“Sẽ xem xét khả năng nới lỏng kiểm soát tín dụng”
Nếu các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét khả năng nới lỏng kiểm soát tín dụng
Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ thông qua Chỉ thị 01/CT-NHNN và văn bản số 674. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân loại và phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng nhóm, kiểm soát chặt “tín dụng không khuyến khích” nhằm ưu tiên vốn cho sản xuất và ổn định vĩ mô.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã trao đổi với báo giới xoay quanh cơ chế phân bổ chỉ tiêu nói trên.
Thưa ông, tại sao trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/2, Ngân hàng Nhà nước lại phân loại các nhóm tổ chức tín dụng và tiêu chí từng nhóm cụ thể như thế nào?
Khi Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề kiểm soát tín dụng đã có nhiều ý kiến nói rằng không nên cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng mà nên căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng kiểm soát, chất lượng hoạt động của từng đơn vị.
Tiếp thu tinh thần này, Ngân hàng Nhà nước phân loại tổ chức tín dụng thành 4 nhóm. Theo đó, nhóm 1 gồm những ngân hàng hoạt động tương đối an toàn, lành mạnh, được cơ quan thanh tra giám sát xem xét trên các tiêu chí: chất lượng tài sản “Nợ”, tài sản “Có”, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực đứng đầu và tuân thủ tốt các quy định thì được tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%.
Cũng theo các tiêu chí trên, nhóm thứ hai yếu hơn một chút thì được tăng trưởng 15%. Nhóm thứ 3 ở mức độ thấp hơn nữa, được tăng trưởng 8%. Còn nhóm thứ 4 thuộc diện phải cơ cấu lại, có nhiều nguy cơ và biểu hiện mất an toàn thì không được tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước không công bố danh tính tổ chức tín dụng ở từng nhóm.
Tính toán như vậy cũng là một trong những biện pháp để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tổng mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 không quá 15% - 17%.
Thực tế, còn một nhóm nữa, nhất là tổ chức tín dụng nước ngoài mới tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước cho phép họ tăng tín dụng tương đương mức vốn điều lệ.
Sau 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện, những đơn vị nào hoạt động tốt, sẽ điều chỉnh tổ chức tín dụng từ nhóm này sang nhóm khác và thay đổi mức tăng tín dụng đối với từng đơn vị. Ở phạm vi rộng hơn, nếu các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét khả năng nới lỏng các biện pháp kiểm soát tín dụng và ngược lại.
Thưa ông, năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01, yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa tỷ trọng dư nợ phi sản xuất về 22% vào 30/6/2011 và 16% vào 31/12/2011. Xin cho biết kết quả thực hiện như thế nào?
Tính đến hết năm 2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất toàn ngành ở mức 11,3% nhưng cũng có đơn vị vượt 16% và Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp cảnh báo và kiểm soát đối với họ.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tỷ trọng dư nợ lĩnh vực không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) ở mức 16%.
Về tỷ trọng cho vay bất động sản thì trước đây xấp xỉ khoảng 10% nhưng đến nay, con số này dưới 9%. Đặc biệt, trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực này đã giảm 15%, đúng như mục tiêu điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì mức giảm này trong năm 2012.
Những giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang triển khai như nói trên là tập trung cho mục tiêu ưu tiên của Chính phủ: ổn định kinh tế vĩ mô, cấp tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực tạo thêm nhiều việc làm và xuất khẩu; không ưu tiên tín dụng cho các lĩnh vực không khuyến khích như chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, đối với tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh linh hoạt và cho phép cấp tín dụng đối với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp, các công trình xây dựng nhà ở sắp hoàn thiện sẽ bàn giao sử dụng vào cuối năm 2012.
Những đơn vị có mức tăng trưởng tín dụng và dư nợ lĩnh vực không khuyến khích quá quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp tăng dự trữ bắt buộc VND lên gấp hai lần.
Những tổ chức tín dụng trong nhóm 4 không được tăng tín dụng, có thể gia tăng rủi ro và đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước dự liệu tình huống này như thế nào?
Đó cũng là một băn khoăn nhưng vì họ đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ và đang trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại thì họ phải tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ, thu nợ cũ, cho vay nợ mới với những dự án hiệu quả nhưng không được tăng tín dụng so với năm trước. Như thế, hoạt động đối tượng này vẫn được duy trì, tài sản được cơ cấu lại theo hướng an toàn và chất lượng hơn.
Hiện tại, có khoảng “mươi” tổ chức tín dụng thuộc dạng trên, Thống đốc liên tục làm việc với từng nhóm tổ chức tín dụng, trong đó có số yếu kém và họ đã nắm được chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Đó cũng là cách để Ngân hàng Nhà nước bắt bệnh và cho thuốc đối với họ, đồng thời tránh chuyện “cào bằng” như năm trước.
Thưa ông, căng thẳng thanh khoản ngân hàng được các chuyên gia khuyến cáo đang là vấn đề nóng bỏng nhất của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước xử lý như thế nào?
Đây là nhiệm vụ to lớn mà Chính phủ đã giao phó cho Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi đang thực hiện bơm vốn qua OMO cả về khối lượng và kỳ hạn một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức tín dụng; thực hiện tái cấp vốn đối với các trường hợp cần thiết.
Trong thời gian tới, để duy trì thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt công tác quản trị thanh khoản, tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm đối với hệ thống và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có các biện pháp điều hành linh hoạt: “bơm - hút” tiền một cách nhịp nhàng, điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, để đảm bảo an toàn thanh khoản cho cả hệ thống, nhằm đưa dòng vốn đến với đầu tư, sản xuất.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đã trao đổi với báo giới xoay quanh cơ chế phân bổ chỉ tiêu nói trên.
Thưa ông, tại sao trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/2, Ngân hàng Nhà nước lại phân loại các nhóm tổ chức tín dụng và tiêu chí từng nhóm cụ thể như thế nào?
Khi Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề kiểm soát tín dụng đã có nhiều ý kiến nói rằng không nên cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng mà nên căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng kiểm soát, chất lượng hoạt động của từng đơn vị.
Tiếp thu tinh thần này, Ngân hàng Nhà nước phân loại tổ chức tín dụng thành 4 nhóm. Theo đó, nhóm 1 gồm những ngân hàng hoạt động tương đối an toàn, lành mạnh, được cơ quan thanh tra giám sát xem xét trên các tiêu chí: chất lượng tài sản “Nợ”, tài sản “Có”, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực đứng đầu và tuân thủ tốt các quy định thì được tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%.
Cũng theo các tiêu chí trên, nhóm thứ hai yếu hơn một chút thì được tăng trưởng 15%. Nhóm thứ 3 ở mức độ thấp hơn nữa, được tăng trưởng 8%. Còn nhóm thứ 4 thuộc diện phải cơ cấu lại, có nhiều nguy cơ và biểu hiện mất an toàn thì không được tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước không công bố danh tính tổ chức tín dụng ở từng nhóm.
Tính toán như vậy cũng là một trong những biện pháp để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tổng mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 không quá 15% - 17%.
Thực tế, còn một nhóm nữa, nhất là tổ chức tín dụng nước ngoài mới tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước cho phép họ tăng tín dụng tương đương mức vốn điều lệ.
Sau 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện, những đơn vị nào hoạt động tốt, sẽ điều chỉnh tổ chức tín dụng từ nhóm này sang nhóm khác và thay đổi mức tăng tín dụng đối với từng đơn vị. Ở phạm vi rộng hơn, nếu các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét khả năng nới lỏng các biện pháp kiểm soát tín dụng và ngược lại.
Thưa ông, năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01, yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa tỷ trọng dư nợ phi sản xuất về 22% vào 30/6/2011 và 16% vào 31/12/2011. Xin cho biết kết quả thực hiện như thế nào?
Tính đến hết năm 2011, tỷ trọng dư nợ phi sản xuất toàn ngành ở mức 11,3% nhưng cũng có đơn vị vượt 16% và Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp cảnh báo và kiểm soát đối với họ.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát tỷ trọng dư nợ lĩnh vực không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) ở mức 16%.
Về tỷ trọng cho vay bất động sản thì trước đây xấp xỉ khoảng 10% nhưng đến nay, con số này dưới 9%. Đặc biệt, trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực này đã giảm 15%, đúng như mục tiêu điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì mức giảm này trong năm 2012.
Những giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang triển khai như nói trên là tập trung cho mục tiêu ưu tiên của Chính phủ: ổn định kinh tế vĩ mô, cấp tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực tạo thêm nhiều việc làm và xuất khẩu; không ưu tiên tín dụng cho các lĩnh vực không khuyến khích như chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, đối với tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh linh hoạt và cho phép cấp tín dụng đối với các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp, các công trình xây dựng nhà ở sắp hoàn thiện sẽ bàn giao sử dụng vào cuối năm 2012.
Những đơn vị có mức tăng trưởng tín dụng và dư nợ lĩnh vực không khuyến khích quá quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp tăng dự trữ bắt buộc VND lên gấp hai lần.
Những tổ chức tín dụng trong nhóm 4 không được tăng tín dụng, có thể gia tăng rủi ro và đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước dự liệu tình huống này như thế nào?
Đó cũng là một băn khoăn nhưng vì họ đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ và đang trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại thì họ phải tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ, thu nợ cũ, cho vay nợ mới với những dự án hiệu quả nhưng không được tăng tín dụng so với năm trước. Như thế, hoạt động đối tượng này vẫn được duy trì, tài sản được cơ cấu lại theo hướng an toàn và chất lượng hơn.
Hiện tại, có khoảng “mươi” tổ chức tín dụng thuộc dạng trên, Thống đốc liên tục làm việc với từng nhóm tổ chức tín dụng, trong đó có số yếu kém và họ đã nắm được chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Đó cũng là cách để Ngân hàng Nhà nước bắt bệnh và cho thuốc đối với họ, đồng thời tránh chuyện “cào bằng” như năm trước.
Thưa ông, căng thẳng thanh khoản ngân hàng được các chuyên gia khuyến cáo đang là vấn đề nóng bỏng nhất của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước xử lý như thế nào?
Đây là nhiệm vụ to lớn mà Chính phủ đã giao phó cho Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi đang thực hiện bơm vốn qua OMO cả về khối lượng và kỳ hạn một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức tín dụng; thực hiện tái cấp vốn đối với các trường hợp cần thiết.
Trong thời gian tới, để duy trì thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt công tác quản trị thanh khoản, tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm đối với hệ thống và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có các biện pháp điều hành linh hoạt: “bơm - hút” tiền một cách nhịp nhàng, điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, để đảm bảo an toàn thanh khoản cho cả hệ thống, nhằm đưa dòng vốn đến với đầu tư, sản xuất.