Sếp TPBank: “Chúng tôi vẫn cho vay tốt”
Lãnh đạo TPBank vẫn lạc quan về tiến độ cho vay, dù bối cảnh chung còn nhiều khó khăn
Hai tháng đầu năm, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng âm 1,66% so với cuối năm 2013. Các ngân hàng thận trọng hơn và vốn đang đổ dồn về kênh trái phiếu.
Thế nhưng, tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), các gói tín dụng mới đều giải ngân hàng khá tốt, thậm chí vượt tiến độ dự tính. Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng này là 13%, nhưng qua hai tháng đầu năm đã đạt tới 7,83%.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho rằng, hiện nay các ngân hàng thương mại đều muốn tăng trưởng tín dụng nhưng khá khó khăn; khẩu vị rủi ro của các ngân hàng đã thay đổi theo hướng cẩn trọng hơn. Số khách hàng tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, đủ khả năng trả nợ không còn nhiều, lại được nhiều ngân hàng chào mời, trong khi có rất nhiều khách hàng khác vẫn khó tiếp cận được vốn ngân hàng do không đáp ứng được các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn trước.
“Các khách hàng không vay được vốn chủ yếu là do phương án kinh doanh thiếu khả thi, kém hiệu quả, chứ hiện nay các ngân hàng không còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nữa. Quan điểm của TPBank cũng vậy, luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay, tìm kiếm khách hàng tốt, sẵn sàng cạnh tranh về lãi suất và chất lượng dịch vụ nhưng không hạ chuẩn tín dụng”, ông Hưng nói.
TPBank vừa triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể vay tới 90% giá trị hợp đồng bằng USD hoặc VND; lãi suất từ 8%/năm đối với VND hoặc 3,8%/năm đối với USD trong 3 tháng đầu tiên. Sau thời gian ưu đãi, TPBank tiếp tục áp dụng mức lãi suất dựa trên lãi suất tiết kiệm và biên độ lãi vay thấp.
Ngân hàng này cũng đang tung ra nhiều gói sản phẩm tín dụng cá nhân như ưu đãi khách hàng mua, sửa chữa nhà cửa, mua ô tô, vay tiêu dùng. Tiến độ giải ngân hàng những gói này theo ông Hưng là rất tốt. Một yếu tố thúc đẩy là TPBank mở rộng cơ sở khách hàng cá nhân, xúc tiến làm việc với các doanh nghiệp lớn như MobiFone, FPT… để cung cấp các sản phẩm tín dụng cho cán bộ nhân viên.
Riêng gói tín dụng 2.000 tỷ vừa triển khai cho doanh nghiệp, chỉ sau 3 tuần (6/2-28/2) đã giải ngân gần 300 tỷ đồng, đạt 224% so với tiến độ đề ra.
Tổng giám đốc TPBank cho biết, các điều kiện tham gia chương trình tương đối đơn giản, là các doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, đáp ứng được các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và TPBank về tín dụng, nhất là ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ, công nghệ…
“Mọi thủ tục được TPBank tinh giản tối đa, ngân hàng cam kết xử lý hồ sơ và giải ngân nhanh chóng. Chúng tôi không quá quan trọng tài sản đảm bảo, khách hàng chỉ cần có dòng tiền lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tại TPBank”, ông Hưng nói.
Cũng trong xu hướng chung, hai tháng đầu năm, TPBank dành một tỷ trọng nhất định để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, khi tiếp tục lọt vào top 6 thành viên tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hưng nêu quan điểm: “Chức năng của ngân hàng thương mại là cho vay tới người dùng cuối, bao gồm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… Vì vậy, đầu tư trái phiếu Chính phủ không phải là mục tiêu ưu tiên của TPBank. Chúng tôi có tham gia nhưng chỉ ơ mức vừa phải, hợp lý, đủ cho dự trữ thanh khoản chứ không coi đây là kênh đầu tư sinh lời, đồng thời cũng để góp phần hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng đàu tư công của Chính phủ”.
Thế nhưng, tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), các gói tín dụng mới đều giải ngân hàng khá tốt, thậm chí vượt tiến độ dự tính. Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng này là 13%, nhưng qua hai tháng đầu năm đã đạt tới 7,83%.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho rằng, hiện nay các ngân hàng thương mại đều muốn tăng trưởng tín dụng nhưng khá khó khăn; khẩu vị rủi ro của các ngân hàng đã thay đổi theo hướng cẩn trọng hơn. Số khách hàng tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, đủ khả năng trả nợ không còn nhiều, lại được nhiều ngân hàng chào mời, trong khi có rất nhiều khách hàng khác vẫn khó tiếp cận được vốn ngân hàng do không đáp ứng được các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn trước.
“Các khách hàng không vay được vốn chủ yếu là do phương án kinh doanh thiếu khả thi, kém hiệu quả, chứ hiện nay các ngân hàng không còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nữa. Quan điểm của TPBank cũng vậy, luôn cố gắng đẩy mạnh cho vay, tìm kiếm khách hàng tốt, sẵn sàng cạnh tranh về lãi suất và chất lượng dịch vụ nhưng không hạ chuẩn tín dụng”, ông Hưng nói.
TPBank vừa triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể vay tới 90% giá trị hợp đồng bằng USD hoặc VND; lãi suất từ 8%/năm đối với VND hoặc 3,8%/năm đối với USD trong 3 tháng đầu tiên. Sau thời gian ưu đãi, TPBank tiếp tục áp dụng mức lãi suất dựa trên lãi suất tiết kiệm và biên độ lãi vay thấp.
Ngân hàng này cũng đang tung ra nhiều gói sản phẩm tín dụng cá nhân như ưu đãi khách hàng mua, sửa chữa nhà cửa, mua ô tô, vay tiêu dùng. Tiến độ giải ngân hàng những gói này theo ông Hưng là rất tốt. Một yếu tố thúc đẩy là TPBank mở rộng cơ sở khách hàng cá nhân, xúc tiến làm việc với các doanh nghiệp lớn như MobiFone, FPT… để cung cấp các sản phẩm tín dụng cho cán bộ nhân viên.
Riêng gói tín dụng 2.000 tỷ vừa triển khai cho doanh nghiệp, chỉ sau 3 tuần (6/2-28/2) đã giải ngân gần 300 tỷ đồng, đạt 224% so với tiến độ đề ra.
Tổng giám đốc TPBank cho biết, các điều kiện tham gia chương trình tương đối đơn giản, là các doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, đáp ứng được các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước và TPBank về tín dụng, nhất là ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ, công nghệ…
“Mọi thủ tục được TPBank tinh giản tối đa, ngân hàng cam kết xử lý hồ sơ và giải ngân nhanh chóng. Chúng tôi không quá quan trọng tài sản đảm bảo, khách hàng chỉ cần có dòng tiền lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tại TPBank”, ông Hưng nói.
Cũng trong xu hướng chung, hai tháng đầu năm, TPBank dành một tỷ trọng nhất định để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, khi tiếp tục lọt vào top 6 thành viên tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hưng nêu quan điểm: “Chức năng của ngân hàng thương mại là cho vay tới người dùng cuối, bao gồm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… Vì vậy, đầu tư trái phiếu Chính phủ không phải là mục tiêu ưu tiên của TPBank. Chúng tôi có tham gia nhưng chỉ ơ mức vừa phải, hợp lý, đủ cho dự trữ thanh khoản chứ không coi đây là kênh đầu tư sinh lời, đồng thời cũng để góp phần hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng đàu tư công của Chính phủ”.