điều lệ của doanh nghiệp khác và các quy định của pháp luật. Giá nhượng bán thực hiện trên cơ sở theo giá thị trường.
Về việc phân phối lợi nhuận của công ty TNHH một viên, Bộ Tài chính quy định: lợi nhuận thực hiện, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng: trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính (khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không phải trích nữa).
Sau đó, phần lợi nhuận còn lại được dùng để trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng, 10% lập quỹ phúc lợi (mức trích tối đa cho 2 quỹ này không quá 3 tháng lương thực tế); trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty; trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển...
Phần còn lại chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung quỹ đầu tư phát triển của công ty, điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp ngân sách.
Tại văn bản này, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các công ty TNHH một thành viên về quản lý doanh thu, chi phí, tài sản cố định và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán.
Công ty Nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu.
Đó có thể là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển đổi từ công ty Nhà nước độc lập do Bộ quản lý, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; trừ các công ty trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ công ích thiết yếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xác định vốn điều lệ của công ty
Công ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập và đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty Nhà nước hoặc công ty con, đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ.
Trường hợp chủ sở hữu đối với các tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ, công ty Nhà nước không phải là SCIC khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Chính phủ.
Vốn điều lệ với tổng công ty Nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con không thấp hơn 500 tỷ đồng và được Nhà nước đầu tư, ghi trong điều lệ công ty mẹ.
Các trường hợp công ty mẹ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì mức vốn điều lệ cũng không thấp hơn 500 tỷ đồng - được chủ sở hữu đầu tư và ghi trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ đối với công ty Nhà nước độc lập hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty, của công ty mẹ chuyển thành công ty TNHH một thành viên phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 30 tỷ đồng.
Trường hợp tổng công ty, công ty mẹ xác định vốn điều lệ lớn hơn vốn thực có của chủ sở hữu thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính và phải ghi rõ số vốn bổ sung, nguồn vốn dự kiến bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung.
Chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết.
Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Ngược lại, trong quá trình kinh doanh, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ và công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nguồn bổ sung vốn điều lệ bao gồm lợi nhuận sau thuế của công ty, chủ sở hữu đầu tư thêm (nếu có) và các nguồn khác theo quy định. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ khi thành viên mới cam kết góp vốn.
Sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận
Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Ngoài số vốn do chủ sở hữu đầu tư, công ty được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.
Công ty được sử dụng vốn và tài sản để đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của công ty.
Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tư ra ngoài công ty phải theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác.
Việc đầu tư ra ngoài công ty - kể cả đầu tư ra nước ngoài - được thực hiện theo các hình thức như thành lập công ty con; mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty khác; góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty liên kết; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định.
Công ty TNHH có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khác để thu hồi vốn. Khi đó, việc nhượng bán cổ phần hay vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác được thực hiện theo điều lệ của doanh nghiệp khác và các quy định của pháp luật. Giá nhượng bán thực hiện trên cơ sở theo giá thị trường.
Về việc phân phối lợi nhuận của công ty TNHH một viên, Bộ Tài chính quy định: lợi nhuận thực hiện, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng: trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính (khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không phải trích nữa).
Sau đó, phần lợi nhuận còn lại được dùng để trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng, 10% lập quỹ phúc lợi (mức trích tối đa cho 2 quỹ này không quá 3 tháng lương thực tế); trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty; trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển...
Phần còn lại chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung quỹ đầu tư phát triển của công ty, điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp ngân sách.
Tại văn bản này, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn các công ty TNHH một thành viên về quản lý doanh thu, chi phí, tài sản cố định và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán.