Sẽ thay đổi cơ cấu Chính phủ
Chính phủ khóa XII sẽ tăng từ 3 lên thành 5 phó thủ tướng, đồng thời nhiều bộ, cơ quan ngang bộ sẽ được sắp xếp lại
Sáng 30/7, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình để Quốc hội quyết định cơ cấu Chính phủ khóa XII với sự thay đổi về số phó thủ tướng; việc thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ khóa XII sẽ tăng từ 3 lên thành 5 phó thủ tướng, bao gồm: một phó thủ tướng thường trực, một phụ trách kinh tế, một kiêm nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, một phụ trách văn hóa - xã hội và một thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương.
Về bộ máy Chính phủ, Thủ tướng đề nghị sẽ có 9 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp lại, cụ thể:
Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông, đồng thời quản lý thêm mảng báo chí và xuất bản được đưa sang từ Bộ Văn hóa Thông tin;
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thành lập trên cơ sở của Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa Thông tin hiện nay;
Bộ Tài nguyên Môi trường và Biển được thành lập trên cơ sở của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay và thêm nhiệm vụ mới liên quan đến khu vực biển;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 Bộ là Thủy sản và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Bộ Công thương được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 Bộ là Công nghiệp và Thương mại.
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn tại ngày làm việc 2/8, số các bộ và cơ quan ngang bộ sẽ giảm từ 26 xuống còn 22, bao gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên Môi trường và Biển, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, cơ cấu Chính phủ sẽ gồm 28 thành viên (giảm 2 so với khóa trước) gồm Thủ tướng, 5 phó thủ tướng và bộ trưởng, thủ trưởng 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Thủ tướng cũng cho biết sẽ tiếp tục có những thay đổi về cơ cấu của từng bộ, nhằm khắc phục những hạn chế tồn lại lâu nay như chưa bao quát hết các chức năng nhiệm vụ, thủ tục rườm rà, phong cách làm việc quan liêu…
Các thay đổi mới sẽ “theo xu hướng một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi việc phải có một người chuyên sâu chịu trách nhiệm", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Theo đó, Chính phủ khóa XII sẽ tăng từ 3 lên thành 5 phó thủ tướng, bao gồm: một phó thủ tướng thường trực, một phụ trách kinh tế, một kiêm nhiệm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, một phụ trách văn hóa - xã hội và một thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương.
Về bộ máy Chính phủ, Thủ tướng đề nghị sẽ có 9 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp lại, cụ thể:
Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông, đồng thời quản lý thêm mảng báo chí và xuất bản được đưa sang từ Bộ Văn hóa Thông tin;
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thành lập trên cơ sở của Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa Thông tin hiện nay;
Bộ Tài nguyên Môi trường và Biển được thành lập trên cơ sở của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay và thêm nhiệm vụ mới liên quan đến khu vực biển;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 Bộ là Thủy sản và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Bộ Công thương được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 Bộ là Công nghiệp và Thương mại.
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn tại ngày làm việc 2/8, số các bộ và cơ quan ngang bộ sẽ giảm từ 26 xuống còn 22, bao gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên Môi trường và Biển, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, cơ cấu Chính phủ sẽ gồm 28 thành viên (giảm 2 so với khóa trước) gồm Thủ tướng, 5 phó thủ tướng và bộ trưởng, thủ trưởng 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Thủ tướng cũng cho biết sẽ tiếp tục có những thay đổi về cơ cấu của từng bộ, nhằm khắc phục những hạn chế tồn lại lâu nay như chưa bao quát hết các chức năng nhiệm vụ, thủ tục rườm rà, phong cách làm việc quan liêu…
Các thay đổi mới sẽ “theo xu hướng một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi việc phải có một người chuyên sâu chịu trách nhiệm", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.