“Sẽ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tham gia đào tạo”
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam đang cần các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực đào tạo
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam đang cần các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực đào tạo.
Thưa Phó Thủ tướng, từ trước đến nay nhà trường đều có khẩu hiệu “học đi đôi với hành”. Thế nhưng có một thực tế các doanh nghiệp trong nước đang trong tình trạng “khát” lao động có nghề, trong khi đó sinh viên ra trường lại thất nghiệp. Tại sao vậy?
Xưa nay, mình nói là dạy đi đôi với hành vẫn đúng, nhưng bây giờ phải nói nó chưa đủ mạnh. Hiện nay nhu cầu đào tạo phải có định lượng gắn với nhà trường. Nhà trường ta hiện nay đào tạo nặng theo khả năng.
Gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên, đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn cho các lĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông với nhu cầu lớn về lao động. Nếu chúng ta không cung cấp lao động kỹ thuật chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư thì lợi thế về lao động rẻ bị triệt tiêu. Lao động rẻ nhưng không có tay nghề , không có giá trị với những nhà đầu tư. Chính vì thế cần phải “giáo dục theo nhu cầu xã hội”.
Nhưng làm thế nào để có thể kết nối nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và tiểu thủ công nghiệp hiện nay, thưa Phó thủ tướng?
Chính phủ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chủ trương là gắn với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu của họ và phương thức đầu tiên là hợp tác đào tạo. Đây là việc những năm trước chưa bao giờ làm; nhưng sau 3 lần tổ chức hội thảo đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, chúng ta đã ký được trên 75 hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, chúng ta thấy, nhu cầu và khả năng cung ngày càng có điều kiện gặp nhau, tuy nhiên, vẫn cần có chính sách khuyến khích của Nhà nước. Hiện chúng ta đang phát triển mô hình Trung tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đầu tiên là ở Bắc Giang và Thái Bình. Phấn đấu sẽ mở rộng ra nhiều địa phương để doanh nghiệp có chỗ đặt hàng, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, tất nhiên, khi đã đặt hàng thì doanh nghiệp phải cam kết nhận về làm.
Như vậy, người đi học cũng có động cơ, người học không biết địa chỉ đi học thì sẽ được giới thiệu tử tế và nếu không có tiền đi học thì sẽ được Nhà nước tài trợ thông qua quỹ cho vay, sau khi tốt nghiệp sẽ có chỗ đi làm. Trung tâm sẽ kết nối 3 nhu cầu đó.
Thưa Phó thủ tướng, lâu nay hầu hết các doanh nghiệp không tham gia vào đào tạo với nhiều lý do. Vậy Chính phủ sẽ có chính sách gì để giúp các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nhiều hơn?
Tất nhiên sẽ có chính sách khuyến khích nếu doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo bằng cách cho người của mình đi học. Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp bỏ tiền đào tạo.
Cách đây 1 tuần, Chính phủ cũng đã bàn và thống nhất sẽ ưu đãi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nếu doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học cũng sẽ được tính vào chi phí và được miễn trong khoản doanh thu tính thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp lớn lập trường dạy nghề.
Nhưng thưa Phó thủ tướng, doanh nghiệp e ngại bởi để lập được trường nghề đào tạo nhân lực theo yêu cầu xã hội thì cần đầu tư khá lớn. Trong khi đó ta chưa có thông số cần thiết nhu cầu lao động?
Đúng vậy, để lập trường dạy nghề cũng tốn kém, cho nên hiện Chính phủ có hai hướng: một là lập hệ thống cho vay ưu đãi hoặc Nhà nước tham gia đầu tư vào đó. Nhưng nói chung đã đến lúc, chúng ta phải thiết kế nhanh hệ thống giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào giáo dục, đào tạo.
Còn về dự báo nhu cầu lao động, chúng tôi đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ nay đến cuối tháng 12 lập đề án hệ thống dự báo nhu cầu lao động của đất nước để có một trung tâm cấp quốc gia; đồng thời gắn với các trung tâm vùng.
Nhằm thống nhất chuẩn đào tạo, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký một thỏa thuận đảm bảo liên thông đào tạo. Như vậy có đề án này chúng ta thấy ngành nghề nào thiếu sẽ phải công bố sớm thì tư nhân mới dám mở trường.
Cho đến thời điểm này, chúng ta đã có thống kê về những chương trình hoặc ngành đào tạo không được xã hội chấp nhận, thưa Phó thủ tướng?
Việc này, ngành giáo dục chưa làm được mà chính nhà trường phải biết. Năm nay, Bộ mới mở cuộc vận động cho các trường đại học rà soát lại xem đào tạo có đạt chuẩn hay không. Bộ đặt vấn đề đào tạo theo chuẩn và theo nhu cầu xã hội bao gồm hai mặt: chuẩn có tính khoa học, trường phải tự nêu ra, nếu chỉ theo đơn đặt hàng thì chuẩn đó sẽ thay đổi liên tục và chuẩn có tính linh hoạt.
Hiện, Bộ đã ban hành các chương trình khung, đây cũng là một cái chuẩn. Nhưng chương trình khung đó chỉ quyết định 60% nội dung, 40% còn lại trường phải thiết kế cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhưng để làm tốt đào tạo theo nhu cầu, về mặt tổ chức, chúng ta phải có cơ quan chuyên trách.
Thưa Phó Thủ tướng, từ trước đến nay nhà trường đều có khẩu hiệu “học đi đôi với hành”. Thế nhưng có một thực tế các doanh nghiệp trong nước đang trong tình trạng “khát” lao động có nghề, trong khi đó sinh viên ra trường lại thất nghiệp. Tại sao vậy?
Xưa nay, mình nói là dạy đi đôi với hành vẫn đúng, nhưng bây giờ phải nói nó chưa đủ mạnh. Hiện nay nhu cầu đào tạo phải có định lượng gắn với nhà trường. Nhà trường ta hiện nay đào tạo nặng theo khả năng.
Gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên, đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn cho các lĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông với nhu cầu lớn về lao động. Nếu chúng ta không cung cấp lao động kỹ thuật chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư thì lợi thế về lao động rẻ bị triệt tiêu. Lao động rẻ nhưng không có tay nghề , không có giá trị với những nhà đầu tư. Chính vì thế cần phải “giáo dục theo nhu cầu xã hội”.
Nhưng làm thế nào để có thể kết nối nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và tiểu thủ công nghiệp hiện nay, thưa Phó thủ tướng?
Chính phủ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chủ trương là gắn với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu của họ và phương thức đầu tiên là hợp tác đào tạo. Đây là việc những năm trước chưa bao giờ làm; nhưng sau 3 lần tổ chức hội thảo đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, chúng ta đã ký được trên 75 hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, chúng ta thấy, nhu cầu và khả năng cung ngày càng có điều kiện gặp nhau, tuy nhiên, vẫn cần có chính sách khuyến khích của Nhà nước. Hiện chúng ta đang phát triển mô hình Trung tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đầu tiên là ở Bắc Giang và Thái Bình. Phấn đấu sẽ mở rộng ra nhiều địa phương để doanh nghiệp có chỗ đặt hàng, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, tất nhiên, khi đã đặt hàng thì doanh nghiệp phải cam kết nhận về làm.
Như vậy, người đi học cũng có động cơ, người học không biết địa chỉ đi học thì sẽ được giới thiệu tử tế và nếu không có tiền đi học thì sẽ được Nhà nước tài trợ thông qua quỹ cho vay, sau khi tốt nghiệp sẽ có chỗ đi làm. Trung tâm sẽ kết nối 3 nhu cầu đó.
Thưa Phó thủ tướng, lâu nay hầu hết các doanh nghiệp không tham gia vào đào tạo với nhiều lý do. Vậy Chính phủ sẽ có chính sách gì để giúp các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nhiều hơn?
Tất nhiên sẽ có chính sách khuyến khích nếu doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo bằng cách cho người của mình đi học. Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp bỏ tiền đào tạo.
Cách đây 1 tuần, Chính phủ cũng đã bàn và thống nhất sẽ ưu đãi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nếu doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học cũng sẽ được tính vào chi phí và được miễn trong khoản doanh thu tính thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp lớn lập trường dạy nghề.
Nhưng thưa Phó thủ tướng, doanh nghiệp e ngại bởi để lập được trường nghề đào tạo nhân lực theo yêu cầu xã hội thì cần đầu tư khá lớn. Trong khi đó ta chưa có thông số cần thiết nhu cầu lao động?
Đúng vậy, để lập trường dạy nghề cũng tốn kém, cho nên hiện Chính phủ có hai hướng: một là lập hệ thống cho vay ưu đãi hoặc Nhà nước tham gia đầu tư vào đó. Nhưng nói chung đã đến lúc, chúng ta phải thiết kế nhanh hệ thống giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào giáo dục, đào tạo.
Còn về dự báo nhu cầu lao động, chúng tôi đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ nay đến cuối tháng 12 lập đề án hệ thống dự báo nhu cầu lao động của đất nước để có một trung tâm cấp quốc gia; đồng thời gắn với các trung tâm vùng.
Nhằm thống nhất chuẩn đào tạo, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký một thỏa thuận đảm bảo liên thông đào tạo. Như vậy có đề án này chúng ta thấy ngành nghề nào thiếu sẽ phải công bố sớm thì tư nhân mới dám mở trường.
Cho đến thời điểm này, chúng ta đã có thống kê về những chương trình hoặc ngành đào tạo không được xã hội chấp nhận, thưa Phó thủ tướng?
Việc này, ngành giáo dục chưa làm được mà chính nhà trường phải biết. Năm nay, Bộ mới mở cuộc vận động cho các trường đại học rà soát lại xem đào tạo có đạt chuẩn hay không. Bộ đặt vấn đề đào tạo theo chuẩn và theo nhu cầu xã hội bao gồm hai mặt: chuẩn có tính khoa học, trường phải tự nêu ra, nếu chỉ theo đơn đặt hàng thì chuẩn đó sẽ thay đổi liên tục và chuẩn có tính linh hoạt.
Hiện, Bộ đã ban hành các chương trình khung, đây cũng là một cái chuẩn. Nhưng chương trình khung đó chỉ quyết định 60% nội dung, 40% còn lại trường phải thiết kế cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhưng để làm tốt đào tạo theo nhu cầu, về mặt tổ chức, chúng ta phải có cơ quan chuyên trách.